Toán 6 Bài 1: Số thập phân

Photo of author

By THPT An Giang

[ad_1]

Nội dung đang xem: Toán 6 Bài 1: Số thập phân

Giải Toán 6 Bài 1: Số thập phân sách Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh lớp 6 xem đáp án phần Hoạt động, Thực hành, Vận dụng, cùng đáp án 5 bài tập SGK Toán 6 tập 2 trang 29, 30, 31.

Với lời giải Toán 6 trang 29, 30, 31 chi tiết từng phần, từng bài tập, các em dễ dàng ôn tập, củng cố kiến thức, luyện giải Bài 1 Chương VI – Số thập phân – Toán 6 tập 2 Chân trời sáng tạo thuật nhuần nhuyễn. Mời các em cùng tải miễn phí bài viết dưới đây:

Giải Toán 6 bài 1: Số thập phân

Giải Toán 6 Chân trời sáng tạo Hoạt động

Hoạt động 1

a) Thuỷ ngân có nhiều công dụng nhưng lại rất độc hại đối với môi trường sống. Thuỷ ngân có nhiệt độ đông đặc là - \frac{{3883}}{{100}} độ C. Hãy tìm một cách viết khác đơn giản hơn để chỉ nhiệt độ trên.

b) Các phân số \frac{{93}}{{10}};\frac{{ - 123}}{{100}};\frac{{53}}{{1000}};\frac{{ - 123}}{{10000}};... có thể viết là \frac{{93}}{{{{10}^1}}};\frac{{ - 123}}{{{{10}^2}}};\frac{{53}}{{{{10}^3}}};\frac{{ - 123}}{{{{10}^4}}},... và gọi là các phân số thập phân.

Em hãy nêu đặc điểm chung của các phân số trên.

Gợi ý đáp án:

Xem thêm:  Toán 6 Bài 10: Số nguyên tố. Hợp số

a) Phân số - \frac{{3883}}{{100}} là phép chia −3 883 cho 100.

Quy tắc: Muốn chia một số cho 10; 100; 1 000 ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó lần lượt sang bên trái một, hai, ba, … chữ số.

=> - \frac{{3883}}{{100}} = −3 883 : 100 = −38,83.

Cách viết khác đơn giản hơn để chỉ nhiệt độ - \frac{{3883}}{{100}} độ C là −38,83 độ C.

b) Các phân số \frac{{93}}{{10}};\frac{{ - 123}}{{100}};\frac{{53}}{{1000}};\frac{{ - 123}}{{10000}};... có mẫu số lần lượt là 10; 100; 1 000; 10 000; ….

Ta thấy: 10 = 101; 100 = 102; 1 000 = 103; 10 000 = 104; ….

Vậy đặc điểm chung của các phân số \frac{{93}}{{10}};\frac{{ - 123}}{{100}};\frac{{53}}{{1000}};\frac{{ - 123}}{{10000}};... là mẫu số của các phân số này đều là lũy thừa của 10.

Hoạt động 2

Tìm số đối của \frac{{25}}{{10}} và viết cả hai số này dưới dạng số thập phân.

Gợi ý đáp án:

a) Số đối của phân số là phân số - \frac{{25}}{{10}}, vì \frac{{25}}{{10}} + \left( {\frac{{ - 25}}{{10}}} \right) = 0

b) Hai số trên được viết dưới dạng số thập như sau:

\frac{{25}}{{10}} = 2,5

- \frac{{25}}{{10}} = −2,5

Hoạt động 3

Viết các số sau đây dưới dạng phân số thập phân và sắp xếp các số đó theo thứ tự từ bé đến lớn.

11,34; 9,35; −11,34; −9,35

Gợi ý đáp án:

Đổi lần lượt các số thập phân trên ra phân số thập phân, ta được:

\begin{matrix}
  11,34 = \dfrac{{1134}}{{1000}} \hfill \\
  9,35 = \dfrac{{935}}{{100}} \hfill \\
   - 11,34 = \dfrac{{ - 1134}}{{1000}} \hfill \\
   - 9,35 =  - \dfrac{{935}}{{100}} \hfill \\ 
\end{matrix}

Vì −1134 < −935 < 935 < 1134 nên \frac{{ - 1134}}{{1000}} <  - \frac{{935}}{{100}} < \frac{{935}}{{100}} < \frac{{1134}}{{1000}}

=> −11,34 < −9,35 < 9,35 < 11,34

Vậy các số thập phân được sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn là −11,34; −9,35; 9,35; 11,34.

Giải Toán 6 Chân trời sáng tạo Thực hành, Vận dụng

Thực hành 1

a) Viết các phân số thập phân sau đây dưới dạng số thập phân:

Xem thêm:  Bài 42 Toán lớp 6: Khả năng và sự kiện trong trò chơi, thí nghiệm

\frac{{37}}{{100}};\,\frac{{ - 34517}}{{1000}}; \frac{{ - 254}}{{10}}; \frac{{ - 999}}{{10}}.

b) Viết các số thập phân sau đây dưới dạng phân số thập phân:

2; 2,5; -0,007; -3,053; -7,001; 7,01.

