Văn mẫu lớp 10: Cảm nhận bài thơ Nắng mới của Lưu Trọng Lư

Photo of author

By THPT An Giang

[ad_1]

Nội dung đang xem: Văn mẫu lớp 10: Cảm nhận bài thơ Nắng mới của Lưu Trọng Lư

Văn mẫu lớp 10: Cảm nhận về bài thơ Nắng mới của Lưu Trọng Lư gồm dàn ý và bài văn mẫu hay được tuyển chọn từ bài làm của các bạn học sinh giỏi. Qua cảm nhận bài Nắng mới giúp các bạn có thêm nhiều tư liệu tham khảo, trau dồi kiến thức để biết cách viết bài văn cảm nghĩ về bài thơ hay.

van mau lop 10 cam nhan bai tho nang moi cua luu trong lu

Cảm nhận bài thơ Nắng mới giúp bạn đọc thấy được nỗi nhớ và tình yêu mẹ vô bờ của tác giả. Qua đó giúp chúng ta tự nhận thấy trách nhiệm phải hiếu thảo của mình đối với mẹ và càng yêu thương mẹ của mình nhiều hơn. Vậy dưới đây là dàn ý và bài văn mẫu cảm nhận Nắng mới hay nhất, mời các bạn cùng đón đọc.

Cảm nhận về bài thơ Nắng mới hay nhất

Dàn ý cảm nhận bài Nắng mới

a. Mở bài:

– Giới thiệu bài thơ Nắng mới => Bài thơ cho em rất nhiều cảm xúc

b. Thân bài:

– Khổ 1: Tác giả Lưu Trọng Lư đưa em đến với một khung cảnh thiên nhiên yên bình nhưng đượm buồn trong ánh nắng mới

  • Nắng mới là nắng đầu xuân
  • Khi nắng mới về bên song cửa tiếng gà trưa gáy => Khung cảnh yên bình nhưng khiến em buồn man mác

=> Khung cảnh đó đã đưa nhà thơ về lại với những kỉ niệm khi còn có mẹ

– Khổ 2 3: Em cảm nhận được nỗi nhớ và tình yêu mẹ da diết của nhà thơ

  • Mỗi khi nắng mới về, mẹ sẽ mặc tà áo đỏ quen thuộc mang đồ ra phơi để con có đồ thơm tho mặc => Cảm nhận được niềm hạnh phúc của tác giả khi có mẹ, nắng mới về reo ngoài đồng nội như chia sẻ niềm vui cùng tác giả
  • Nhà thơ khẳng định hình ảnh mẹ trong lòng mình chưa thể xóa mờ, ông vẫn nhớ mẹ khi vào ra, tất bật chăm lo cho gia đình
  • Mẹ nhà thơ là một người phụ nữ dịu dàng và tần tảo. Vì mẹ có nét cười đen nhánh, một kiểu cười vô cùng hiền dịu và kín đáo => Mẹ là người phụ nữ Việt Nam truyền thống
Xem thêm:  Văn mẫu lớp 10: Thuyết minh về một vùng quê (7 mẫu)

c. Kết bài:

– Bài thơ để lại cho em nhiều cảm xúc. Giúp em nhận ra được trách nhiệm phải hiếu thảo với mẹ và yêu thương mẹ nhiều hơn.

Cảm nhận bài thơ Nắng mới

Mẹ ơi con đã già rồi con ngồi nhớ mẹ khóc như trẻ con
Mẹ ơi con đã già rồi con ngồi ngớ ngẩn nhớ ngôi nhà xưa
Ngày xưa cha ngồi uống rượu, mẹ ngồi đan áo
Ngoài hiên, mùa đông cây bàng lá đổ.

Biển sóng thét gào một ngày nhớ mẹ sóng trào khơi xa
Trời gió mây ngàn một ngày khóc mẹ trăm ngàn sao rơi
Mẹ ơi thế giới mênh mông, mênh mông không bằng nhà mình
Tuổi thơ như chiếc gối êm, êm cho tuổi già úp mặt…”

Có lẽ những câu hát trên nằm trong bài hát Mẹ tôi của nhạc sĩ Trần Tiến rất đúng với tâm trạng của nhà thơ Lưu Trọng Lư khi sáng tác bài thơ Nắng mới, trích từ tập Tiếng thu. Bài thơ là nỗi lòng nhớ thương da diết và tình cảm yêu mẹ vô bờ của tác giả. Trong vô số những chủ đề sáng tác của văn học, tình mẫu tử và mẹ luôn là những chủ đề ý nghĩa nhất. Bởi tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng hơn cả trong cuộc sống này. Vậy nên, những tác phẩm viết về mẹ, về tình mẫu tử luôn có một sức hút lớn đối với em, bài thơ Nắng mới là một trong số đó. Sau khi đọc bài thơ, trong lòng em có rất nhiều cảm xúc đặc biệt.

Mở đầu bài thơ, tác giả Lưu Trọng Lư đã đưa em đến với một khung cảnh thiên nhiên vô cùng bình yên và thơ mộng được bao quanh bởi “nắng mới”:

Mỗi lần nắng mới hắt bên song,
Xao xác, gà trưa gáy não nùng,
Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng,
Chập chờn sống lại những ngày không.”

