Vật lí 10 Bài 9: Chuyển động thẳng biến đổi đều

Photo of author

By THPT An Giang

[ad_1]

Nội dung đang xem: Vật lí 10 Bài 9: Chuyển động thẳng biến đổi đều

Giải Vật lí 10 Bài 9: Chuyển động thẳng biến đổi đều sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các em học sinh lớp 10 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để biết cách trả lời các câu hỏi bài học Bài 9 trang 40 thuộc chương 2: Động học.

Giải bài tập Vật lý 10 Bài 9: Chuyển động thẳng biến đổi đều giúp các em hiểu được kiến thức về cách tính chuyển động thẳng biến đổi đều, từ đó sẽ trả lời toàn bộ các câu hỏi của Bài 9 chương II trong sách giáo khoa Vật lí 10 Kết nối tri thức với cuộc sống. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bài Soạn Vật lí 10 Bài 9: Chuyển động thẳng biến đổi đều, mời các bạn cùng tải tại đây. Ngoài ra các bạn xem thêm Bài tập chuyển động thẳng biến đổi đều.

Giải Vật lí 10 Bài 9: Chuyển động thẳng biến đổi đều

Bài 1 trang 43

Đồ thị vận tốc – thời gian ở Hình 9.5 mô tả chuyển động của một chú chó con đang chạy trong ngõ thẳng và hẹp.

a) Hãy mô tả chuyển động của chú chó.

b) Tính quãng đường đi được và độ dịch chuyển của chú chó sau 2s; 4s; 7s và 10s bằng đồ thị và bằng công thức.

vat li 10 bai 9 1

Gợi ý đáp án

a) Mô tả chuyển động:

Xem thêm:  Bài tập liên quan và Công thức tính gia tốc.

– Từ giây thứ 0 đến giây thứ 2: chuyển động thẳng đều với vận tốc 1 m/s.

– Từ giây thứ 2 đến giây thứ 4: chuyển động thẳng nhanh dần đều từ 1 m/s đến 3 m/s.

– Từ giây thứ 4 đến giây thứ 7: chuyển động chậm dần đều từ 3 m/s về 0 m/s.

– Từ giây thứ 7 đến giây thứ 8: đứng yên.

– Từ giây thứ 8 đến giây thứ 9: chuyển động thẳng nhanh dần đều theo chiều ngược lại (theo chiều âm).

– Từ giây thứ 9 đến giây thứ 10: chuyển động thẳng đều theo chiều âm.

b) Tính quãng đường và độ dịch chuyển bằng đồ thị

– Sau 2 giây:

+ Quãng đường: s1 = 1.2 = 2m

+ Độ dịch chuyển: d1 = 1.2 = 2m

– Sau 4 giây:

+ Quãng đường: s2 = s1 + \frac12.(1 + 3).2 = 6m

+ Độ dịch chuyển: d2 = d1 + \frac12.(1 + 3).2 = 6m

– Sau 7 giây:

+ Quãng đường: s3 = s2 + \frac12.3.3 = 10,5m

+ Độ dịch chuyển: d3 = d2 + \frac12.3.3 = 10,5m

– Sau 10 giây:

+ Từ giây thứ 7 đến giây thứ 8 vật đứng yên nên quãng đường bằng 0.

+ Quãng đường: s4 = s3 + \frac12.1.1 + 1.1 = 12m

+ Độ dịch chuyển: d4 = d3 + \frac12.(-1).1 + (-1).1 = 9m

Tính quãng đường và độ dịch chuyển bằng công thức:

vat li 10 bai 9 2

– Sau 2 giây:

+ Độ dịch chuyển: d1 = v0t1 = 1.2 = 2m

+ Vật chuyển động thẳng không đổi chiều nên quãng đường bằng độ dịch chuyển: s1 = d1 = 2m

– Sau 4 giây:

+ Gia tốc tính từ giây thứ 2 đến giây thứ 4: a_1\;=\;\frac{v_2\;-\;v_1}{4\;-\;2}\;=\;\frac{3-1}{4-2}\;=\;1\;m/s^2

+ Độ dịch chuyển:

d_2\;=\;d_1\;+\;v_1\;t_2\;+\;\frac12\;a_1\;t_2^2\;=\;2\;+\;1\;.\;2\;+\;\frac12\;.\;1\;.\;2^2\;=\;6\;m

