Soạn bài Vội vàng

Photo of author

By THPT An Giang

[ad_1]

Nội dung đang xem: Soạn bài Vội vàng

Bài thơ Vội vàng là lời giục giã hãy sống mãnh liệt, sống hết mình, hãy quý trọng từng giây, từng phút của cuộc đời mình, nhất là năm tháng tuổi trẻ. Tác phẩm được giới thiệu trong chương trình Ngữ văn lớp 11.

Soạn bài Vội vàng
Soạn bài Vội vàng

Hôm nay, Download.vn mời bạn đọc tham khảo tài liệu Soạn văn 11: Vội vàng, giúp ích cho các bạn học sinh khi chuẩn bị bài. Nội dung chi tiết ngay sau đây.

Soạn bài Vội vàng – Mẫu 1

Soạn văn Vội vàng chi tiết

I. Tác giả

– Xuân Diệu (1916 – 1985), tên thật là Ngô Xuân Diệu. Xuất thân trong một gia đình nhà Nho, tuy nhiên ông lại thuộc thành phần trí thức Tây học.

– Quê ở Trảo Nha, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Ông sinh ra ở quê mẹ là Bình Định nhưng lại lớn lên ở Quy Nhơn.

– Ông được mệnh danh là “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới” (Hoài Thanh), là “ông hoàng của thơ tình yêu Việt Nam”.

– Cái tôi trong thơ Xuân Diệu: khao khát tận hưởng tận hiến.

– Một vài đánh giá:

“Xuân Diệu mới nhất trong các nhà thơ mới – nên chỉ những người còn trẻ mới thích đọc Xuân Diệu, mà đã thích thì phải mê. Xuân Diệu không như Huy Cận vừa bước vào làng thơ đã được người ta dành ngay cho chỗ ngồi yên ổn. Xuân Diệu đến giữa chúng ta tới nay đã ngót năm năm mà những tiếng khen chê chưa ngớt. Người khen, khen hết sức; người chê, chê không tiếc lời”

(Thi nhân Việt Nam – Hoài Thanh, Hoài Chân)

“Xuân Diệu đào hoa và đam mê, cả đời đuổi theo mộng, nhiều mộng, nhiều mối tình trai.”

(Cát bụi chân ai – Tô Hoài)

“Thơ ông tài hoa, tinh tế và sang trọng.”

(Chân dung và đối thoại – Trần Đăng Khoa)

– Một số tác phẩm nổi tiếng:

  • Các tập thơ: Thơ thơ (1938), Gửi hương cho gió (1945), Ngọn quốc kỳ (1945), Một khối hồng (1964), Thanh ca (1982)…
  • Văn xuôi: Phấn thông vàng (1939, truyện ngắn), Trường ca (1945, bút ký), 9 bài, Miền Nam nước Việt (1945, 1946, 1947, bút ký)…
  • Tiểu luận phê bình: Thanh niên với quốc văn (1945), Tiếng thơ (1951, 1954), Những bước đường tư tưởng của tôi (1958, hồi ký), Ba thi hào dân tộc (1959)…
  • Ngoài ra còn có thơ dịch của các tác giả như Victor Hugo, Aleksandr Pushkin, Hồ Chí Minh…

II. Tác phẩm

1. Xuất xứ

– “Vội vàng” được trích từ tập “Thơ thơ” (1938) – tập thơ đầu tay của nhà thơ Xuân Diệu.

– Bài thơ là lời giục giã hãy sống mãnh liệt, sống hết mình, hãy quý trọng từng giây từng phút của cuộc đời mình, nhất là những năm tháng tuổi trẻ của một hồn thơ yêu đời, ham sống cuồng nhiệt.

2. Bố cục

Gồm 3 phần:

  • Phần 1. Từ đầu đến “ Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân ”. Tình yêu tha thiết với cuộc sống nơi trần thế.
  • Phần 2: Tiếp theo cho đến “ Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa… ”. Quan niệm mới mẻ của Xuân Diệu về thời gian.
  • Phần 3. Còn lại. Khát vọng sống vội vàng, tận hưởng của nhà thơ.

III. Đọc – hiểu văn bản

1. Tình yêu tha thiết với cuộc sống nơi trần thế

– “Nắng” của mùa xuân là ánh sáng rực rỡ, ấm áp và tươi vui, “hương” của mùa xuân là nơi tinh hoa của đất trời, của vạn vật kết tinh, hội tụ.

