Viết đoạn văn giới thiệu bài thơ chữ Hán hoặc chữ Nôm của Nguyễn Trãi

Photo of author

By THPT An Giang

[ad_1]

Nội dung đang xem: Viết đoạn văn giới thiệu bài thơ chữ Hán hoặc chữ Nôm của Nguyễn Trãi

Văn mẫu lớp 10: Viết đoạn văn giới thiệu bài thơ chữ Hán hoặc chữ Nôm của Nguyễn Trãi là một đề tài rất hay nằm trong chủ đề rất hay nằm trong chương trình Ngữ văn 10 sách Kết nối tri thức với cuộc sống tập 2.

Đoạn văn giới thiệu bài thơ chữ Hán, Nôm của Nguyễn Trãi mang đến 2 đoạn văn mẫu hay. Giúp các bạn học sinh lớp 10 có thêm nhiều gợi ý tham khảo, trau dồi kiến thức để biết cách viết đoạn văn hay, đồng thời biết cách trả lời câu hỏi phần Kết nối đọc – viết bài Tác giả Nguyễn Trãi – Kết nối tri thức 10.

Viết đoạn văn giới thiệu bài thơ chữ Hán hoặc chữ Nôm của Nguyễn Trãi

Đề bài: Sưu tầm một bài thơ chữ Hán hoặc chữ Nôm của Nguyễn Trãi và viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) giới thiệu bài thơ đó.

Đoạn văn giới thiệu bài thơ chữ Hán hoặc chữ Nôm của Nguyễn Trãi

– Bài thơ Ba tiêu

Tự bén hơi xuân tốt lại thêm,
Đầy buồng lạ, màu thâu đêm.
Tình thư một bức phong còn kín,
Gió nơi đâu, gượng mở xem

(Ba tiêu – Cây chuối của Nguyễn Trãi)

Bài thơ Ba tiêu – Cây chuối của danh nhân Nguyễn Trãi là một bài thơ viết bằng chữ Nôm tuy ngắn gọn, giản dị nhưng không kém phần độc đáo. Bài thơ được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt, nằm trong tập thơ Quốc âm thi tập nổi tiếng của Nguyễn Trãi. Chỉ vỏn vẹn bốn câu thơ ngắn gọn với câu chữ, giọng điệu gần gũi và thân thuộc, Nguyễn Trãi đã khiến cho người đọc phải có một cái nhìn khác về hình ảnh cây chuối – một loài cây mà ai cũng biết, cũng quen thuộc. Mùa xuân với khí hậu ấm áp, dễ chịu, mùa hoa nở và cây chuối cũng như bao cây khác, khi vào mùa xuân, nó vốn đã tươi tốt, nay lại càng tốt thêm. Những buồng chuối xanh mơn mởn, đẹp một cách lạ lùng cả ngày lẫn đêm. Còn những đọt chuối non kia, giống như bức thư tình còn e ấp không muốn mở. Gió ở nơi đâu, cứ quấn quýt lại gần đòi mở lá thư. Có lẽ, bài thơ này không đơn thuần chỉ là miêu tả hình ảnh cây chuối, mà nó như là một bức thư tràn đầy tình cảm được Nguyễn Trãi gửi gắm đến người đọc.

Xem thêm:  Văn mẫu lớp 10: Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm

Đoạn văn giới thiệu bài thơ chữ Hán hoặc chữ Nôm của Nguyễn Trãi

Thủ vĩ ngâm

Góc thành Nam, lều một gian,
No nước uống, thiếu cơm ăn.
Con đòi trốn, dường ai quyến,
Bà ngựa gầy, thiếu kẻ chăn.
Ao bởi hẹp hòi khôn thả cá,
Nhà quen thú thưa ngại nuôi vằn.
Triều quan chẳng phải, ẩn chẳng phải,
Góc thành Nam, lều một gian.

Bài thơ này có thể là làm trong lúc Nguyễn Trãi bị giam lỏng ở Đông Quan theo bài tựa của Nguyễn Khắc Kiệm hay là trong lúc ông bị Lê Thái Tổ ruồng bỏ sau khi bị giam vì bị nghi có liên quan với án Trần Nguyên Hãn, tuy được tha và vẫn giữ chức quan, nhưng không được làm việc gì. Chúng tôi (nhóm Đào Duy Anh) đoán là làm trong trường hợp thứ hai, vì trong thơ đã có vẻ chán chường lắm, không thể là giọng thơ của một người thanh niên 30 tuổi còn đầy tráng khí (lúc bị giam lỏng ở Đông Quan) mới gặp khó khăn nhất thời. Vả chăng nếu là bị giam ở Đông Quan thì không thể có câu “Triều quan chẳng phải, ẩn chẳng phải”.

[ad_2]

Đăng bởi: THPT An Giang

Chuyên mục: Học Tập

Viết một bình luận