Cách viết lại câu điều kiện trong tiếng Anh (Kèm bài tập) – TalkFirst

Photo of author

By THPT An Giang

Chào mừng bạn đến với blog chia sẻ Trường THPT An Giang trong bài viết về ” Viết lại câu if “. Chúng tôi sẽ cung cấp và chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức dành cho bạn.

Trong tiếng Anh, câu điều kiện được sử dụng để diễn tả các giả thuyết hoặc điều kiện có thể xảy ra trong tương lai hoặc trong quá khứ. Tuy nhiên, việc sử dụng câu điều kiện đôi khi gây khó khăn cho người học do cấu trúc và cách sử dụng khá phức tạp. Vì vậy, trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về Cách viết lại câu điều kiện trong tiếng Anh và cùng làm một số bài tập để rèn luyện kỹ năng viết câu điều kiện.

Danh Mục Bài Viết

1. Kiến thức chung về câu điều kiện

Định nghĩa

Nhìn chung, câu Điều kiện được dùng để nêu ra giả thiết rằng khi một sự việc/ tình huống/ hoàn cảnh/… nào đó (không) xảy ra, nó sẽ kéo theo một kết quả nhất định.

Câu Điều kiện là một câu phức với hai mệnh đề:

  • Mệnh đề if (if clause): bắt đầu bằng If (Nếu): diễn tả giả thiết về một điều (không) xảy ra.
  • Mệnh đề chính (main clause): diễn tả kết quả kéo theo.

Thông thường, mệnh đề If sẽ đi đầu câu. Lúc này, giữa 2 mệnh đề cần có dấu phẩy. Tuy nhiên, ta cũng có thể đẩy mệnh đề if ra phía sau. Lúc này, giữa 2 mệnh đề không có dấu phẩy.

Ví dụ:

If we had more money, we would buy that house.(Nếu chúng tôi có nhiều tiền hơn thì chúng tôi đã mua ngôi nhà đó.)

We would buy that house if we had more money.(Chúng tôi đã mua ngôi nhà đó nếu chúng tôi có nhiều tiền hơn.)

Cấu trúc và cách dùng các loại câu điều kiện

❖ Câu điều kiện loại 0

Chuyên dùng cho các sự thật hiển nhiên về thế giới, tự nhiên,… hoặc những sự thật (gần như) luôn đúng về ai đó.

Cấu trúc:

Mệnh đề if , Mệnh đề chính If + S + am/ is/ are (not) + V, S + am/ is/ are (not) + VIf + S + V (s/es), S+ V (s/es) hoặc câu mệnh lện

Lưu ý: Nếu ta đảo mệnh đề chính lên trước, ta cần bỏ dấu phẩy ở giữa hai mệnh đề.

Ví dụ:

➢ Động từ To be: If it is cold outside, I wear a jacket.(Nếu bên ngoài lạnh, tôi sẽ mặc áo khoác.)→ Phân tích: “it is cold outside” là sự kiện có thật và luôn đúng trong trường hợp tương ứng, vì vậy “I wear a jacket” là hành động tự động xảy ra để đáp ứng điều kiện ngoài trời lạnh.

➢ Động từ thường:If you heat ice, it melts. (Nếu bạn làm nóng đá, nó tan chảy.) → Phân tích: Đây là một sự thật hiển nhiên liên quan đến tự nhiên và khoa học.

❖ Câu điều kiện loại 1

Diễn tả rằng nếu điều A (không) xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai, nó sẽ kéo theo kết quả B ở tương lai.

Cấu trúc:

Mệnh đề if, Mệnh đề chínhIf + S + be + (not) + Adj / Noun, S + will/can/should… (not) + V.If + S + (not) + V(-s/es), S + will/can/should… (not) + V

Lưu ý: Nếu ta đảo mệnh đề chính lên trước, ta cần bỏ dấu phẩy ở giữa hai mệnh đề.

Ví dụ:

➢ Động từ To be:They will be mad if they know about your mistake. (Họ sẽ bực nếu họ biết về lỗi của bạn.)→ Phân tích: Hiện tại “họ” chưa “biết về lỗi của bạn, nhưng người nói đang đặt ra giả thiết là nếu họ biết thì sẽ kéo theo một kết quả trong tương lai là: “họ sẽ bực”.