– Hành động “tắt nắng”, “buộc gió” là những mong muốn dường như không tài nào thực hiện được bởi lẽ nó đi ngược lại với những quy luật vốn có của tự nhiên.

– Điệp cấu trúc “Tôi muốn… để” kết hợp với động từ mạnh “tắt”, “buộc” kết hợp với nhịp thơ nhanh, dồn dập, thể hiện khao khát mãnh liệt, hối hả, muốn nhanh chóng không để những vẻ đẹp tạo hóa vụt mất khỏi tầm tay.

=> Ước muốn bất tử hóa cái đẹp, giữ cho cái đẹp tỏa sắc lên hương vì đóa hoa hương sắc cuộc đời tươi thắm, ngọt ngào mà mong manh.

– Điệp ngữ “này đây” được lặp đi lặp lại 5 lần như một lời mời gọi, kết hợp với thủ pháp liệt kê, vừa diễn tả sự giàu có, phong phú bất tận của thiên nhiên vừa thể hiện cảm giác hân hoan, vui sướng của tác giả.

– Nhà thơ sử dụng một loạt biện pháp tu từ nhân hoá, dùng những danh từ thuộc về con người (tuần tháng mật, khúc tình si) để miêu tả thiên nhiên, kết hợp với “ong bướm, yến anh” được gọi tên như đôi như lứa khiến cho vườn xuân bỗng đầy mộng mơ, lãng mạn, vườn xuân cũng là vườn yêu, vườn tình, vườn ái ân hạnh phúc.

– Tính từ “xanh rì”, “phơ phất” giàu sức gợi tả vẽ nên cảnh thiên nhiên mùa xuân non tơ, tràn đầy sức sống.

– Hình ảnh “ánh sáng chớp hàng mi” và “thần vui” vô cùng gợi cảm. Với Xuân Diệu mỗi ngày được sống, được chiêm ngưỡng ánh dương, được tận hưởng sắc hương của vạn vật là một ngày hân hoan vui sướng.

=> Bức tranh xuân không chỉ có cảnh vật đẹp tươi mà còn tràn đầy ánh sáng và niềm vui.

– Hình ảnh so sánh độc đáo “Tháng Giêng ngon như một cặp môi gần”: thiên nhiên được cảm nhận bằng tình lứa đôi, bằng thể xác và tâm hồn.

Xem thêm:  Soạn bài Thao tác lập luận so sánh

– Tâm trạng ngất ngây, mê đắm vô cùng trong niềm tận hưởng mật ngọt tình yêu nơi thiên đường trần thế “Tôi sung sướng nhưng vội vàng một nửa”: câu thơ bị ngắt làm hai, khiến cho niềm vui không trọn vẹn. Điều đó thể hiện dự cảm mơ hồ về sự mong manh, ngắn ngủi của kiếp người đã khiến cho thi nhân sống vội vàng tận hưởng.

2. Quan niệm mới mẻ của Xuân Diệu về thời gian

– Ý thức về sự chảy trôi của thời gian: “Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua/ Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già”.

– Mùa xuân vẫn tuần hoàn nhưng tuổi trẻ đâu có tuần hoàn, đâu thể thắm lại những lần như thuở còn sung sức, còn dồi dào nhiệt huyết.

– Chia ly cũng bao trùm lấy cả sự vô tận của thời gian, khoảng không cách biệt của không gian.

– Hình ảnh thiên nhiên cũng nhuốm màu chia cắt: Vị thời gian rớm màu chia phôi, núi sông than thầm lời tiễn biệt, những cơn gió xuân vốn dạt dào đến thế cũng thều thào trong tiếng nghẹn. Tiếng vàng anh ru khúc nhạc tình cũng đành dừng lại.

– Từ “ôi” vang lên nhẹ nhàng mà cũng thật tha thiết, vừa hối tiếc lại vừa thúc giúc.

3. Khát vọng sống vội vàng, tận hưởng của nhà thơ

– Câu cảm thán “mau đi thôi” thể hiện sự tận hưởng thiên nhiên, cuộc sống , tận hưởng thời gian và cuộc sống

– Khát vọng sống mãnh liệt, khát vọng được yêu thương: Ta muốn ôm

– Đối tượng muốn ôm:

  • Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn
  • Mây đưa và gió lượn: Quấn quýt, giao hòa
  • Cánh bướm say với tình yêu
  • Non nước, cây, cỏ rạng

– Thiên nhiên tràn ngập ánh sáng, hương thơm.

– Câu thơ cuối: “Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi” thể hiện khát vọng tận hưởng cuộc sống.

