Văn mẫu lớp 9: Dàn ý nghị luận về ý chí, nghị lực sống

Photo of author

By THPT An Giang

[ad_1]

Nội dung đang xem: Văn mẫu lớp 9: Dàn ý nghị luận về ý chí, nghị lực sống

Văn mẫu lớp 9: Dàn ý nghị luận về ý chí, nghị lực sống gồm 2 mẫu, giúp các em học sinh lớp 9 tham khảo, biết cách xây dựng dàn ý thật chi tiết, đầy đủ những ý quan trọng để viết văn nghị luận xã hội thật sâu sắc.

Ý chí

Ý chí, nghị lực sống chính là bản lĩnh, lòng quyết tâm vươn lên trong cuộc sống của mỗi con người. Ý chí giúp con người suy nghĩ đúng đắn, tích cực hơn, đây cũng chính là chìa khóa để vươn tới thành công. Mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây:

Lập dàn ý nghị luận xã hội về ý chí, nghị lực sống của con người

Dàn ý Nghị luận xã hội về ý chí, nghị lực sống

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: ý chí, nghị lực sống của con người. (Một trong những đức tính quý báu của con người mà ai cũng cần rèn luyện chính là ý chí, nghị lực).

Lưu ý: Học sinh lựa chọn cách viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy theo năng lực của bản thân.

2. Thân bài

a. Giải thích

Ý chí, nghị lực sống của con người trì là sự nhẫn nại, cố gắng, quyết tâm vươn lên, theo đuổi mục tiêu của mình cho dù gặp nhiều khó khăn, trở ngại và vấp ngã.

b. Phân tích

Tất cả mọi việc trên đời này không phải dễ dàng mà thành công được, để đạt được thành công, chúng ta phải cần có ý chí theo đuổi mục tiêu. Có thể nói, ý chí, nghị lực chính là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định đến thành công của con người.

Xem thêm:  Văn mẫu lớp 9: Nghị luận về tính tự chủ

Nếu trong xã hội con người ai khi gặp khó khăn cũng bỏ cuộc thì xã hội sẽ không phát triển được như hiện nay, con người sẽ rơi vào bế tắc.

Người có ý chí, nghị lực luôn là tấm gương sáng để chúng ta học tập và noi theo, giúp xã hội này tiến bộ hơn.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng để minh họa cho bài làm văn của mình.

Lưu ý: dẫn chứng phải xác thực, tiêu biểu, được nhiều người biết đến.

Gợi ý: nhà giáo Nguyễn Ngọc Kí, chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà bác học Thomas Edison,…

d. Phản biện

Trong xã hội vẫn còn có nhiều người nóng vội, muốn đạt được thành quả nhanh chóng, lại có người dễ nản chí, bỏ cuộc khi gặp khó khăn,… những người này đáng bị xã hội chỉ trích, phê phán.

3. Kết bài

Khái quát và khẳng định lại tầm quan trọng của ý chí, nghị lực sống của con người đồng thời rút ra bài học, liên hệ bản thân.

Dàn ý nghị luận về ý chí, nghị lực sống của con người

I. Mở bài

  • Dẫn dắt, nêu vấn đề cần nghị luận: ý chí nghị lực sống của con người.

II. Thân bài

* Luận điểm 1: Giải thích khái niệm ý chí nghị lực

  • Ý chí, nghị lực là bản lĩnh, sự dũng cảm và lòng quyết tâm cố gắng vượt qua thử thách dù khó khăn, gian khổ đến đâu để đạt được mục tiêu đề ra.
  • Người có ý chí nghị lực là người có ý chí sức sống mạnh mẽ, luôn kiên trì, nhẫn nại vượt qua những khó khăn, chông gai trong cuộc đời để vươn lên, khắc phục hoàn cảnh đi đến thành công.
Xem thêm:  Văn mẫu lớp 9: Đóng vai người cháu kể lại câu chuyện Bếp lửa

* Luận điểm 2: Nguồn gốc, biểu hiện của ý chí nghị lực

– Nguồn gốc: Nghị lực của con người không phải trời sinh ra mà có, nó xuất phát và được rèn luyện từ gian khổ của cuộc sống.

– Biểu hiện của ý chí nghị lực:

  • Người có nghị lực luôn có thể chuyển rủi thành may, chuyển họa thành phúc, không khuất phục số phận và đổ lỗi thất bại do số phận. Ví dụ: Milton, Beethoven…
  • Luôn biết khắc phục hoàn cảnh khó khăn bằng cách tự lao động, mưu sinh, vừa học vừa làm, tự mở cho mình con đường đến tương lai tốt đẹp.
  • Những người bị bệnh tật hiểm nghèo hoặc bị khiếm khuyết trên thân thể: cố gắng tự chăm sóc cho bản thân, cố gắng tập luyện, làm những việc có ích.

* Luận điểm 3: Vai trò, ý nghĩa của ý chí nghị lực

  • Nghị lực giúp con người đối chọi với khó khăn, vượt qua thử thách của cuộc sống một cách dễ dàng hơn. Ví dụ: Bill Gate…
  • Có niềm tin vào bản thân, tinh thần lạc quan để theo đuổi đến cùng mục đích, lí tưởng sống.
  • Thay đổi được hoàn cảnh số phận, cuộc sống có ích, có ý nghĩa hơn.
  • Trở thành những tấm gương về ý chí, nghị lực vượt lên số phận.
  • Người có ý chí nghị lực sẽ luôn được mọi người ngưỡng mộ, cảm phục, đồng thời tạo được lòng tin ở người khác.
Xem thêm:  Văn mẫu lớp 9: Đoạn văn nói về cảm xúc của em khi được thưởng thức một tác phẩm văn nghệ

* Bình luận, mở rộng

– Phê phán những người không có ý chí, nghị lực:

  • Những người chưa làm nhưng thấy khó khăn đã nản chí, thấy thất bại thì hủy hoại và sống bất cần đời.
  • Những người có điều kiện đầy đủ nhưng không chịu học tập, buông thả, không nghĩ đến tương lai.
  • Những người khi gặp khó khăn là buông xuôi, nản chí, phó mặc cho số phận.

=> Lối sống cần lên án gay gắt.

– Phương hướng rèn luyện:

  • Rèn luyện ý chí, nghị lực, luôn biết vươn lên, vượt qua khó khăn trong cuộc sống.
  • Biết chấp nhận những khó khăn, thử thách, coi khó khăn, thử thách là môi trường để tôi luyện.

* Bài học nhận thức và hành động:

  • Cuộc sống nhiều gian nan, thử thách thì nghị lực sống là rất quan trọng.
  • Cần phải học cách rèn luyện mình để có thể vững vàng và trưởng thành hơn sau mỗi lần vấp ngã.
  • Rèn luyện bản thân thành người có ý chí và nghị lực để vượt qua mọi chông gai và thử thách trên chặng đường dài.
  • Lên án, phê phán những người sống mà không có ý chí nghị lực, không có niềm tin về cuộc sống.
  • Học tập những tấm gương sáng để đi tới thành công.

III. Kết bài

  • Khẳng định lại vai trò quan trọng của ý chí nghị lực trong cuộc sống.
  • Liên hệ bản thân.

[ad_2]

Đăng bởi: THPT An Giang

Chuyên mục: Học Tập

Viết một bình luận