➢ Động từ thường:If I win this competition, my parents will be proud. (Nếu tôi thắng cuộc thi này, bố mẹ tôi sẽ tự hào.)→ Phân tích: Hiện tại nhân vật “tôi” chưa thắng cuộc thi, nhưng đang đặt ra giả thiết là nếu người này thắng thì sẽ kéo theo một kết quả trong tương lai là: “bố mẹ sẽ tự hào”.

❖ Câu điều kiện loại 2

Diễn tả một điều kiện không có thật trong hiện tại hoặc trong tương lai. Câu điều kiện loại 2 thường được sử dụng để diễn tả một ước muốn hoặc mong muốn không thực tế trong thời điểm hiện tại hoặc trong tương lai.

Cấu trúc:

Mệnh đề if Mệnh đề chínhIf + S + were + (not) + Adj/ Noun, S + would/might/could… (not) + V.If + S + V2 / V-ed, S + would/could/should… (not) + V.

Lưu ý:

  • Nếu ta đảo mệnh đề chính lên trước, ta cần bỏ dấu phẩy ở giữa hai mệnh đề.
  • Trong câu điều kiện loại 2, chúng ta sử dụng “past simple” để diễn tả điều kiện không có thật trong hiện tại hoặc trong tương lai.

Ví dụ:

➢ Động từ To be:They will be mad if they know about your mistake. (Họ sẽ bực nếu họ biết về lỗi của bạn.→ Phân tích: Hiện tại “họ” chưa “biết về lỗi của bạn, nhưng người nói đang đặt ra giả thiết là nếu họ biết thì sẽ kéo theo một kết quả trong tương lai là: “họ sẽ bực”.

➢ Động từ thường:If I win this competition, my parents will be proud.(Nếu tôi thắng cuộc thi này, bố mẹ tôi sẽ tự hào.)→ Phân tích: Hiện tại nhân vật “tôi” chưa thắng cuộc thi, nhưng đang đặt ra giả thiết là nếu người này thắng thì sẽ kéo theo một kết quả trong tương lai là: “bố mẹ sẽ tự hào”.

Qua kiến thức đã học về câu điều kiện loại 1 và 2, hãy phân biệt câu điều kiện loại 1 và 2 để xem sự khác biệt giữa 2 câu điều kiện này nhé.

❖ Câu điều kiện loại 3

Diễn tả một điều kiện không có thật trong quá khứ. Câu điều kiện loại 3 thường được sử dụng để diễn tả một sự việc hoặc hành động không xảy ra trong quá khứ, và để bày tỏ nuối tiếc, hối tiếc hoặc ảo tưởng.

Xem thêm:  Dàn ý tả cảnh hoàng hôn trên biển (hay nhất)

Cấu trúc:

Mệnh đề if thì Quá khứ Hoàn thành, Mệnh đề chínhIf + S + had(not) + been + Adj/ Noun, S + would/could/might… (not) + have V3/ V-edIf + S + had V3/ V-ed, S + would/could/might… (not) + have V3 / V-ed

Lưu ý:

  • Nếu ta đảo mệnh đề chính lên trước, ta cần bỏ dấu phẩy ở giữa hai mệnh đề.
  • Trong câu điều kiện loại 3, chúng ta sử dụng “past perfect” để diễn tả một điều kiện không có thật trong quá khứ. Điều này bao gồm cả một sự việc hoặc hành động đã xảy ra trong quá khứ và ảnh hưởng của nó trên tương lai nếu nó đã xảy ra.

Ví dụ:

➢ Động từ To be:If I had studied harder, I would have been accepted into the university.→ Phân tích: Diễn tả rằng tác giả không được chấp nhận vào trường đại học vì anh ta không học chăm chỉ đủ. Nếu anh ta đã học chăm chỉ hơn thì anh ta sẽ được chấp nhận.

➢ Động từ thường:He wouldn’t have lost his job if he had worked harder.(Anh ấy đã không mất việc nếu anh ấy làm việc chăm chỉ hơn.)→ Phân tích: Trên thực tế, anh ấy đã không làm việc chăm chỉ và đã mất việc.

❖ Câu điều kiện hỗn hợp (If 3 main 2)

Câu điều kiện hỗn hợp sử dụng để diễn tả một điều kiện trong quá khứ dẫn đến một kết quả có thể xảy ra trong hiện tại hoặc tương lai. Câu điều kiện hỗn hợp được hình thành bằng cách kết hợp câu điều kiện loại 2 với câu điều kiện loại 3.

