Văn mẫu lớp 12: Đoạn văn nghị luận về thất bại (Dàn ý + 9 Mẫu)

Photo of author

By THPT An Giang

[ad_1]

Nội dung đang xem: Văn mẫu lớp 12: Đoạn văn nghị luận về thất bại (Dàn ý + 9 Mẫu)

Viết đoạn văn 200 chữ trình bày suy nghĩ về bài học từ những thất bại trong cuộc sống gồm 9 mẫu kèm theo gợi ý cách viết mà Download.vn giới thiệu dưới đây sẽ là tư liệu cực kì hữu ích với các bạn học sinh lớp 12. Viết đoạn văn nghị luận về thất bại giúp các bạn nắm được các luận điểm, luận cứ rõ ràng, rành mạch.

That bai

Viết đoạn văn về thất bại không chỉ giúp các bạn có thêm nhiều tư liệu tham khảo, trau dồi ngôn ngữ mà còn có thêm hiểu biết thêm cần phải làm gì từ những thất bại trong cuộc sống. Bên cạnh đó để nâng cao kỹ năng viết văn các bạn xem thêm: đoạn văn nghị luận về hiện tượng sống ảo, đoạn văn viết về sự cống hiến.

Viết đoạn văn suy nghĩ về thất bại trong cuộc sống

Dàn ý viết đoạn văn về thất bại

1. Mở đoạn

Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: nhìn vào thất bại để nâng mình lên.

2. Thân đoạn

a. Giải thích

– Thất bại: cảm giác buồn bã, thất vọng, đau khổ khi chưa đạt được mục tiêu đề ra.

b. Phân tích

– Cuộc sống không phải là ta cứ cố gắng thì sẽ đạt được thành quả như mong muốn.

– Thất bại là điều có thể xảy ra với mọi người

– Thất bại chỉ nói lên rằng mình chưa đủ kinh nghiệm chứ không có nghĩa là bản thân chúng ta yếu kém, không có khả năng.

– Có thất bại mới rút ra được bài học, hoàn thiện bản thân và cẩn thận hơn, từng bước tiến đến thành công.

– Mỗi người hãy đối diện với thất bại một cách vững tâm nhất.

– Không có thất bại sẽ không rút ra được bài học kinh nghiệm và không có được thành công.

c. Bài học rút ra

– Cần có ý thức rèn luyện bản thân, không nên nản chí sau thất bại

– Tự rút ra bài học, phấn đấu vươn lên và hướng về phía trước, hướng đến những điều tích cực.

3. Kết đoạn

Khái quát lại vấn đề nghị luận, rút ra bài học.

Viết đoạn văn 200 chữ trình bày suy nghĩ về bài học từ những thất bại trong cuộc sống

Mỗi chúng ta không ai có thể tự vỗ ngực khẳng định mình không bao giờ gặp thất bại, mình không bao giờ phạm phải sai lầm. Chính những thất bại và sai lầm mới mang lại cho chúng ta những bài học lớn để ta sửa đổi, hoàn thiện bản thân mình hơn. Thất bại là từ dùng để chỉ khi con người nỗ lực nhưng không đạt được thành quả như mình mong muốn, là những cảm xúc buồn bã, tiêu cực bủa vây chúng ta, khiến ta mất đi niềm tin, ý chí, sự quyết tâm, tin tưởng vào bản thân mình. Thất bại xảy đến khi ta chưa đủ kiến thức để xử lí những tình huống trong cuộc sống cũng như báo hiệu cho ta biết ta đã làm sai ở chỗ nào đó trong quá trình, hành trình mình đang đi. Thất bại không phải là dấu chấm hết, chúng ta chỉ thực sự đặt dấu chấm hết khi ta bỏ cuộc. Thất bại giúp ta nhìn nhận lại bản thân mình một cách nghiêm túc, giúp ta rút ra bài học để hoàn thiện bản thân mình nhiều hơn. Thất bại là yếu tố quan trọng để ta trưởng thành hơn. Mỗi người trên hành trình hoàn thiện bản thân của mình sẽ gặp những thất bại khác nhau, có lúc khiến ta nản chí, không muốn tiếp tục, cố gắng. Muốn có được thành công đòi hỏi con người phải vượt qua được cửa ải của thất bại, phải giữ cho mình một ý chí kiên cường, một tinh thần lạc quan, một sự ham học hỏi để có thể tự tin bước đi trên con đường mình đã chọn. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần học tập theo những tấm gương người tốt, việc tốt trong xã hội; thẳng thắn phê phán những người có lối sống dựa dẫm, ỷ lại hoặc mới gặp chút khó khăn, thất bại đã vội vã bỏ cuộc. Cuộc sống vốn đã ngắn ngủi lại chẳng chờ đợi ai bao giờ. Ngay từ hôm nay, ta hãy giữ cho mình một bản lĩnh, một tinh thần thép và tự tin bước đi, chinh phục những ước mơ, mục tiêu, lí tưởng mà bản thân mình đã đề ra.