Tổng kết: 

– Nội dung: Bài thơ Vội vàng là lời giục giã hãy sống mãnh liệt, sống hết mình, hãy quý trọng từng giây, từng phút của cuộc đời mình, nhất là năm tháng tuổi trẻ.

– Nghệ thuật: giọng điệu say mê, ngôn từ và hình ảnh độc đáo.

Soạn văn Vội vàng ngắn gọn

I. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Bài thơ có thể chia làm mấy đoạn? Nêu ý chính của từng đoạn.

Gồm 3 đoạn:

  • Phần 1. Từ đầu đến “ Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân ”. Tình yêu tha thiết với cuộc sống nơi trần thế.
  • Phần 2: Tiếp theo cho đến “ Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa… ”. Quan niệm mới mẻ của Xuân Diệu về thời gian.
  • Phần 3. Còn lại. Khát vọng sống vội vàng, tận hưởng của nhà thơ

Câu 2. Xuân Diệu cảm nhận về thời gian như thế nào? Vì sao nhà thơ có tâm trạng vội vàng, cuống quýt trước sự trôi qua nhanh chóng của thời gian?

– Thời gian của tự nhiên thì luôn tuân thủ theo quy luật vận động bất biến, một đi không trở lại: “Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua/ Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già”.

– Thời gian có vĩnh viễn, tuần hoàn nhưng tuổi trẻ không thể quay lại: Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn/Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại”.

– Sự chảy trôi của thời gian là một sự mất mát: Vị thời gian rớm màu chia phôi, núi sông than thầm lời tiễn biệt, những cơn gió xuân vốn dạt dào đến thế cũng thều thào trong tiếng nghẹn. Tiếng vàng anh ru khúc nhạc tình cũng đành dừng lại.

=> Nhà thơ vội vàng, cuống quýt vì ông trân trọng từng giây, từng phút của cuộc đời và đặc biệt nhất là tuổi trẻ.

Câu 3. Hình ảnh thiên nhiên, sự sống quen thuộc được tác giả cảm nhận và diễn tả như thế nào? Hãy chỉ ra những nét mới trong quan niệm của Xuân Diệu về cuộc sống, tuổi trẻ và hạnh phúc.

* Nhà thơ đã phát hiện ra một thiên đường ở trên mặt đất với các hình ảnh thiên nhiên, sự sống quen thuộc được khắc họa:

– Điệp ngữ “này đây” được lặp đi lặp lại 5 lần như một lời mời gọi, kết hợp với thủ pháp liệt kê, vừa diễn tả sự giàu có, phong phú bất tận của thiên nhiên vừa thể hiện cảm giác hân hoan, vui sướng của tác giả.

– “Này đây” là sự hiện hữu của hương sắc cuộc đời, của thiên nhiên trần thế, không phải xa xôi mà gần gũi ngay trước mắt, không phải ở tương lai hay quá khứ mà ngay trong hiện tại lúc này.

– Điệp từ “của” lặp lại mang tính chất kết nối làm cho bức tranh thiên nhiên tươi đẹp nơi thiên đường trần thế lần lượt hiện ra, lại thêm phần phong phú, giàu có.

– Nhà thơ sử dụng một loạt biện pháp tu từ nhân hoá, dùng những danh từ thuộc về con người (“tuần tháng mật”, “khúc tình si”) để miêu tả thiên nhiên, kết hợp với “ong bướm”, “yến anh” được gọi tên như đôi như lứa khiến cho vườn xuân bỗng đầy mộng mơ, lãng mạn, vườn xuân cũng là vườn yêu, vườn tình, vườn ái ân hạnh phúc.

– Tính từ “xanh rì”, “phơ phất” giàu sức gợi tả vẽ nên cảnh thiên nhiên mùa xuân non tơ, tràn đầy sức sống.

– Bức tranh xuân không chỉ có cảnh vật đẹp tươi mà còn tràn đầy ánh sáng và niềm vui, hình ảnh “ánh sáng chớp hàng mi” và “thần vui” vô cùng gợi cảm.