Cấu trúc:

Mệnh đề if, Mệnh đề chínhIf + S + had + V3/ed, S + would/could/should… (not) V.If + S + had (not ) been + V3/ed, S + would/could/should… (not) V.

Lưu ý: Nếu ta đảo mệnh đề chính lên trước, ta cần bỏ dấu phẩy ở giữa hai mệnh đề.

Ví dụ:

If our son had gone to bed early last night, he wouldn’t feel tired now.(Nếu con trai chúng tôi/ ta đi ngủ sớm vào tối qua, bây giờ nó đã không mệt.) → Phân tích: Trên thực tế, vào đêm qua, nhân vật “con trai” đã không đi ngủ sớm nên “bây giờ” bị mệt.

My younger brother couldn’t play tennis well now if he hadn’t practiced in the past.(Bây giờ em trai tôi không thể chơi tennis giỏi nếu hồi xưa nó đã không tập luyện.)→ Phân tích: Trên thực tế, trong quá khứ, nhân vật em trai đã luyện tập nên bây giờ có thể chơi tennis giỏi.

❖ Câu điều kiện hỗn hợp (If 2 main 3)

Nhấn mạnh và đưa ra giả định trái ngược với một điều luôn luôn đúng (ở hiện tại, quá khứ và tương lai. Giả định này kéo theo một giả định khác ở quá khứ.

Cấu trúc:

Mệnh đề if, Mệnh đề chínhIf + S + were/ weren’t + adjective/ noun (phrase)/… , S + would/ could (not) + have + been + adjective/ noun (phrase)/… If + S + (didn’t) + V(2/ Ved) , S + would/ could (not) + have + V3/ Ved

Lưu ý: Nếu ta đảo mệnh đề chính lên trước, ta cần bỏ dấu phẩy ở giữa hai mệnh đề.

Ví dụ:

If I were taller, I could have helped you paint the walls yesterday. (Nếu tôi cao hơn, tôi đã có thể giúp bạn sơn tường vào hôm qua.)→ Phân tích: Thực tế là dù ở hiện tại hay “hôm qua” tôi đều không đủ cao để giúp bạn sơn tường.

*Giải thích thêm: Có một số người học sẽ thắc mắc là dùng mệnh đề chính loại 3 rồi tại sao không dùng mệnh đề if loại 3 mà lại dùng mệnh đề if loại 2. Nếu ta làm như vậy, ta chỉ thể hiện được rằng “hôm qua tôi không đủ cao” chứ không nói lên được là “ở hiện tại tôi cũng không đủ cao”. Do đó, cần phải dùng mệnh đề if loại 2- mệnh đề vốn dùng để đưa ra giả định trái ngược với hiện tại.

2. Các dạng viết lại câu điều kiện

Hãy tham khảo các dạng viết lại câu điều kiện thông qua kỹ thuật đảo ngữ để giúp bạn có thêm sự lựa chọn trong việc sử dụng cấu trúc câu này nhé!

2.1. Viết lại câu điều kiện bằng cách đảo ngữ

❖ Viết lại câu điều kiện đảo ngữ loại 1

Phép đảo ngữ câu điều kiện chỉ được thực hiện ở mệnh đề if nên cấu trúc mệnh đề chính ta giữ nguyên.

➢ Động từ To be

If + S + am/ is/ are (not) + adjective/ noun….Should + S + (not) + be + adjective/ noun…If you are late again todayShould you be late again today

➢ Động từ thường

If + S + (don’t/ doesn’t) + V(s/es) + OShould + S + (not) + V(bare) + OIf she doesn’t like that restaurant Should she not like that restaurant

❖ Viết lại câu điều kiện đảo ngữ loại 2

Phép đảo ngữ chỉ được thực hiện ở mệnh đề if nên cấu trúc mệnh đề chính ta giữ nguyên.

➢ Động từ To be

If + S + were (not) + adjective/ noun…Were + S + (not) + be + adjective/ noun…If I were taller, Were I taller,

➢ Động từ thường

If + subject + (didn’t) + V(bare) hoặc V2/ed + (object)Were + subject + (not) + to- V(bare) + (object)If we had a bigger houseWere we to have a bigger house

❖ Viết lại câu điều kiện đảo ngữ loại 3

Phép đảo ngữ chỉ được thực hiện ở mệnh đề if nên cấu trúc mệnh đề chính ta giữ nguyên.