Xem thêm:  Soạn bài Rừng xà nu

Nghị luận 200 chữ về thất bại

Đoạn văn mẫu 1

Con người không ai là không gặp thất bại trong cuộc sống, trên con đường mà ta đã chọn. Nhưng những thất bại đó sẽ làm cho chúng ta trưởng thành hơn, mạnh mẽ hơn và con đường đi đến thành công sẽ gần hơi, bởi lẽ: “Thất bại là mẹ của thành công”. Thất bại là cảm giác buồn bã, thất vọng, đau khổ khi đã cố gắng nhưng chưa đạt được mục tiêu mà bản thân mình đề ra. Không có thất bại sẽ không rút ra được bài học kinh nghiệm và không có được thành công. Câu nói khuyên nhủ con người sống phải có nghị lực, ý chí, biết vươn lên phía trước thì sẽ sớm có được thành công. Tất cả mọi việc trên đời này không phải dễ dàng mà thành công được, để đạt được thành công, chúng ta phải cần có ý chí theo đuổi mục tiêu. Có thể nói, ý chí, nghị lực chính là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định đến thành công của con người. Nếu trong xã hội con người ai khi gặp khó khăn cũng bỏ cuộc thì xã hội sẽ không phát triển được như hiện nay, con người sẽ rơi vào bế tắc. Bên cạnh đó, người có ý chí, nghị lực luôn là tấm gương sáng để chúng ta học tập và noi theo, giúp xã hội này tiến bộ hơn. Tuy nhiên, trong xã hội vẫn còn có nhiều người nóng vội, muốn đạt được thành quả nhanh chóng, lại có người dễ nản chí, bỏ cuộc khi gặp khó khăn,… những người này đáng bị xã hội chỉ trích, phê phán. Mỗi chúng ta ai cũng hiểu được vai trò, tầm quan trọng của ý chí đối với cuộc sống, chính vì thế, chúng ta cần rèn luyện cho bản thân mình một ý chí bền bỉ, sẵn sàng đối mặt với mọi khó khăn, thử thách.