Gợi ý đáp án:

a) \frac{{37}}{{100}} = 0,37; \frac{{ - 34517}}{{1000}} = - 34,517

\frac{{ - 254}}{{10}} = - 25,4; \frac{{ - 999}}{{10}} = - 99,9

b) 2 = \frac{2}{1}; 2,5 = \frac{{15}}{{10}}

- 0,007 = \frac{{ - 7}}{{1000}}; - 3,053 = \frac{{ - 3053}}{{1000}}

- 7,001 = \frac{{ - 7001}}{{1000}};7,01 = \frac{{701}}{{100}}.

Thực hành 2

Tìm số đối của các số thập phân sau:

7,02; – 28,12; – 0,69; 0,999.

Gợi ý đáp án:

Số đối của 7,02 là −7,02

Số đối của −0,69 là 0,69

Số đối của 0,999 là −0,999

Thực hành 3

a) Hãy sắp xếp các số thập phân sau theo thứ tự tăng dần:

-12,13; -2,4; 0,5; -2,3; 2,4.

b) Hãy sắp xếp các số thập phân sau theo thứ tự giảm dần:

-2,9; -2,999; 2,9; 2,999.

Gợi ý đáp án:

a) -12,13; -2,4; -2,3; 0,5; 2,4

b) 2,999; 2,9; -2,9; -2,999

Vận dụng

Hãy sắp xếp nhiệt độ đông đặc của các chất sau từ thấp đến cao:

Chất Nhiệt độ đông đặc (độ C)
Thủy ngân -38,83
Rượu -114,1
Băng phiến 80,26
Nước 0

Gợi ý đáp án:

Để sắp xếp nhiệt độ đông đặc của các chất sau từ thấp đến cao thì ta so sánh nhiệt độ đông đặc của của các chất rồi sắp xếp các số đó theo thứ tự tăng dần.

Sắp xếp các số thập phân: − 38,83; − 114,1; 80,26; 0.

* Phân loại:

– Nhóm số thập phân dương: 80,26.

– Nhóm số thập phân âm: − 38,83; − 114,1.

* So sánh các số thập phân trong theo nhóm:

– Nhóm số thập phân dương: chỉ có số 80,26 nên không cần phải so sánh các số trong cùng nhóm .

Xem thêm:  Toán 6 Bài 5: Phép nhân và phép chia phân số

– Nhóm số thập phân âm:

+ Số đối của các số − 38,83; − 114,1 lần lượt là 38,83; 114,1.

+ Số 38,83 và 114,1 có phần nguyên lần lượt là 38 và 114. Vì 38 < 114 nên 38,83 < 114,1 (số thập phân có phần nguyên lớn hơn thì số đó lớn hơn).

Hay − 38,83 > − 114,1.

Do đó − 114,1 < − 38,83 < 0 < 80,26 (số thập phân âm nhỏ hơn số 0 và thập phân dương lơn hơn số 0).

Từ đó suy ra các số được sắp xếp thứ tự tăng dần là: − 114,1; − 38,83; 0; 80,26.

Vậy nhiệt độ đông đặc của các chất được sắp xếp theo tứ tự từ thấp đến cao là: Rượu: − 114,1 độ C; thủy ngân: − 38,83 độ C; nước: 0 độ C; băng phiến: 80,26 độ C.

Giải Toán 6 Chân trời sáng tạo trang 31 tập 2

Bài 1

Viết các phân số sau đây dưới dạng số thập phân:

\frac{-3519}{100}; \frac{-778}{10}; \frac{-23}{1000}; \frac{88}{100}

Gợi ý đáp án:

-35,19;   -77,8;   -0,023;   0,88

Bài 2

Viết các số thập phân sau đây dưới dạng phân số thập phân:

-312,5;   0,205;    -10,09;    -1,110

Gợi ý đáp án:

\frac{−3125}{10};\frac{205}{1000};\frac{−1009}{100};\frac{−1110}{100}

Bài 3

Tìm số đối của các số thập phân sau:

9,32;    -12,34;   -0,7;   3,333

Gợi ý đáp án:

  • Số đối của 9,32 là -9,32
  • Số đối của -12,34 là 12,34
  • Số đối của -0,7 là 0,7
  • Số đối của 3,333 là -3,333

Bài 4

Hãy sắp xếp các số thập phân sau theo thứ tự tăng dần:

-2,99;    -2,9;    0,7;  1;    22,1

Gợi ý đáp án:

-2,99;   -2,9;    0,7;  1;    22,1

Bài 5

Hãy sắp xếp các số sau theo thứ tự giảm dần:

0,6; \frac{-5}{6}; \frac{-4}{3}; 0; \frac{8}{13}; -1,75

Gợi ý đáp án:

\frac{8}{13};0,6;0;\frac{−5}{6};\frac{−4}{3};-1,75

[ad_2]

Đăng bởi: THPT An Giang

Chuyên mục: Học Tập

Viết một bình luận