Soạn Sử 9 Bài 31: Việt Nam trong năm đầu sau đại thắng xuân 1975

Photo of author

By THPT An Giang

[ad_1]

Nội dung đang xem: Soạn Sử 9 Bài 31: Việt Nam trong năm đầu sau đại thắng xuân 1975

Lịch sử 9 Bài 31 giúp các em học sinh lớp 9 nắm vững kiến thức về Việt Nam trong năm đầu sau đại thắng xuân 1975. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Sử trang 169.

Soạn sử 9 Bài 31 là tài liệu vô cùng hữu ích dành cho giáo viên và các em học sinh tham khảo, đối chiếu với lời giải hay, chính xác nhằm nâng cao kết quả học tập của các em. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.

Lý thuyết Việt Nam trong năm đầu sau đại thắng xuân 1975

I. TÌNH HÌNH HAI MIỀN BẮC – NAM SAU ĐẠI THẮNG XUÂN NĂM 1975

– Đại thắng mùa xuân 1975 đã đưa đất nước ta bước vào kỉ nguyên độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.

– Miền Bắc:

+ Đã xây dựng được cơ sở vật chất-kĩ thuật cho chủ nghĩa xã hội.

+ Hai cuộc chiến tranh phá hoại của Mĩ đã làm chậm quá trình tiến lên của đất nước.

– Miền Nam:

+ Chế độ thực dân mới và bộ máy chính quyền Sài Gòn ở Trung ương đã bị sụp đổ.

+ Hậu quả của chiến tranh và chủ nghĩa thực dân mà Mĩ để lại còn rất nặng nề.

II. HOÀN THÀNH THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC VỀ MẶT NHÀ NƯỚC (1975 – 1976)

– Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, đất nước thống nhất về mặt lãnh thổ nhưng mỗi miền lại tồn tại một hình thức tổ chức Nhà nước khác nhau. Nguyện vọng của nhân dân cả nước muốn có một Chính phủ Thống nhất, một cơ quan đại diện quyền lực chung cho cả nước.

Xem thêm:  Soạn Sử 9 Bài 30: Hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1973 - 1975)

– Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 24 (9-1975) đã đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước.

– Từ ngày 15 đến ngày 21-11-1975, Hội nghị hiệp thương đã nhất trí hoàn toàn việc thống nhất hai miền trong một Nhà nước chung.

– Ngày 25-4-1976, cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung được tiến hành trong cả nước.

– Từ ngày 24-6 đến ngày 3-7-1976, Quốc hội khoá VI của nước Việt Nam thống nhất họp kỳ đầu tiên tại Hà Nội. Thông qua chính sách đối nội, đối ngoại.

+ Quyết định lấy tên nước là Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Hà Nội là Thủ đô, đổi tên thành phố Sài Gòn – Gia Định là TP. Hồ Chí Minh.

+ Bầu các cơ quan, chức vụ lãnh đạo cao nhất của nước nhà.

+ Đầu Ban Dự thảo Hiến pháp.

– Ở địa phương, Quốc hội tổ chức thành ba cấp tỉnh, huyện, xã.

Nhận xét:

Tạo điều kiện tiếp tục hoàn thành thống nhất trên các lĩnh vực: chính trị, tư tưởng, kinh tế, văn hóa, xã hội gắn liền với việc thực hiện những nhiệm vụ của cách mạng xã hội chủ nghĩa trên phạm vi cả nước.

Trả lời câu hỏi Bài 31 trang 166

Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước, cách mạng ở hai miền Nam – Bắc có những thuận lợi và khó khăn gì?

Trả lời:

+ Ở miền Bắc:

– Thuận lợi: Trải qua hơn 20 năm tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, miền Bắc đạt được những thành tựu to lớn và toàn diện, đã xây dựng được cơ sở vật chất – kĩ thuật ban đầu của chủ nghĩa xã hội.

Xem thêm:  Soạn Sử 9 Bài 9: Nhật Bản

– Khó khăn: Cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của Mĩ kéo dài và hết sức ác liệt gây hậu quả lâu dài đối với miền Bắc làm cho quá trình phát triển của đất nước bị chậm lại nhiều năm.