Đoạn văn mẫu 2

Có bao giờ bạn từng nghĩ: đoạn đường tương lai phía trước của mình sẽ như thế nào không? Mình sẽ là ai? Thành công hay thất bại? Nhưng bạn ơi, bạn hãy nhớ rằng, ở đời có thành có bại, bởi lẽ: Thất bại là mẹ của thành công. Thất bại là cảm giác buồn bã, thất vọng, đau khổ khi đã cố gắng nhưng chưa đạt được mục tiêu mà bản thân mình đề ra. Không có thất bại sẽ không rút ra được bài học kinh nghiệm và không có được thành công. Còn thành công là khi chúng ta đạt được mục tiêu, mơ ước, có được những thứ bản thân mình đề ra, phát triển con người như mình mong đợi. Đó là cảm giác hạnh phúc, hãnh diện, tự hào về những thứ mình gây dựng được từ mồ hôi công sức của mình. Trên con đường của mình sẽ có lúc chúng ta gặp thất bại, nhưng hãy biết đứng lên để vượt qua thất bại đó, hướng đến mục tiêu và ta sẽ có được thành công. Cuộc sống không phải lúc nào cũng màu hồng, cũng như không phải ta cứ cố gắng thì sẽ đạt được thành quả như mong muốn. Thất bại là điều sẽ luôn xảy ra với mọi người, thất bại chỉ nói lên rằng mình chưa đủ kinh nghiệm để hoàn thành tốt công việc, thất bại không có nghĩa là bản thân chúng ta yếu kém, không có khả năng. Có thất bại mới rút ra được bài học, hoàn thiện bản thân và cẩn thận hơn rồi từng bước tiến đến thành công, chính vì thế, mỗi người hãy đối diện với thất bại một cách vững tâm nhất. Mỗi chúng ta cần có ý thức rèn luyện bản thân mình, không nên nản chí sau mỗi lần thất bại, hãy tự rút ra bài học cho mình, phấn đấu vươn lên và hướng về phía trước, hướng đến những điều tích cực, mọi sự cố gắng đều sẽ được đền đáp xứng đáng. Mỗi người hãy rèn luyện cho bản thân lối suy nghĩ tích cực, biết đứng dậy sau vấp ngã nỗ lực đạt đến thành công để có thể tạo ra nhiều giá trị tốt đẹp hơn cho cuộc đời.

Xem thêm:  Văn mẫu lớp 12: Đoạn văn nghị luận về lối sống đẹp (Dàn ý + 11 Mẫu)

Đoạn văn mẫu 3

Nhà thơ Tố Hữu từng viết: “Ai chiến thắng mà chưa hề chiến bại/ Ai nên khôn mà chưa dại đôi lần”. Thật vậy, chẳng có chiến thắng nào lại tự dưng đến, nó chính là kết quả tổng hợp của những thất bại mà bạn đã trải qua. Đúng như câu nói “Thất bại là mẹ của thành công”. Thất bại là kết quả mà bạn không đạt được như điều mình mong muốn. Và “thất bại là mẹ của thành công” là nhấn mạnh đến những thứ bạn không đạt được ấy chính là kinh nghiệm, bài học quý báu để giúp bạn chinh phục được điều mình mong muốn. Xét về mặt khao khát của con người thì chẳng ai mong muốn mình thất bại cả. Vì thất bại thật đau đớn, bao nhiêu sự nỗ lực, công sức, tiền của, thậm chí cả sự giúp đỡ của gia đình và bè bạn nữa đều đổ sông đổ biển. Nhưng xét đường dài trong cuộc đời mỗi người, thất bại lại trở thành những điều thực sự quý báu. Bạn có thể chán nản, tuyệt vọng, cho phép mình khóc thật to khi thất bại… nhưng chắc chắn điều đó chỉ diễn ra trong chốc lát thôi. Nhìn nhận lại, bạn phải phát hiện ra bạn thất bại từ đâu, điều gì khiến bạn không đạt được thành công như mình mong ước. Trong đó quan trọng nhất là năng lực, ý chí của bản thân đã đủ chưa để làm được điều đó. Thất bại lúc ấy không phải điều nhục nhã như bạn tưởng, nó lại trở thành ánh sáng soi đường để bạn đứng dậy đi tiếp. Thiết nghĩ Walt Disney mà sớm bỏ cuộc vì sự gạt bỏ của chủ đầu tư thì ông sẽ không tạo ra những nhân vật hoạt hình để đời cho trẻ em trên toàn thế giới. Thomas Edison không dám chắc mình sẽ tạo ra bóng đèn nếu không lấy bài học từ 10.000 lần thử nghiệm thất bại. Chân dung những “con cá mập” trong chương trình Shark Tank (Thương vụ bạc tỷ) chẳng dễ dàng gì ngồi vào ghế nóng để cho những bạn trẻ lập nghiệp kêu gọi vốn đầu tư. Có người trong số họ phải trả giá bằng máu và nước mắt. Ấy vậy mà ngoài kia, nhất là những bạn trẻ thất bại dù trong một chuyện cỏn con cũng cảm thấy yếu đuối, oán trách hết người này người nọ. Hay có những người vấp ngã một lần đã vội thu mình lại, sợ hãi chẳng dám dũng cảm đứng lên và bước tiếp. Thất bại là một phần của cuộc sống, nó chính là thứ sẽ xảy ra trong cuộc đời của các bạn dù ít hay nhiều. Nó có nhiều ý nghĩa tích cực hơn là những đau khổ mà chúng ta nghĩ. Vấn đề của bạn là sẽ đón nhận thất bại như thế nào? Có tỉnh táo và vững vàng để nhận ra nó là thử thách của bản thân mà mình phải cố gắng học tập và rèn luyện để vượt qua. Ai rồi cũng sẽ đi qua thất bại, tôi tin là thế!