– Thiên nhiên tạo vật say sưa, rộn ràng, mê mải trao gửi sắc hương, xui khiến lòng người ngất ngây tận hưởng, để thi nhân tạo hóa thành tình nhân: “Tháng Giêng ngon như một cặp môi gần”:

  • Câu thơ sử dụng nghệ thuật ẩn chuyển đổi cảm giác, hay chính là phép giao thoa mà thơ Mới tiếp thu được từ thơ ca tượng trưng Pháp
  • Đây là câu thơ mới mẻ nhất, hiện đại nhất, đã khái quát được sự hấp dẫn của mùa xuân bằng sự so sánh vô cùng độc đáo. Nhà thơ cảm thụ thiên nhiên bằng tình lứa đôi, bằng thể xác và tâm hồn.
Xem thêm:  Văn mẫu lớp 11: Cảm nhận bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử

* Quan niệm mới của Xuân Diệu về cuộc sống, tuổi trẻ và hạnh phúc:

– Lấy con người làm chuẩn mực cho thiên nhiên, quy chiếu thiên nhiên về vẻ đẹp của giai nhân: “Và này đây ánh sáng chớp hàng mi”, “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”, “Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!”. Đây là một cách nhìn rất mới, rất Xuân Diệu.

– Đối với Xuân Diệu, thế giới này đẹp nhất, mê hồn nhất là vì có con người giữa tuổi trẻ và tình yêu. Thời gian quý giá nhất của mỗi đời người là tuổi trẻ, mà hạnh phúc lớn nhất của tuổi trẻ chính là tình yêu. Đó là một quan niệm mới, tích cực, thấm đượm tinh thần nhân văn.

Câu 4. Hãy nhận xét về đặc điểm của hình ảnh, ngôn từ và nhịp điệu của đoạn thơ cuối bài. Nhà thơ đã sáng tạo được hình ảnh nào mà anh (chị) cho là mới mẻ, độc đáo nhất?

– Nhận xét:

  • Hình ảnh gần gũi, tươi mới và tràn đầy sức sống.
  • Ngôn từ giản dị, trong sáng và gần với lời nói hàng ngày.
  • Nhịp điệu vui tươi, cuống quýt và dồn dập.

– Hình ảnh độc đáo “Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi”: “xuân hồng” – mùa xuân vốn là cái vô hình không thể cầm nắm, nhưng ở đây nhân vật trữ tình lại muốn “cắn” – ẩn dụ chuyển đổi cảm giác nhằm thể hiện khát vọng tận hưởng mãnh liệt của thi nhân.

II. Luyện tập

Trong Nhà văn hiện đại, nhà phê bình, nghiên cứu văn học Vũ Ngọc Phan đã viết: “Với những nguồn cảm hứng mới: yêu đương và tuổi xuân, dù lúc vui hay lúc buồn, Xuân Diệu cũng ru thanh niên bằng giọng yêu đời thấm thía”.

Qua phân tích bài thơ “Vội vàng’’, anh (chị) hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

Gợi ý:

– Giải thích ý kiến của nhà thơ Vũ Ngọc Phan: giọng điệu trong thơ Xuân Diệu là yêu đời, yêu cuộc sống mãnh liệt của nhà thơ.

– Phân tích bài “Vội vàng” để thấy được:

  • Mối quan hệ mật thiết giữa tuổi trẻ với tình yêu, giữa thời gian với cuộc đời con người.
  • Lòng yêu đời, yêu người trong thơ của mình.
  • Sự hối hả, sự khao khát sống, khao khát yêu đương đã thôi thúc nhà thơ.

Soạn bài Vội vàng – Mẫu 2

I. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Bài thơ có thể chia làm mấy đoạn? Nêu ý chính của từng đoạn.

– Bài thơ có thể chia làm ba đoạn.

– Nội dung chính của từng đoạn:

  • Phần 1. Từ đầu đến “ Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân ”: Tình yêu tha thiết với cuộc sống nơi trần thế.
  • Phần 2: Tiếp theo cho đến “ Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa… ”: Quan niệm mới mẻ của Xuân Diệu về thời gian.
  • Phần 3. Còn lại: Khát vọng sống vội vàng, tận hưởng của nhà thơ.

Câu 2. Xuân Diệu cảm nhận về thời gian như thế nào? Vì sao nhà thơ có tâm trạng vội vàng, cuống quýt trước sự trôi qua nhanh chóng của thời gian?

– Xuân Diệu cảm nhận về thời gian:

  • Thời gian của tự nhiên thì luôn tuân thủ theo quy luật vận động bất biến, một đi không trở lại: “Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua/ Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già”.
  • Thời gian luôn tuần hoàn nhưng tuổi trẻ không thể quay lại: “Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn/Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại”.
  • Sự chảy trôi của thời gian đem đến nhiều mất mát: Vị thời gian rớm màu chia phôi, núi sông than thầm lời tiễn biệt, những cơn gió xuân vốn dạt dào đến thế cũng thều thào trong tiếng nghẹn. Tiếng vàng anh ru khúc nhạc tình cũng đành dừng lại.

