Vật lí 9 Bài 21: Nam châm vĩnh cửu

Photo of author

By THPT An Giang

[ad_1]

Nội dung đang xem: Vật lí 9 Bài 21: Nam châm vĩnh cửu

Vật lí 9 Bài 21: Nam châm vĩnh cửu giúp các em học sinh lớp 9 nắm vững kiến thức về khái niệm, đặc điểm và ứng dụng của Nam châm vĩnh cửu. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Vật lí 9 chương II trang 58, 59, 60.

Giải bài tập Vật lí 9 bài 21 được biên soạn chi tiết, chính xác, đầy đủ lý thuyết và giải các bài tập trong SGK phần câu hỏi in nghiêng và phần bài tập. Qua đó giúp các bạn học sinh có thể so sánh với kết quả mình đã làm, củng cố, bồi dưỡng và kiểm tra vốn kiến thức của bản thân. Vậy sau đây là nội dung chi tiết soạn Vật lý 9 Bài 21 Nam châm vĩnh cửu, mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.

Nam châm nào cũng có hai cực.

Khi để tự do,cực luôn chỉ hướng Bắc gọi là cực Bắc, cực luôn chỉ hướng Nam gọi là cực Nam

Kim nam châm, labàn, Đi-na-mô xe đạp, Loa điện (loa điện có cả hai loại nam châm), động cơ điện đơn giản, máy phát điện đơn giản…

Giải bài tập Vật lí 9 trang 58, 59, 60

Câu C1

Nhớ lại kiến thức về từ tính của nam châm ở lớp 5 và lớp 7, hãy đề xuất và thực hiện một thí nghiệm để phát hiện xem một thanh kim loại có phải là nam châm hay không ?

Gợi ý đáp án

Đưa thanh kim loại đó đến gần vụn sắt trộn lẫn vụn nhôm, đồng….Nếu thanh kim loại hút vụn sắt thì nó là nam châm.

Xem thêm:  Vật lí 9 Bài 30: Bài tập vận dụng quy tắc nắm tay phải và quy tắc bàn tay trái

Câu C2

Đặt kim nam châm trên giá thẳng đứng như mô tả hình 21.1

+ Khi đã đứng cân bằng, kim nam châm nằm dọc theo hướng nào?

+ Xoay cho kim nam châm lệch khỏi hướng vừa xác định, buông tay. Khi đã đứng cân bằng trở lại, kim nam châm còn chỉ hướng như lúc đầu nữa không? Làm lại thí nghiệm hai lần và cho nhận xét.

vat li 9 bai 21 nam cham vinh cuu

Gợi ý đáp án

+ Khi đã đứng cân bằng, kim nam châm dọc theo hướng Nam – Bắc.

+ Khi đã đứng cân bằng trở lại, kim nam châm vẫn chỉ hướng Nam – Bắc như cũ.

Câu C3

Đưa từ cực của hai nam châm lại gần nhau (hình 21.3). Quan sát hiện tượng cho nhận xét.

vat li 9 bai 21 nam cham vinh cuu 1

Gợi ý đáp án

Khi đưa từ cực của hai nam châm lại gần nhau thì cực Bắc của kim nam châm sẽ bị hút về phía cực Nam của thanh nam châm.

Câu C4

Đổi đầu một trong hai nam châm rồi đưa chúng lại gần nhau. Có hiện tượng gì xảy ra với các nam châm?

Gợi ý đáp án

Đổi đầu một trong hai nam châm rồi đưa chúng lại gần nhau, các cực cùng tên của hai nam châm sẽ đẩy nhau.

Câu C5

Theo em, có thể giải thích thế nào hiện tượng hình nhân đặt trên xe của Tổ Xung Chi luôn chỉ hướng Nam?

