Toán 10 Bài 2: Giải tam giác. Tính diện tích tam giác

Photo of author

By THPT An Giang

[ad_1]

Nội dung đang xem: Toán 10 Bài 2: Giải tam giác. Tính diện tích tam giác

Giải Toán 10 Bài 2: Giải tam giác – Tính diện tích tam giác sách Cánh diều là tài liệu vô cùng hữu ích giúp các em học sinh lớp 10 có thêm nhiều gợi ý tham khảo, dễ dàng đối chiếu kết quả khi làm bài tập toán trang 77.

Giải SGK Toán 10 Bài 2 trang 77 Cánh diều tập 1 được biên soạn chi tiết, bám sát nội dung trong sách giáo khoa. Mỗi bài toán đều được giải thích cụ thể, chi tiết. Qua đó giúp các em củng cố, khắc sâu thêm kiến thức đã học trong chương trình chính khóa; có thể tự học, tự kiểm tra được kết quả học tập của bản thân. Nội dung chi tiết bài Giải Toán 10 Bài 2 trang 77 mời các bạn cùng đón đọc tại đây.

Giải Toán 10 trang 77 Cánh diều – Tập 1

Bài 1 trang 77

Cho tam giác ABC có BC = 12,CA = 15,\widehat C = {120^o}. Tính:

a) Độ dài cạnh AB.

b) Số đo các góc A, B.

c) Diện tích tam giác ABC.

Xem thêm:  Toán 10 Bài 1: Quy tắc cộng. Quy tắc nhân. Sơ đồ hình cây

Gợi ý đáp án

Bai 1 trang 77

a) Áp dụng định lí cosin trong tam giác ABC ta có:

A{B^2} = A{C^2} + B{C^2} - 2.AC.BC.\cos C

\begin{array}{l} \Leftrightarrow A{B^2} = {15^2} + {12^2} - 2.15.12.\cos {120^o}\\ \Leftrightarrow A{B^2} = 549\\ \Leftrightarrow AB \approx 23,43\end{array}

b) Áp dụng định lí sin trong tam giác ABC, ta có:

\frac{{BC}}{{\sin A}} = \frac{{AB}}{{\sin C}}

\Rightarrow \sin A = \frac{{BC}}{{AB}}.\sin C = \frac{{12}}{{23,43}}.\sin {120^o} \approx 0,44

\Rightarrow \widehat A \approx {26^o} hoặc \widehat A \approx {154^o} (Loại)

Khi đó:\widehat B = {180^o} - ({26^o} + {120^o}) = {34^o}

c)

Diện tích tam giác ABC là: S = \frac{1}{2}CA.CB.\sin C = \frac{1}{2}.15.12.\sin {120^o} = 45\sqrt 3

Bài 2 trang 77

Cho tam giác ABC có AB = 5,BC = 7,\widehat A = {120^o}. Tính độ dài cạnh AC.

Gợi ý đáp án

Áp dụng định lí sin trong tam giác ABC ta có:

\frac{{AB}}{{\sin C}} = \frac{{BC}}{{\sin A}}

\Rightarrow \sin C = \sin A.\frac{{AB}}{{BC}} = \sin {120^o}.\frac{5}{7} = \frac{{5\sqrt 3 }}{{14}}

\Rightarrow \widehat C \approx 38,{2^o} hoặc \widehat C \approx 141,{8^o} (Loại)

Ta có: \widehat A = {120^o},\widehat C = 38,{2^o} \Rightarrow \widehat B = {180^o} - \left( {{{120}^o} + 38,{2^o}} \right) = 21,{8^o}

Áp dụng định lí cosin trong tam giác ABC ta có:

\begin{array}{l}A{C^2} = A{B^2} + B{C^2} - 2.AB.BC.\cos B\\ \Leftrightarrow A{C^2} = {5^2} + {7^2} - 2.5.7.\cos 21,{8^o}\\ \Rightarrow A{C^2} \approx 9\\ \Rightarrow AC = 3\end{array}

Vậy độ dài cạnh AC là 3.

Bài 3 trang 77

Cho tam giác ABC có AB = 100,\widehat B = {100^o},\widehat C = {45^o}. Tính:

a) Độ dài các cạnh AC, BC

b) Diện tích tam giác ABC.

Gợi ý đáp án

Bai 3 trang 77

a)

Ta có: \widehat A = {180^o} - (\widehat B + \widehat C) \Rightarrow \widehat A = {180^o} - ({100^o} + {45^o}) = {35^o}

Áp dụng định lí sin trong tam giác ABC ta có:

\frac{{AB}}{{\sin C}} = \frac{{AC}}{{\sin B}} = \frac{{BC}}{{\sin A}}

\Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}AC = \sin B.\frac{{AB}}{{\sin C}}\\BC = \sin A.\frac{{AB}}{{\sin C}}\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}AC = \sin {100^o}.\frac{{100}}{{\sin {{45}^o}}} \approx 139,3\\BC = \sin {35^o}.\frac{{100}}{{\sin {{45}^o}}} \approx 81,1\end{array} \right.

b)

Diện tích tam giác ABC là: S = \frac{1}{2}.BC.AC.\sin C = \frac{1}{2}.81,1.139,3.\sin {45^o} \approx 3994,2.

Bài 4 trang 77

Cho tam giác ABC có AB = 12,AC = 15,BC = 20. Tính:

a) Số đo các góc A, B, C.

b) Diện tích tam giác ABC.