– Nhà thơ có tâm trạng vội vàng, cuống quýt trước sự trôi qua nhanh chóng của thời gian vì cuộc sống quá tươi đẹp, trong khi cuộc đời lại ngắn ngủi.

Câu 3. Hình ảnh thiên nhiên, sự sống quen thuộc được tác giả cảm nhận và diễn tả như thế nào? Hãy chỉ ra những nét mới trong quan niệm của Xuân Diệu về cuộc sống, tuổi trẻ và hạnh phúc.

– Hình ảnh thiên nhiên, sự sống quen thuộc được tác giả cảm nhận và diễn tả:

  • Điệp ngữ “này đây” kết hợp với các hình ảnh “ong bướm, hoa đồng nội, lá cành tơ…”: Bức tranh thiên nhiên hiện lên đầy mộng mơ và lãng mạn, vườn xuân cũng là vườn tình yêu, vườn ái ân hạnh phúc.
  • Các tính từ được sử dụng như “xanh rì”, “phơ phất” giàu sức gợi tả vẽ nên cảnh thiên nhiên mùa xuân non tơ, tràn đầy sức sống.
  • Thiên nhiên tạo vật say sưa, rộn ràng, mê mải trao gửi sắc hương, xui khiến lòng người ngất ngây tận hưởng, để thi nhân tạo hóa thành tình nhân.

– Quan niệm mới của Xuân Diệu về cuộc sống, tuổi trẻ và hạnh phúc: Thế giới này đẹp nhất là vì có con người. Thời gian quý giá nhất của mỗi đời người là tuổi trẻ, mà hạnh phúc lớn nhất của tuổi trẻ chính là tình yêu.

Xem thêm:  Văn mẫu lớp 11: Dàn ý nghị luận xã hội về bệnh vô cảm (4 Mẫu)

Câu 4. Hãy nhận xét về đặc điểm của hình ảnh, ngôn từ và nhịp điệu của đoạn thơ cuối bài. Nhà thơ đã sáng tạo được hình ảnh nào mà anh (chị) cho là mới mẻ, độc đáo nhất?

– Nhận xét: Hình ảnh tràn đầy sức sống, ngôn từ trong sáng, nhịp điệu vui tươi, dồn dập.

– Hình ảnh độc đáo: “Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi”, mùa xuân là một khái niệm trừu tượng, vốn là cái vô hình không thể cầm nắm. Nhưng “ta” lại muốn “cắn” – hình ảnh ẩn dụ chuyển đổi cảm giác nhằm thể hiện khát vọng tận hưởng mãnh liệt của thi nhân.

II. Luyện tập

Trong Nhà văn hiện đại, nhà phê bình, nghiên cứu văn học Vũ Ngọc Phan đã viết: “Với những nguồn cảm hứng mới: yêu đương và tuổi xuân, dù lúc vui hay lúc buồn, Xuân Diệu cũng ru thanh niên bằng giọng yêu đời thấm thía”. Qua phân tích bài thơ “Vội vàng’’, anh (chị) hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

Soạn bài Vội vàng – Mẫu 3

I. Đôi nét về tác giả

– Xuân Diệu (1916 – 1985), tên thật là Ngô Xuân Diệu. Xuất thân trong một gia đình nhà Nho, tuy nhiên ông lại thuộc thành phần trí thức Tây học.

– Quê ở Trảo Nha, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Ông sinh ra ở quê mẹ là Bình Định nhưng lại lớn lên ở Quy Nhơn.

– Ông được mệnh danh là “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới” (Hoài Thanh), là “ông hoàng của thơ tình yêu Việt Nam”.

– Một số tác phẩm nổi tiếng:

  • Các tập thơ: Thơ thơ (1938), Gửi hương cho gió (1945), Ngọn quốc kỳ (1945), Một khối hồng (1964), Thanh ca (1982)…
  • Văn xuôi: Phấn thông vàng (1939, truyện ngắn), Trường ca (1945, bút ký), Miền Nam nước Việt (1945, 1946, 1947, bút ký)…
  • Tiểu luận phê bình: Thanh niên với quốc văn (1945), Tiếng thơ (1951, 1954), Những bước đường tư tưởng của tôi (1958, hồi ký), Ba thi hào dân tộc (1959)…
  • Ngoài ra còn có thơ dịch của các tác giả như Victor Hugo, Aleksandr Pushkin, Hồ Chí Minh…

II. Giới thiệu về bài thơ Vội vàng

1. Xuất xứ

“Vội vàng” được trích từ tập “Thơ thơ” (1938) – tập thơ đầu tay của nhà thơ Xuân Diệu.