+ Ở miền Nam:

– Thuận lợi: Miền Na đã hoàn toàn giải phóng, chếđộ thực dân mới của Mĩ cùng bộ máy chính quyền Sài Gòn ở trung ương bị suy sụp. Kinh tế miền Nam trong chừng mực nhất định có bước phát triển theo hướng tư bản.

– Khó khăn: Cơ sở của chính quyền Sài Gòn ở địa phương cùng bao di hại của xã hội vẫn tồn tại. Ở miền Nam, nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, sản xuất nhỏ và phân tán là phổ biến, phát triển mất cân đối, phụ thuộc nặng nề vào viện trợ từ bên ngoài. Nhiều làng mạc, đòng ruộng bị tàn phá, nửa triệu héc-ta ruộng đất bị bỏ hoang. Một triệu héc-ta rừng bị chất độc hóa học và bom đạn cày xới. Vô số biom mìn còn vùi lấp trên các cánh đồng, ruộng vườn, nơi cư trú của nhân dân. Đội ngũ thất nghiệp có tới hàng triệu người. Số người mù chữ chiếm tỉ lệ lớn trong cư dân.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 9 Bài 31 trang 167

Đảng và chính quyền cách mạng ở miền Nam đã có những chủ trương và biện pháp gì nhằm thực hiện các nhiệm vụ cấp bách trong năm đầu sau chiến tranh chống Mĩ thắng lợi?

Trả lời:

Để thực hiện các nhiệm vụ cấp bách trong năm đầu sau kháng chiến chống Mĩ thắng lợi, Đảng và chính quyền cách mạng ở miền Nam đã có những chủ trương và biện pháp tích cực:

– Chính trị: công tác tiếp quản từ thành thị đến nông thôn, đất liền, hải đảo, căn cứ quân sự, cơ sở sản xuất, hành chính, văn hóa được tiến hành khẩn trương và đạt được những kết quả tốt.

Xem thêm:  Soạn Sử 9 Bài 18: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời

Ở các thành phố lớn như Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng và các vùng mới giải phóng, chính quyền cách mạng và các đoàn thể quần chúng các cấp nhanh chóng được thành lập. Đồng thời đưa hàng triệu đồng bào trong thời gian chiến tranh bị dồn vào các “ấp chiến lược” hay bỏ chạy vào thành phố, không có việc làm được hồi hương, chuyển về nông thôn tham gia sản xuất hoặc đi xây dựng vùng kinh tế mới.

– Kinh tế: tịch thu toàn bộ tài sản và ruộng đất của bọn phản động trốn ra nước ngoài, xóa bỏ bóc lột phong kiến, điểu chinh ruộng đất trong nội bộ nông dân, quốc hữu hóa ngân hàng, thay đổi đồng tiền của chính quyền Sài Gòn bằng đồng tiền của chính quyền cách mạng, chú trọng khôi phục sản xuất nông nghiệp, các cơ sở sản xuất công nghiệp và thủ công nghiệp.

Văn hóa, giáo dục, y tế: sử dụng mạng thông tin phát thanh truyền hình, báo chí một cách có hiệu quả. Nghiêm cấm, bài trừ các tệ nạn xã hội: cờ bạc, rượu chè, ma túy… Đẩy mạnh phát triển văn hóa – giáo dục: xóa bỏ trường tư, thành lập trường công, xóa nạn mù chữ.

Đây chính là những nhiệm vụ ban đầu nhưng có ý nghĩa quan trọng đến việc hoàn thành thống nhất đất nước.

Giải bài tập SGK Lịch sử 9 Bài 31

Việc thực hiện những nhiệm vụ cấp bách trước mắt và hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước trong năm đầu sau kháng chiến chống Mĩ thắng lợi có ý nghĩa gì?

Trả lời:

+ Thể hiện ý chí, nguyện vọng của cả dân tộc Việt Nam là xây dựng một nước Việt Nam thống nhất, độc lập và xã hội chủ nghĩa.

+ Tạo cơ sở để hoàn thành thống nhất đất nước trên các lĩnh vực chính trị, tư tưởng, kinh tế, văn hoá, xã hội.

+ Tạo điều kiện phát huy sức mạnh toàn diện của đất nước để xây dựng kinh tế, phát triển văn hoá, tăng cường khả năng quốc phòng – an ninh và mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới.

[ad_2]

Đăng bởi: THPT An Giang

Chuyên mục: Học Tập

Viết một bình luận