+ Vật chuyển động thẳng không đổi chiều nên quãng đường bằng độ dịch chuyển: s2 = d2 = 6m

– Sau 7 giây:

+ Gia tốc tính từ giây thứ 4 đến giây thứ 7: a_2\;=\;\frac{v_3\;-\;v_2}{7\;-\;4}\;=\;\frac{0\;-\;3}{7\;-\;4}\;=\;-1\;m/s^2

Xem thêm:  Vật lí 10 Bài 20: Một số ví dụ về cách giải các bài toán thuộc phần động lực học

+ Độ dịch chuyển: d_3\;=\;d_2\;+\;v_2\;t_3\;+\;\frac12\;a_2\;t_3^2\;=\;6\;+\;3\;.\;3\;+\;\frac12\;.\;(-1)\;.\;3^2\;=\;10,5\;m

+ Vật chuyển động thẳng không đổi chiều nên quãng đường bằng độ dịch chuyển: s3 = d3 = 10,5m

– Sau 10 giây:

+ Từ giây thứ 7 đến giây thứ 8 vật đứng yên nên quãng đường bằng 0.

+ Từ giây thứ 8 đến giây thứ 9 vật chuyển động theo chiều âm

+ Gia tốc tính từ giây thứ 8 đến giây thứ 9: a_3\;=\;\frac{v_5\;-\;v_4}{9\;-\;8}\;=\;\frac{-\;1\;-\;0}{9\;-\;8}\;=\;-1\;m/s^2

+ Độ dịch chuyển từ giây thứ 8 đến giây thứ 9: d_4\;=\;v_4\;t_5\;+\;\frac12\;a_3\;t_5^2\;=\;0\;.\;1\;+\;\frac12\;.\;(-1)\;.\;1^2\;=\;-\;0,5\;m

+ Quãng đường vật đi được từ giây thứ 8 đến giây thứ 9 là: s’ = 0,5m

+ Từ giây thứ 9 đến giây thứ 10 vật chuyển động thẳng đều nên gia tốc bằng 0

+ Độ dịch chuyển từ giây thứ 9 đến giây thứ 10: d5 = v5t6 = (-1) . 1 = -1m

+ Quãng đường vật đi được từ giây thứ 9 đến giây thứ 10 là: s” = 1m

+ Độ dịch chuyển sau 10 giây: d = d3 + d4 + d5 = 10,5 – 0,5 – 1 = 9m

+ Quãng đường sau 10 giây: s = s3 + s4 + s5 = 10,5 + 0,5 + 1 = 12m

Bài 2 trang 43

Một vận động viên đua xe đạp đường dài vượt qua vạch đích với tốc độ 10 m/s. Sau đó vận động viên này đi chậm dần đều thêm 20 m mới dừng lại. Coi chuyển động của vận động viên là thẳng.

a) Tính gia tốc của vận động viên trong đoạn đường sau khi qua vạch đích.

b) Tính thời gian vận động viên đó cần để dừng lại kể từ khi cán đích.

c) Tính vận tốc trung bình của người đó trên quãng đường dừng xe.

Gợi ý đáp án

a)

Áp dụng công thức: v^2\;-\;v_0^2\;=\;2ad

Gia tốc của vận động viên trong đoạn đường sau khi qua vạch đích (khi dừng lại v = 0) là

Xem thêm:  Vật lí 10 Bài 1: Khái quát về môn Vật lí

a\;=\;\frac{v^2\;-\;v_0^2}{2d}\;=\;\frac{0^2\;-\;10^2}{2\;.\;20}\;=\;-\;2,5\;m/s^2

b) Thời gian vận động viên cần để dựng lại kể từ khi cán đích là:

t\;=\;\frac{v\;-\;v_0}a\;=\;\frac{0\;-\;10}{-\;2,5}\;=\;4s

c) Vận tốc trung bình của người đó trên quãng đường dừng xe là:

v_{tb}\;=\;\frac{v\;+\;v_0}2\;=\;\frac{0\;+\;10}2\;=\;5\;m/s

Hoặc có thể áp dụng công thức: v_{tb}\hspace{0.278em}=\;\frac dt\;=\;\frac{20}4\;=\;5\;m/s\hspace{0.278em}

[ad_2]

Đăng bởi: THPT An Giang

Chuyên mục: Học Tập

Viết một bình luận