Viết đoạn văn nghị luận về thất bại

Đoạn văn mẫu 1

Cuộc sống hằng ngày ta thường gặp những khó khăn, trở ngại, thậm chí có lúc bị thất bại. Song chính sự thất bại đã làm cho con người trưởng thành, giàu kinh nghiệm và vững vàng đi đến thành công. Với ý nghĩa đó, câu nói của Henry Ford “Thất bại đơn giản chỉ là cơ hội dể bắt đầu lại mọi thứ một cách thông minh hơn” thực sự đã mang lại cho chúng ta nhiều ý nghĩa. Thất bại không phải là sự kết thúc mà thất bại chính là cơ hội rất tốt để ta bắt đầu làm lại khi đã có kinh nghiệm, sẽ không lặp lại sai lầm trước đó, một sự khởi đầu mới thông minh hơn trước. Thất bại sẽ đem đến cho ta những bài học về nguyên nhân thất bại dể ta tìm cách khắc phục những nguyên nhân đó và dẫn đến thành công trong lần sau, vì người xưa có câu “Thất bại là mẹ thành công”. Tuy nhiên chúng ta cần phê phán một số người có những biểu hiện tiêu cực sau thất bại, thất vọng, bi quan, chán nản dễ đầu hàng. Câu nói như một lời khuyên, thất bại là chuyện thường tình trong cuộc sống hãy dũng cảm đối diện với thất bại, biến nó thành một cơ hội tốt để ta sửa chữa. Chính thất bại sẽ giúp chúng ta đạt được thành công.

Xem thêm:  Văn mẫu lớp 12: Nghị luận xã hội về ý thức học tập của học sinh

Đoạn văn mẫu 2

Trong cuộc đời của mỗi người bên cạnh những thành công có lẽ không tránh khỏi những lần thất bại. Vậy thất bại là gì? Nó có ảnh hưởng như thế nào tới chúng ta? Thất bại là trạng thái hụt hẫng, bế tắc khi không thể hoàn thành được mục tiêu mà mình đã đặt ra hay thua cuộc trước một ai đó. Dù xuất phát từ nguyên nhân khách quan hay chủ quan, nó vẫn để lại những hậu quả nghiêm trọng cho chúng ta cả về vật chất lẫn tinh thần. Đặc biệt, thất bại có thể khiến ta mất đi niềm tin vào bản thân, trở nên bi quan, tuyệt vọng. Vậy nhưng, “thất bại là mẹ thành công”, nếu biết đối mặt bằng một thái độ đúng đắn, ta hoàn toàn có thể biến nó trở thành bước đệm để thực hiện hoài bão của mình. Hãy đứng lên từ những thất bại, hãy lấy thất bại làm động lực và hãy biến nỗi đau thành những kỷ niệm ngọt ngào. Bạn đừng nản chí mà hãy bình tĩnh để trí óc tỉnh táo. Hãy để khát vọng và mơ ước tiếp thêm sức mạnh tinh thần. Bạn biết không ? Để tạo ra dây tóc bóng đèn, Edison đã thất bại hơn một nghìn lần; cái tên Seven Up xuất phát từ bảy lần hãng phải bắt đầu lại từ đầu; Jack Ma cũng đã bảy lần trắng tay trước khi gây dựng đế chế Alibaba… Vậy nên, đừng bao giờ nản lòng khi gặp phải thất bại. Hãy rút ra những bài học từ thất bại và biến nó trở thành động lực, chắc chắn thành công sẽ mỉm cười với bạn.