Gợi ý đáp án

Có thể Tổ Xung Chi đã lắp đặt trên xe một thanh nam châm (đây chỉ là giả thuyết, gắn với nội dung bài học, giúp học sinh tập tập vận dụng kiến thức để giải thích hiện tượng đã nêu)

Xem thêm:  Định luật bảo toàn năng lượng

Câu C6

Người ta dùng la bàn để xác định hướng Bắc, Nam(hình 21.4). Tìm hiểu cấu tạo của la bàn. Hãy cho biết bộ phận nào của la bàn có tác dụng chỉ hướng. Giải thích. Biết rằng mặt số của la bàn có thể quay độc lập với kim nam châm.

vat li 9 bai 21 nam cham vinh cuu 2

Gợi ý đáp án

Bộ phận chỉ hướng của la bàn là kim nam châm. Tại mọi vị trí trên Trái Đất, kim nam châm luôn chỉ hướng Nam – Bắc (trừ ở hai cực của Trái Đất).

Câu C7

Hãy xác định tên từ cực của các nam châm thường dùng trong phòng thí nghiệm (nam châm thẳng, nam châm chữ U, kim nam châm).

Gợi ý đáp án

Đầu của thanh nam châm có ghi chữ N là cực Bắc, đầu có ghi chữ S là cực Nam.

Câu C8

Xác định tên các từ cực của thanh nam châm trên hình 21.5

vat li 9 bai 21 nam cham vinh cuu 3

Gợi ý đáp án

Trên hình 21.5, sát với cực có ghi chữ N (cực Bắc) của thanh nam châm treo trên dây là cực Nam của thanh nam châm.

Trắc nghiệm Vật lí 9 Bài 21

Câu 1: Nam châm vĩnh cửu có:

A. Một cực
B. Hai cực
C. Ba cực
D. Bốn cực

Câu 2: Có hai thanh kim loại A, B bề ngoài giống hệt nhau, trong đó một thanh là nam châm. Làm thế nào để xác định được thanh nào là nam châm?

A. Đưa thanh A lại gần thanh B, nếu A hút B thì A là nam châm.
B. Đưa thanh A lại gần thanh B, nếu A đẩy B thì A là nam châm.
C. Dùng một sợi chỉ mềm buộc vào giữa thanh kim loại rồi treo lên, nếu khi cân bằng thanh đó luôn nằm theo hướng Bắc – Nam thì đó là thanh nam châm.
D. Đưa thanh kim loại lên cao rồi thả cho rơi, nếu thanh đó luôn rơi lệch về một cực của Trái Đất thì đó là nam châm.

Xem thêm:  Vật lí 9 Bài 43: Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ

Câu 3: Một nam châm vĩnh cửu có đặc tính nào dưới đây?

A. Khi bị cọ xát thì hút các vật nhẹ.
B. Khi bị nung nóng lên thì có thể hút các vụn sắt.
C. Có thể hút các vật bằng sắt.
D. Một đầu có thể hút, còn đầu kia thì đẩy các vụn sắt.

Câu 4: Chọn câu trả lời đúng.

Trên thanh nam châm chỗ nào hút sắt mạnh nhất?

A. Phần giữa của thanh
B. Chỉ có từ cực Bắc
C. Cả hai từ cực
D. Mọi chỗ đều hút sắt mạnh như nhau

Câu 5: Khi nào hai thanh nam châm hút nhau?

A. Khi hai cực Bắc để gần nhau.
B. Khi để hai cực khác tên gần nhau.
C. Khi hai cực Nam để gần nhau.
D. Khi để hai cực cùng tên gần nhau.

Câu 6: Khi một thanh nam châm thẳng bị gãy thành hai nửa. Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Mỗi nửa tạo thành nam châm mới chỉ có một từ cực ở một đầu
B. Hai nữa đều mất hết từ tính.
C. Mỗi nửa tạo thành một nam châm mới có hai cực cùng tên ở hai đầu.
D. Mỗi nửa tạo thành một nam châm mới có hai cực từ khác tên ở hai đầu.

Câu 7: Vì sao có thể nói rằng Trái Đất giống như một thanh nam châm khổng lồ?

A. Vì Trái Đất hút tất cả các vật về phía nó.
B. Vì Trái Đất hút các vật bằng sắt về phía nó.
C. Vì Trái Đất hút các thanh nam châm về phía nó.
D. Vì mỗi cực của thanh nam châm để tự do luôn hướng về một cực của Trái Đất.

[ad_2]

Đăng bởi: THPT An Giang

Chuyên mục: Học Tập

Viết một bình luận