Soạn Sinh 9 Bài 8: Nhiễm sắc thể

Photo of author

By THPT An Giang

[ad_1]

Nội dung đang xem: Soạn Sinh 9 Bài 8: Nhiễm sắc thể

Sinh học 9 Bài 8: Nhiễm sắc thể là tài liệu vô cùng hữu ích giúp các em học sinh lớp 9 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để giải các bài tập phần nội dung bài học và bài tập cuối bài trang 26 được nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Giải Sinh 9 bài 8 trang 26 giúp các em hiểu được kiến thức về các đặc trưng của nhiễm sắc thể. Giải Sinh 9 bài 8: Nhiễm sắc thể được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài, đồng thời là tư liệu hữu ích giúp giáo viên thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh học tập. Vậy sau đây là nội dung chi tiết Giải Sinh 9 bài 8: Nhiễm sắc thể mời các bạn cùng tải tại đây.

Lý thuyết Sinh 9 Bài 8: Nhiễm sắc thể

I. Tính đặc trưng của bộ nhiễm sắc thể

– Nhiễm sắc thể (NST) là vật thể tồn tại trong nhân tế bào, bắt màu thuốc nhuộm kiềm tính, do vật chất di truyền tập trung lại thành những sợi ngắn và có số lượng, hình dạng kích thước đặc trưng cho mỗi loài.

– Trong tế bào sinh dưỡng (tế bào xoma), nhiễm sắc thể tồn tại thành từng cặp tương đồng giống nhau về hình thái và kích thước, 1 có nguồn gốc từ bố, 1 có nguồn gốc từ mẹ → các gen trên cặp NST cũng tồn tại thành từng cặp.

Xem thêm:  Soạn Sinh 9 Bài 34: Thoái hóa do tự thụ phấn và do giao phối gần

– Bộ NST trong tế bào chứa các cặp NST tương đồng gọi là bộ NST lưỡng bội (2n), bộ NST trong giao tử chỉ chứa một NST của mỗi cặp tương đồng được gọi là bộ NST đơn bội (n).

– Ở các loài đơn tính có sự khác nhau về một cặp NST giới tính giữa hai giới đực cái.

– Đa số các loài có kí hiệu cặp NST giới tính ở giới cái là XX, giới đực là XY.

– Một số trường hợp khác: châu chấu: giới cái XX, giới đực OX; chim, tằm: cái XY, đực XX

– Mỗi loài có bộ NST đặc trưng về số lượng và hình dạng.

II. Cấu trúc của nhiễm sắc thể

– Hình dạng và cấu trúc siêu hiển vi của NST được mô tả khi nó có dạng đặc trưng ở kì giữa của quá trình phân chia tế bào. Vì ở kì giữa NST co ngắn cực đại và có chiều dài từ 0,5 – 50 μm, đường kính 0,2 – 2 μm giúp ta có thể quan sát NST một cách rõ nhất.

– Cấu trúc NST: ở kì giữa NST tồn tại thành từng cặp, mỗi NST kép gồm 2 nhiễm sắc tử chị em (cromatit) gắn với nhau ở tâm động, chia nó thành 2 cánh.

+ Tâm động có vai trò: là vị trí liên kết của thoi vô sắc với NST, đảm bảo NST di chuyển về các cực của tế bào trong quá trình phân bào.

Xem thêm:  Soạn Sinh 9 Bài 62: Thực hành Vận dụng Luật bảo vệ môi trường vào việc bảo vệ môi trường ở địa phương

+ Mỗi cromatit gồm: 1 phân tử ADN và prôtêin histon.

+ Vùng đầu mút có tác dụng bảo vệ NST và giúp các NST không dính vào nhau.

III. Chức năng của nhiễm sắc thể

– NST là cấu trúc mang gen có bản chất là ADN có vai trò quan trọng đối với sự di truyền:

+ Việc tập hợp ADN thành NST có vai trò lưu giữ, bảo quản thông tin di truyền trong tế bào.

+ Sự tự sao của ADN đưa đến sự nhân đôi của NST, nhờ đó các gen qui định tính trạng được di truyền qua các thế hệ.

Trả lời Sinh 9 Bài 8

Câu hỏi trang 24 

– Nghiên cứu bảng 8 và cho biết số lượng NST trong bộ lưỡng bội có phản ảnh trình độ tiến hóa của loài không?

– Quan sát hình 8.2 và mô tả bộ NST của ruồi giấm về hình dạng và số lượng.

Trả lời:

– Số lượng NST trong bộ lưỡng bội không phản ảnh trình độ tiến hóa của loài. Vì người có 2n=46, tinh tinh có 2n=48, gà có 2n=78,…

– Bộ NST của ruồi giấm gồm 8 NST: trong đó có 2 cặp hình chữ V, 1 cặp hình hạt, 1 cặp NST giới tính hình que (XX) ở con cái hay một chiếc hình que, một chiêc hình móc (XY) ở con đực.

Câu hỏi trang 25

Quan sát hình 8.5 và cho biết số 1 và 2 chỉ những thành phần cấu trúc nào của NST

Trả lời:

– Số 1: hai nhiễm sắc tử chị em (cromatit).

– Số 2: tâm động.

Giải bài tập SGK Sinh 9 Bài 8 trang 26

Câu 1

Nêu ví dụ về tính đặc trưng của bộ NST của mỗi loài sinh vật. Phân biệt bộ NST lưỡng bội và bộ NST đơn bội.

Xem thêm:  Phân biệt thường biến và đột biến

Gợi ý đáp án

– Tế bào của mỗi loài sinh vật có bộ NST đặc trưng về số lượng và hình dạng xác định.

+ Số lượng NST của một số loài:

Người 2n=46; n=23

Tinh tinh 2n=48; n=24

Gà 2n=78; n=39

Đậu Hà Lan 2n=14; n=7

Ngô 2n=20; n=10

+ Hình dạng đặc trưng như hình hạt, hình que và chữ V

– Phân biệt bộ NST đơn bội và bộ NST lưỡng bội:

  • Trong tế bào sinh dưỡng tồn tại thành từng cặp tương đồng, 1 NST có nguồn gốc từ bố, 1 NST có nguồn gố từ mẹ. Bộ NST chứa các cặp NST tương đồng gọi là bộ NST lưỡng bội, kí hiệu là 2n NST.
  • Bộ NST trong giao tử chỉ chứa một NST của cặp tương đồng được gọi là bộ NST đơn bội, kí hiệu n NST

Câu 2

Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nhất ở kì nào của quá trình phân chia tế bào? Mô tả cấu trúc đó.

Gợi ý đáp án

Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nhất ở kì giữa của nguyên phân.

Ở kì này NST gồm hai nhiễm sắc tử chị em (crômatit) gắn với nhau tâm động (eo thứ nhất) chia nó thành hai cánh.

Tâm động là điểm đính NST vào sợi tơ vô sắc trong thoi phân bào.

Ở kì giữa chiều dài của NST đã co ngắn cực đại và có chiều dài từ 0,5 đến 50 μm, đường kính từ 0,2 đên 2 μm, có dạng đặc trưng như hình hạt, hình que hoặc hình chữ V.

Câu 3

Nêu vai trò của NST đối với sự di truyền các tính trạng.

Gợi ý đáp án

NST là cấu trúc mang gen và có khả năng tự nhân đôi được, nhờ đó các gen quy định các tính trạng được sao chép và di truyền lại qua các thế hệ cơ thể trong quá trình phân bào → Di truyền các tính trạng cho thế hệ sau.

[ad_2]

Đăng bởi: THPT An Giang

Chuyên mục: Học Tập

Viết một bình luận