Gợi ý đáp án

a) Áp dụng định lí cosin trong tam giác ABC, ta có:

\cos A = \frac{{{b^2} + {c^2} - {a^2}}}{{2bc}};\;\cos B = \frac{{{a^2} + {c^2} - {b^2}}}{{2ac}}

Thay a = BC = 20;b = AC = 15;c = AB = 12.

\Rightarrow \cos A = - \frac{{31}}{{360}};\;\cos B = \frac{{319}}{{480}}

\Rightarrow \widehat A = 94,{9^o};\;\widehat B = 48,{3^o}

\Rightarrow \widehat C = {180^o} - \left( {94,{9^o} + 48,{3^o}} \right) = 36,{8^o}

b)

Diện tích tam giác ABC là: S = \frac{1}{2}.bc.\sin A = \frac{1}{2}.15.12.\sin 94,{9^o} \approx 89,7.

Bài 5 trang 77

Tính độ dài cạnh AB trong mỗi trường hợp sau:

Bai 5 trang 77

Gợi ý đáp án

Áp dụng định lí sin trong tam giác ABC, ta có:

\frac{{BC}}{{\sin A}} = \frac{{AC}}{{\sin B}}

\Rightarrow \sin B = \frac{{AC.\sin A}}{{BC}} = \frac{{5,2.\sin {{40}^o}}}{{3,6}} \approx 0,93

\Rightarrow \widehat B \approx 68,{2^o} hoặc \widehat B \approx 111,{8^o}

Trường hợp 1: \widehat B \approx 68,{2^o}

Ta có:\widehat C = {180^o} - (\widehat A + \widehat B) = {180^o} - ({40^o} + 68,{2^o}) = 71,{8^o}

Áp dụng định lí sin trong tam giác ABC, ta có:

\frac{{BC}}{{\sin A}} = \frac{{AB}}{{\sin C}}

\Rightarrow AB = \sin C.\frac{{BC}}{{\sin A}} = \sin 71,{8^o}.\frac{{3,6}}{{\sin {{40}^o}}} \approx 5,32

Trường hợp 2: \widehat B \approx 111,{8^o}

Ta có: \widehat C = {180^o} - (\widehat A + \widehat B) = {180^o} - ({40^o} + 111,{8^o}) = 28,{2^o}

Áp dụng định lí sin trong tam giác ABC, ta có:

Xem thêm:  "Bài 2 Toán lớp 10: Hoán vị và Chỉnh hợp"

\frac{{BC}}{{\sin A}} = \frac{{AB}}{{\sin C}}

\Rightarrow AB = \sin C.\frac{{BC}}{{\sin A}} = \sin 28,{2^o}.\frac{{3,6}}{{\sin {{40}^o}}} \approx 2,65

Vậy AB = 5,32 hoặc AB = 2,65.

Bài 6 trang 77

Để tính khoảng cách giữa hai địa điểm A và B mà ta không thể đi trực tiếp từ A đến B (hai địa điểm nằm ở hai bên bờ một hồ nước, một đầm lầy, …), người ta tiến hành như sau: Chọn một địa điểm C sao cho ta đo được các khoảng cách AC, CB và góc ACB. Sau khi đo, ta nhận được: AC = 1 km, CB = 800 m và \widehat {ACB} = {105^o} (Hình 31). Tính khoảng cách AB (làm tròn kết quả đến hàng phần mười đơn vị mét).

Gợi ý đáp án

Đổi: 1 km = 1000 m. Do đó AC = 1000 m.

Áp dụng định lí cosin trong tam giác ABC ta có:

A{B^2} = A{C^2} + B{C^2} - 2.AC.BC.\cos C

\begin{array}{l} \Rightarrow A{B^2} = {1000^2} + {800^2} - 2.1000.800.\cos {105^o}\\ \Rightarrow A{B^2} \approx 2054110,5\\ \Rightarrow AB \approx 1433,2\end{array}

Vậy khoảng cách AB là 1433,2 m.

Bài 7 trang 77

Một người đi dọc bờ biển từ vị trí A đến vị trí B và quan sát một ngọn hải đăng. Góc nghiêng của phương quan sát từ các vị trí A, B tới ngọn hải đăng với đường đi của người quan sát là {45^o}{75^o}. Biết khoảng cách giữa hai vị trí A, B là 30 m (Hình 32). Ngọn hải đăng cách bờ biển bao nhiêu mét (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị)?

Gợi ý đáp án

Bai 7 trang 77

Gọi C là vị trí ngọn hải đăng và H là hình chiếu của C trên AB.

Khi đó CH là khoảng cách từ ngọn hải đăng tới bờ biển.

Ta có:\widehat {ABC} = {180^o} - \widehat {CBH} = {180^o} - {75^o} = {115^o}

\Rightarrow \widehat {ACB} = {180^o} - (\widehat A + \widehat {ACB}) = {180^o} - ({45^o} + {115^o}) = {20^o}

Áp dụng định lí sin trong tam giác ABC ta có:

\frac{{AB}}{{\sin C}} = \frac{{AC}}{{\sin B}}

\Rightarrow AC = \sin B.\frac{{AB}}{{\sin C}} = \sin {115^o}.\frac{{30}}{{\sin {{20}^o}}} \approx 79,5

Tam giác ACH vuông tại H nên ta có:

Xem thêm:  Toán 10 Bài 13: Các số đặc trưng đo xu thế trung tâm

CH = \sin A.AC = \sin {45^o}.79,5 \approx 56

Vậy ngọn hải đăng cách bờ biển 56 m.

[ad_2]

Đăng bởi: THPT An Giang

Chuyên mục: Học Tập

Viết một bình luận