Văn mẫu lớp 10: Dàn ý phân tích bài Lính đảo hát tình ca trên đảo

Photo of author

By THPT An Giang

[ad_1]

Nội dung đang xem: Văn mẫu lớp 10: Dàn ý phân tích bài Lính đảo hát tình ca trên đảo

Văn mẫu lớp 10: Dàn ý phân tích bài Lính đảo hát tình ca trên đảo của Trần Đăng Khoa tuyển chọn 2 dàn ý chi tiết nhất. Qua đó, giúp các em học sinh lớp 10 có thêm nhiều tài liệu học tập, nắm được các luận điểm, luận cứ quan trọng để biết cách viết bài văn phân tích hay đầy đủ các ý.

Dan y linh dao

Phân tích Lính đảo hát tình ca trên đảo người đọc hiểu rõ thêm về cuộc sống và con người ở vùng đảo xa xôi. Đó là những con người vừa dũng cảm, vừa mang trong mình tinh thần và tình yêu tha thiết. Bên cạnh đó các bạn xem thêm mở bài Lính đảo hát tình ca trên đảo, vẻ đẹp của người lính đảo.

Lập dàn ý phân tích bài Lính đảo hát tình ca trên đảo

Dàn ý phân tích Lính đảo hát tình ca trên đảo siêu ngắn

I. Mở bài: Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm.

II, Thân bài:

– Phân tích cuộc sống của những người chiến sĩ biển đảo trong 4 câu thơ đầu.

– Khúc tình ca nới hải đảo đầy nắng gió.

– Đặc sắc nghệ thuật trong bài thơ.

III. Kết bài: Khái quát nội dung và cảm nhận về bài thơ.

Dàn ý phân tích Lính đảo hát tình ca trên đảo đầy đủ

1. Mở bài:

Xem thêm:  Văn mẫu lớp 10: Thuyết trình về một địa chỉ văn hóa nơi em đang sống (3 Mẫu)

– Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

– Nêu cảm nhận chung về bài thơ.

2. Thân bài:

* Chủ đề: hình tượng người lính đảo.

2.1. Phân tích, đánh giá nội dung bài thơ:

a. Sân khấu của những người lính đảo:

– Sân khấu thiếu thốn, tạm bợ: được dựng nên bởi đá san hô và vài tấm tôn.

– Người biểu diễn, khán giả: là những chàng trai đầu trọc. Sống ở nơi đảo xa, họ cùng nhau tạo nên những buổi biểu diễn, vừa để giải trí, vừa coi đó là kỉ niệm khó phai trong cuộc đời người lính.

=> Đối diện với sự khắc nghiệt của thời tiết, thiên nhiên, những người lính không hề tỏ ra sợ sệt mà luôn lạc quan, yêu đời. Dù vẻ đẹp ngoại hình không được đẹp nhưng họ có tấm lòng, tâm hồn phong phú, trong sáng và lãng mạn.

b. Hình ảnh người lính đảo:

* Ngoại hình:

– Cái đầu trọc lốc nên được ví như sư cụ “Là bà con xa với bụt ốc đây mà” -> giọng thơ hóm hỉnh, nhí nhảnh và vui tươi.

* Bản tình ca mà họ hát lên:

– Sự đối lập, trái ngược giữa giai điệu và lời ca:

  • Giai điệu ngang tàn, mạnh mẽ như gió biển thổi.
  • Lời ca thì nhẹ nhàng, da diết những lời thương yêu, nhớ nhung.

=> Họ là những con người bình thường, có nội tâm phong phú, có trái tim khao khát hạnh phúc và tình yêu đôi lứa.

Xem thêm:  Dàn ý nghị luận xã hội về lòng tự trọng (5 Mẫu)

– Từ lời ca dành cho người thương, những người lính tiếp tục cất lên khúc hát về quê hương, đất nước:

  • Giữa muôn trùng sóng gió, tình yêu Tổ quốc chưa bao giờ phai nhạt.
  • Khẳng định đất nước bắt nguồn từ chính những vùng đất này.

2.2. Phân tích, đánh giá về đặc sắc nghệ thuật:

– Ngôn ngữ trong sáng, giản dị và vô cùng dễ hiểu.

– Hình ảnh thơ gần gũi, quen thuộc.

– Sử dụng thành công các biện pháp tu từ như so sánh “Những giai điệu ngang tàn như gió biển”, điệp ngữ “Nào hát lên cho”,…

3. Kết bài:

– Khẳng định lại giá trị của tác phẩm.

[ad_2]

Đăng bởi: THPT An Giang

Chuyên mục: Học Tập

Viết một bình luận