2. Bố cục

Gồm 3 phần:

  • Phần 1. Từ đầu đến “Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân”. Tình yêu tha thiết với cuộc sống nơi trần thế.
  • Phần 2: Tiếp theo cho đến “Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa…”. Quan niệm mới mẻ của Xuân Diệu về thời gian.
  • Phần 3. Còn lại. Khát vọng sống vội vàng, tận hưởng của nhà thơ.

III. Đọc – hiểu văn bản

1. Tình yêu tha thiết với cuộc sống nơi trần thế

– Hành động “tắt nắng”, “buộc gió”: Hành động trái với quy luật vốn có của tự nhiên.

– Điệp cấu trúc: “Tôi muốn… để” kết hợp với động từ mạnh “tắt”, “buộc” thể hiện khao khát mãnh liệt của nhân vật trữ tình.

– Điệp ngữ “này đây” được lặp đi lặp lại năm lần kết hợp với thủ pháp liệt kê: Vừa diễn tả sự giàu có, phong phú bất tận của thiên nhiên vừa thể hiện cảm giác hân hoan, vui sướng của tác giả.

– Các biện pháp tu từ nhân hoá, dùng những danh từ thuộc về con người (tuần tháng mật, khúc tình si) để miêu tả thiên nhiên, kết hợp với “ong bướm, yến anh” được gọi tên như đôi như lứa khiến cho vườn xuân bỗng đầy mộng mơ, lãng mạn, vườn xuân cũng là vườn yêu, vườn tình, vườn ái ân hạnh phúc.

– Tính từ “xanh rì”, “phơ phất” giàu sức gợi tả vẽ nên cảnh thiên nhiên mùa xuân non tơ, tràn đầy sức sống.

– Hình ảnh “ánh sáng chớp hàng mi” và “thần vui” vô cùng gợi cảm.b

– Hình ảnh so sánh độc đáo “Tháng Giêng ngon như một cặp môi gần”: thiên nhiên được cảm nhận bằng tình lứa đôi, bằng thể xác và tâm hồn.

– Tâm trạng ngất ngây, mê đắm vô cùng trong niềm tận hưởng mật ngọt tình yêu nơi thiên đường trần thế “Tôi sung sướng nhưng vội vàng một nửa”: Câu thơ bị ngắt làm hai, khiến cho niềm vui không trọn vẹn. Điều đó thể hiện dự cảm mơ hồ về sự mong manh, ngắn ngủi của kiếp người đã khiến cho thi nhân sống vội vàng tận hưởng.

2. Quan niệm mới mẻ của Xuân Diệu về thời gian

– Ý thức về sự chảy trôi của thời gian: “Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua/ Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già”.

– Mùa xuân vẫn tuần hoàn nhưng tuổi trẻ đâu có tuần hoàn, đâu thể thắm lại những lần như thuở còn sung sức, còn dồi dào nhiệt huyết.

– Chia ly cũng bao trùm lấy cả sự vô tận của thời gian, khoảng không cách biệt của không gian.

– Hình ảnh thiên nhiên cũng nhuốm màu chia cắt: Vị thời gian rớm màu chia phôi, núi sông than thầm lời tiễn biệt, những cơn gió xuân vốn dạt dào đến thế cũng thều thào trong tiếng nghẹn. Tiếng vàng anh ru khúc nhạc tình cũng đành dừng lại.

– Từ “ôi” vang lên nhẹ nhàng mà cũng thật tha thiết, vừa hối tiếc lại vừa thúc giúc.

3. Khát vọng sống vội vàng, tận hưởng của nhà thơ

– Câu cảm thán “mau đi thôi” thể hiện sự gấp gáp, hối hả.

– “Ta muốn ôm”:

  • Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn
  • Mây đưa và gió lượn: Quấn quýt, giao hòa
  • Cánh bướm say với tình yêu
  • Non nước, cây, cỏ rạng

– Câu thơ cuối: “Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi” thể hiện khát vọng tận hưởng cuộc sống.

=> Khao khát được tận hưởng, tận hiện đến cháy bỏng.

[ad_2]

Đăng bởi: THPT An Giang

Chuyên mục: Học Tập

Viết một bình luận