Đoạn văn mẫu 3

“Thất bại là mẹ thành công” – bạn có đồng ý không? Mới nghe qua có vẻ vô lí vì thất bại là sự đối lập của thành công vậy tại sao lại là “mẹ” của thành công được? Thành công là trạng thái mà con người đạt được mục đích mà họ mong muốn. Còn thất bại thì ngược lại đó là khi chúng ta không đạt được điều mình muốn. Trong câu nói này ý chỉ rằng thất bại chính là tiền đề để tạo nên sự thành công. Khi bạn thất bại bạn sẽ có kinh nghiệm hơn về việc đó để rồi sau này có thể hạn chế được mặt tiêu cực và đạt được thành công. Sau thất bại bạn sẽ có động lực để vực dậy, sửa đổi mặt yếu kém. Cứ như thế thành công sẽ chào đón bạn. Các nhà khoa học đã phải thất bại rất nhiều trước khi có những phát minh có thể làm thay đổi cả thế giới. Nhưng nếu khi bạn thất bại mà chán nản, bỏ cuộc để rồi bạn sẽ không bao giờ đạt được thành công mà bạn mong muốn. Chúng ta cần có ý thức, nghị lực để khắc phục thất bại và biến nó thành thành công. Thất bại chưa là dấu chấm hết, nó thực sự kết thúc là khi bạn không có nghị lực sống để giải quyết thất bại. Cánh cửa thành công luôn chào đón bạn, vậy tại sao bạn không tự đứng lên để Bắt Đầu.

Đoạn văn mẫu 4

Trong cuộc sống của chúng ta, thành hay bại, thắng hay thua là đều phụ thuộc vào tính cách của con người. Thường thì phải qua thất bại rồi mới đến thành công. Nhưng cũng có người thấy thất bại đã cúi đầu chấp nhận một cách dễ dàng. Bàn về thái độ của con người trước thất bại, tổng thống Mỹ – A.Linconl cho rằng “Điều tôi muốn biết trước tiên không phải là bạn đã thất bại ra sao mà bạn đã chấp nhận nó như thế nào”. “Thất bại” là hỏng việc, thua mất, là không đạt được kết quả, mục đích như dự định. Điều quan trọng hơn cả là nhận thức, thái độ của con người trước sự thất bại trong cuộc sống. Trước một sự việc không thành, con người cần có sự bình tĩnh để tìm hiểu nguyên nhân của sự thất bại (khách quan và chủ quan). Dám đối mặt để chấp nhận, không né tránh sự thật, cũng không đổ lỗi hoàn toàn cho khách quan. Biết “dậy mà đi” sau mỗi lần vấp ngã, biết rút ra bài học từ những thất bại đã qua để tiếp tục thực hiện công việc và ước mơ của mình. Thất bại là môi trường tôi luyện ta trưởng thành hơn (A.Linconl là con người đã 8 lần thất bại nặng nề trong cuộc đời và một ngày ông trở thành tổng thống của nước Mỹ). Cần phê phán những kẻ ủy mị, yếu đuối, ngại khó ngại khổ. Qua đây chúng ta cần nhớ: Phải biết cách chấp nhận sự thất bại để có thái độ sống tích cực. Không đắm chìm trong thất vọng nhưng cũng không được bất cần trước mọi sự việc, không để một sự thất bại nào đó lặp lại trong đời.

[ad_2]

Đăng bởi: THPT An Giang

Chuyên mục: Học Tập

Viết một bình luận