Soạn bài Tiếng rao đêm trang 30

Photo of author

By THPT An Giang

[ad_1]

Nội dung đang xem: Soạn bài Tiếng rao đêm trang 30

Soạn bài Tập đọc Tiếng rao đêm giúp học sinh lớp 5 tham khảo, nhanh chóng trả lời các câu hỏi đọc hiểu SGK Tiếng Việt 5 trang 30, 31 – Tập 2. Đồng thời, cũng giúp các em hiểu rõ ý nghĩa của bài tập đọc lớp 5 tuần 21.

Soạn bài Tiếng rao đêm được biên soạn rất chi tiết, trình bày khoa học, còn giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án bài Tập đọc tuần 21 cho học sinh của mình. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm bài Tập đọc Trí dũng song toàn. Chi tiết mời thầy cô và các em tải miễn phí trong bài viết dưới đây của Download.vn:

Tập đọc Tiếng rao đêm

Bài đọc

Tiếng rao đêm

Gần như đêm nào tôi cũng nghe thấy tiếng rao ấy: “Bánh… giò…ò…ò…!” Tiếng rao đều đều, khan khan kéo dài trong đêm khuya tĩnh mịch, nghe buồn não ruột.

Rồi một đêm, vừa thiếp đi, tôi bỗng giật mình vì những tiếng la: “Cháy! Cháy nhà!”…

Ngôi nhà đầu hẻm đang bốc lửa phừng phừng. Tiếng kêu cứu thảm thiết vọng lại. Trong ánh lửa, tôi thấy một bóng người cao, gầy, khập khiễng chạy tới ngôi nhà cháy, xô cánh cửa đổ rầm. Mấy người trong nhà vọt ra, khung cửa ập xuống, khói bụi mịt mù…

Xem thêm:  "Ôn tập Dấu Phẩy trong Luyện Từ và Câu - Trang 124"

Rồi từ trong nhà, vẫn cái bóng cao, khập khiễng ấy lom khom như đang che chở vật gì, phóng thẳng ra đường. Qua khỏi thềm nhà, người đó vừa té quỵ thì một cây rầm sập xuống. Mọi người xô đến. Ai nấy bàng hoàng vì trong cái bọc chăn còn vương khói mà người ấy đang ôm khư khư là một đứa bé mặt mày đen nhẻm, thất thần, khóc không thành tiếng. Mọi người khiêng người đàn ông ra xa. Người anh mềm nhũn. Người ta cấp cứu cho anh. Ai đó thảng thốt kêu: “Ô… này!”, rồi cầm cái chân cứng ngắc của nạn nhân giơ lên: thì ra là một cái chân gỗ.

Người ta lần tìm tung tích nạn nhân. Anh công an tìm ra từ túi áo nạn nhân một mớ giấy tờ. Ai nấy bàng hoàng khi thấy trong xấp giấy một tấm thẻ thương binh. Bấy giờ người ta mới để ý đến chiếc xe đạp nằm lăn lóc ở góc tường và những chiếc bánh giò tung tóe… Thì ra người bán bánh giò là một thương binh. Chính anh đã phát hiện ra đám cháy, đã báo động và cứu một gia đình.

Vừa lúc đó, chiếc xe cấp cứu ào tới chở nạn nhân đi…

Theo Nguyễn Lê Tín Nhân

Từ khó

  • Té quỵ: ngã khuỵu xuống, không gượng dậy được
  • Rầm(rầm nhà): Thanh gỗ to hoặc thanh bê tông đặt ngang trên một số điểm tựa để đỡ mái nhà.
  • Thất thần: Sắc mặt nhợt nhạt vì quá sợ hãi
  • Thảng thốt: Ngạc nhiên và hoảng hốt
  • Tung tích: dấu vết giúp cho việc xác minh, tìm ra đối tượng
Xem thêm:  Soạn bài Những cánh buồm trang 140

Hướng dẫn đọc

  • Đọc trôi chảy toàn bài.
  • Đọc với giọng kể chuyện linh hoạt, phù hợp với tình tiết trong mỗi đoạn: Khi chậm, khi trầm buồn, khi lại dồn dập, khi căng thẳng, khi bất ngờ.

Bố cục

Có thể chia bài đọc thành 4 đoạn:

  • Đoạn 1: Từ đầu đến nghe buồn não ruột
  • Đoạn 2: Từ Rồi một đêm đến khói bụi mịt mù
  • Đoạn 3: Từ Rồi từ trong nhà đến thì ra là một cái chân gỗ!
  • Đoạn 4: Phần còn lại

Hướng dẫn giải phần Tập đọc SGK Tiếng Việt 5 tập 2 trang 31

Câu 1

Đám cháy xảy ra vào lúc nào?

Trả lời:

Đám cháy xảy ra vào lúc nửa đêm.

Câu 2

Người đã dũng cảm cứu em bé là ai? Con người và hành động của anh có gì đặc biệt?

Trả lời:

Người đã dũng cảm cứu em bé là người bán bánh giò.

Đó là một thương binh, chỉ còn một chân khi rời quân ngũ, làm nghề bán bánh giò. Tuy chỉ là một người bán bánh giò bình thường nhưng anh có hành động dũng cảm: không chỉ báo cháy mà anh còn xả thân lao vào đám cháy cứu người.

Câu 3

Chi tiết nào trong câu chuyện gây bất ngờ cho người đọc?

Trả lời:

Trong câu chuyện trên, chi tiết gây bất ngờ cho người đọc là khi cấp cứu cho người đàn ông, bất ngờ người ta phát hiện ra anh có một cái chân gỗ. Kiểm tra giấy tờ thì biết anh là một thương binh. Để ý tới chiếc xe đạp nằm lăn ở góc đường và những chiếc bánh giò tung tóe mới biết anh chính là người bán bánh giò.

Xem thêm:  Soạn bài Phong cảnh đền Hùng trang 68

Câu 4

Câu chuyện trên gợi cho em suy nghĩ gì về trách nhiệm công dân của mỗi người trong cuộc sống?

Trả lời:

Câu chuyện trên gợi cho em suy nghĩ là mỗi công dân cần có ý thức giúp đỡ mọi người, cứu người khi gặp nạn.

Ý nghĩa bài Tiếng rao đêm

Ca ngợi hành động cao đẹp của một thương binh, bất chấp mọi hiểm nguy, dám xông vào đám cháy để cứu 1 em bé thoát nạn.

[ad_2]

Đăng bởi: THPT An Giang

Chuyên mục: Học Tập

Viết một bình luận