Nắng mới theo em chính là ánh nắng những ngày đầu xuân, nhẹ nhàng nhưng cũng đủ để xua tan đi cái lạnh và ẩm ướt mà mùa đông để lại. Khi nắng mới về, chiếu sáng bên song cửa sổ tạo nên một khung cảnh thật bình yên làm sao nhưng lại cũng không kém phần buồn “não nùng” vì tiếng gió xao xác và gà gáy trưa trong không gian tĩnh lặng. “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu, người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”, trong khung cảnh buồn man mác của mùa xuân đó, tác giả Lưu Trọng Lư lòng buồn nhớ lại những kí ức xưa cũ đã qua, những kí ức đó cứ “chập chờn” trở lại trong kí ức tác giả. Đọc đến đây, dù chưa biết những kỉ niệm đang quay lại trong đầu nhà thơ là gì, nhưng em cũng cảm thấy buồn theo nhà thơ, có lẽ bởi vì ngôn từ mà Lưu Trọng Lư sử dụng quá xuất sắc, nhờ có cách sử dụng từ điêu luyện đó, mà em như được lạc trong bức tranh thiên nhiên nắng mới tuy đẹp nhưng lại buồn rười rượi, khiến cho em đồng cảm sâu sắc với nhà thơ, vì cảnh sẽ sinh tình.

Xem thêm:  Phân tích nhân vật Phăng-tin trong Người cầm quyền khôi phục uy quyền

Rồi sau đó, em đã được đến thăm miền kí ức xưa cũ đó, ở đây, em được cảm nhận nỗi nhớ khôn nguôi và tình yêu tha thiết của tác giả dành cho người mẹ quá cố của mình:

“Tôi nhớ mẹ tôi, thuở thiếu thời
Lúc người còn sống, tôi lên mười;
Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội,
Áo đỏ người đưa trước giậu phơi.

Hình dáng mẹ tôi chửa xoá mờ
Hãy còn mường tượng lúc vào ra:
Nét cười đen nhánh sau tay áo
Trong ánh trưa hè trước giậu thưa.”

Nhà thơ Lưu Trọng Lư đã bày tỏ nỗi nhớ người mẹ hiền trực tiếp qua câu thơ “Tôi nhớ mẹ tôi, thuở thiếu thời”, chắc bởi vì, nỗi nhớ mẹ của tác giả đã bị kìm nén quá lâu, đến khi gặp lại khung cảnh nắng mới khi xưa trong kí ức đã như chìa khóa mở cửa cho nỗi nhớ của nhà thơ xuất hiện và trực trào ngay lập tức. Khi mẹ còn sống, tác giả mới lên mười tuổi, trong kí ức của ông, mẹ thường hay mặc tà áo màu đỏ quen thuộc. Nắng mới về, mẹ sẽ mang đồ ra phơi để con mặc đồ được thơm tho, sạch sẽ. Khi ấy còn có mẹ, nên nắng mới về sẽ “reo” ở ngoài đồng nội, chắc nắng mới cũng như con, đều hạnh phúc vô cùng vì có mẹ ở bên. Khung cảnh mẹ xuất hiện trong kí ức nhà thơ thật hạnh phúc làm sao, em có thể cảm nhận được niềm hạnh phúc và sự an tâm của tác giả lúc mẹ còn sống. Tình yêu của nhà thơ Lưu Trọng Lư dành cho mẹ của mình sẽ theo nhà thơ đến hết cuộc đời này, nhà thơ khẳng định rằng “Hình dáng mẹ tôi chửa xóa mờ”. Nhà thơ vẫn còn thấy được hình dáng mẹ đang tất bật “vào ra”, để chăm lo cho mái ấm nhỏ. Và chi tiết đặc biệt nhất về mẹ được nhà thơ nhắc tới trong bài đó chính là mẹ có “nét cười đen nhánh”, không phải nụ cười mà là nét cười, cách miêu tả của nhà thơ khiến cho em cảm nhận được mẹ là một người phụ nữ vô cùng dịu dàng và ấm áp. Vì nét cười ở đây chính là kiểu cười vô cùng nhẹ nhàng, kín đáo và không hề lộ liễu, nhà thơ phải rất yêu mẹ của mình, mới có thể nhớ được nét cười đó của mẹ sau bao nhiêu năm như vậy. Mẹ của nhà thơ Lưu Trọng Lư quả là một người phụ nữ Việt Nam truyền thống, luôn dịu dàng và tần tảo chăm sóc cho con cái cả cuộc đời.

Xem thêm:  Văn mẫu lớp 10: Dàn ý thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm (5 Mẫu)

Bài thơ Nắng mới của tác giả Lưu Trọng Lư đã mang tới cho em nhiều cảm xúc thật đặc biệt. Qua bài thơ, em cảm nhận được nỗi nhớ và tình yêu mẹ vô bờ của tác giả. Nhờ đó, em tự nhận thấy trách nhiệm phải hiếu thảo của mình đối với mẹ và càng yêu thương mẹ của mình nhiều hơn. Em tin rằng không chỉ riêng mình em, mà tất cả mọi người sau khi đọc xong bài thơ đều sẽ nhận được thông điệp ý nghĩa về tình mẫu tử mà tác giả Lưu Trọng Lư gửi gắm.

[ad_2]

Đăng bởi: THPT An Giang

Chuyên mục: Học Tập

Viết một bình luận