Văn mẫu lớp 10: Dàn ý phân tích bài thơ Nắng mới

Photo of author

By THPT An Giang

[ad_1]

Nội dung đang xem: Văn mẫu lớp 10: Dàn ý phân tích bài thơ Nắng mới

Văn mẫu lớp 10: Dàn ý phân tích bài thơ Nắng mới của Lưu Trọng Lư mang đến dàn ý chi tiết, đầy đủ nhất. Thông qua dàn ý phân tích Nắng mới giúp các bạn lớp 10 có thêm nhiều tư liệu tham khảo, trau dồi kiến thức từ đó nhanh chóng biết cách viết bài văn phân tích ngày một hay hơn.

van mau lop 10 dan y phan tich bai tho nang moi

Bài thơ Nắng mới chỉ sử dụng những từ ngữ đơn giản nhưng lại đậm chất gợi hình, gợi cảm đã thể hiện thành công nỗi nhớ và tình yêu tha thiết dành cho người mẹ quá cố của tác giả. Qua đó, chúng ta có thể thấy được vẻ đẹp của mẹ, một người phụ nữ Việt Nam truyền thống dịu dàng.

Dàn ý phân tích Nắng mới

1. Mở bài:

– Giới thiệu tác giả

– Giới thiệu bài thơ Nắng mới

2. Thân bài:

2.1. Chủ đề, cảm xúc chủ đạo của tác phẩm:

– Chủ đề: tình cảm gia đình.

– Cảm xúc chủ đạo: nỗi nhớ thương mẹ trong kí ức tuổi thơ của tác giả.

2.2. Phân tích chủ đề:

a. Hình ảnh nắng mới khơi gợi nguồn cảm xúc về kí ức:

– Hình ảnh làng quê: “nắng mới”, “gà trưa” => đây là những hình ảnh quen thuộc gắn liền với làng quê Việt Nam.

– Từ “hắt” diễn tả ánh sáng xuyên qua song cửa.

Xem thêm:  Văn mẫu lớp 10: Phân tích Dưới bóng hoàng lan của Thạch Lam

=> gợi không gian hiu hắt, vắng lặng.

– Từ láy “xao xác”, “não nùng” diễn tả âm thanh xao động. Tiếng gà nhấn mạnh sự vắng lặng của không gian, lấy động để tả tĩnh. Cách ngắt nhịp 2/2/3 thể hiện cảm xúc trầm buồn, nhớ thương.

– Kết hợp từ thông thường là “buồn rười rượi” nhưng tác giả đảo từ “rượi” lên trước từ “buồn” nhằm nhấn mạnh nỗi buồn tê tái, khôn nguôi.

– Từ láy “chập chờn” thể hiện những hình ảnh trong quá khứ dần hiện lên trong tâm trí của nhân vật trữ tình.

b. Kí ức về mẹ trong tâm tưởng của nhân vật “tôi”:

– “Tôi nhớ me tôi thuở thiếu thời/ Lúc người còn sống, tôi lên mười”: nhân vật trữ tình trực tiếp bày tỏ nỗi nhớ về mẹ.

– Câu thơ “Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội”: khi nắng mới xuất hiện ngoài đồng nội, mẹ lại phơi áo => Kí ức về mẹ gắn liền với hình ảnh mẹ phơi áo trước giậu mỗi lần nắng mới.

=> Hình ảnh mẹ gắn liền với quê hương.

– “Hình dáng mẹ tôi chửa xoá mờ”: khẳng định hình dáng mẹ vẫn luôn hằn sâu trong tâm trí.

– “Hãy còn mường tượng lúc vào ra”: nhớ về bóng dáng mẹ đi lại trong nhà.

– Hai câu thơ “Nét cười đen nhánh sau tay áo,/ Trong ánh trưa hè, trước giậu thưa” : nhân vật trữ tình nhớ về mẹ với nụ cười đen nhánh. Hình ảnh mẹ gắn liền với nắng buổi trưa, gắn liền với căn nhà. Mẹ mang dấu ấn của người phụ nữ Việt Nam xưa với hàm răng đen nhánh, vừa lấp lánh tỏa sáng vừa kín đáo, nhẹ nhàng.

Xem thêm:  Văn mẫu lớp 10: Tóm tắt Dưới bóng hoàng lan của Thạch Lam

=> Mẹ hiện lên trong tâm tưởng của nhà thơ với đầy đủ nét duyên dáng, hiền từ.

2.3. Đánh giá:

a. Nội dung:

– Bài thơ thể hiện tình cảm thiêng liêng của tác giả đối với mẹ.

b. Nghệ thuật:

– Ngôn từ giản dị, mộc mạc, giàu sức gợi hình, gợi cảm.

– Giọng điệu nhẹ nhàng, tha thiết, tâm tình.

3. Kết bài: Khẳng định giá trị của tác phẩm.

[ad_2]

Đăng bởi: THPT An Giang

Chuyên mục: Học Tập

Viết một bình luận