➢ Động từ To be

If + S + had/ hadn’t + been + adjective/ noun (phrase)/… Had+ S + (not) + been + adjective/ noun (phrase)/…If you hadn’t been absent last weekHad you not been absent last week,

➢ Động từ thường

I If + subject + had/ hadn’t + V3/ed + (object) Had + subject + (not) + V3/ed + (object)If I had met her yesterdayHad I met her yesterday

❖ Viết lại câu điều kiện hỗn hợp đảo ngữ

Ta có 2 loại câu điều kiện hỗn hợp là if 3- main 2 và if 2- main 3.

Khi đảo ngữ, ta chỉ đảo mệnh đề if. Do đó, ta chỉ cần áp dụng cấu trúc đảo ngữ mệnh đề if loại 2 và mệnh đề if loại 3 như đã trình bày ở trên.

Ví dụ:

  • If you hadn’t gone to bed late last night, you wouldn’t feel tired now.

Had you not gone to bed late last night, you wouldn’t feel tired now. (Nếu hôm qua mà tôi có gặp cô ấy, tôi đã có thể mời cô ấy tới bữa tiệc của tôi.)

  • If she were stronger, she could have saved them all.

Had she been stronger, she could have saved them all.(Nếu cô ấy mạnh hơn, cô ấy đã có thể cứu tất cả mọi người.)

2.2. Viết lại 2 câu đơn thành một câu phức dùng if

Ở dạng bài này, đề bài cho chúng ta một cặp câu đơn diễn tả hai tình trạng có mối liên hệ nguyên nhân- kết quả.

Ví dụ: hôm qua thức khuya- bây giờ mệt, không học hành chăm chỉ- trượt bài kiểm tra, v.v.

Sau đó, đề bài sẽ gợi ý cho ta từ đầu câu là ‘if’. Trong trường hợp này, ta cần quan sát xem hai câu đơn kia nói về hiện tại, tương lai hay đưa ra giả thiết về một khả năng trong tương lai. Từ đó, ta chọn loại câu điều kiện phù hợp.

Xem thêm:  Top 8 Viết một đoạn văn từ 7 đến 10 câu kể về một vị anh hùng lớp 3

Quan trọng, ta nhớ phải biến đổi sao cho câu điều kiện đưa ra một giả thiết trái ngược với tình trạng/ tình huống/ sự thật/… mà (cặp) câu gốc miêu tả.

Ví dụ:

This morning, she skipped breakfast. Now, she is hungry. (Sáng nay, cô ấy đã bỏ bữa sáng. Bây giờ, cô ấy đói bụng.)

Phân tích:

1. Hai câu đơn trình bày một tình trạng trong quá khứ: “cô ấy đã bỏ bữa sáng” và một tình trạng trong hiện tại: “cô ấy đói bụng”. Tình trạng trong quá khứ dẫn tới tình trạng trong hiện tại.

2. Từ đó, ta xác định được mình cần dùng câu điều kiện hỗn hợp if 3- main 2.

3. Ta cũng xác định được rằng mình cần dùng phủ định để tạo ra một giả thiết trái ngược với nội dung câu gốc đưa ra. Ta cũng có thể thoải mái thay đổi vị trí các thành phần khác trong câu như các cụm chỉ thời gian, nơi chốn v.v. để câu “mượt” hơn nhưng vẫn cần đảm bảo không thay đổi ý nghĩa.

4. Câu điều kiện ta viết được:If she hadn’t skipped breakfast this morning, he wouldn’t be hungry now. (Nếu sáng nay cô ấy đã không bỏ bữa sáng, bây giờ cô ấy đã không đói bụng.)

2.3. Viết lại câu phức có dùng ‘so’, ‘that’s why’, ‘because’, ‘since’,…

Khi đề bài cho một câu phức có sử dụng một trong các liên từ chỉ nguyên nhân- kết quả như ‘so’, ‘because’, ‘therefore’, v.v. ta có thể viết câu này thành một câu điều kiện với các lưu ý sau:

  • Nếu câu có ‘because’/ ‘as’/ ‘since’ thì người học thay từ “if” vào ngay chỗ ‘because’/ ‘as’/ ‘since’.
  • Nếu câu có ‘so’/ ‘that’s why’ thì bỏ so/that’s why, thêm từ “if” vào vế còn lại.
  • Dựa vào thì ở từng vế trong câu phức để xem sẽ viết câu điều kiện loại 1, loại 2, loại 3 hay hỗn hợp.
  • Đổi từ khẳng định => phủ định hoặc phủ định => khẳng định hoặc ngược lại.

Ví dụ:Because it rained, we couldn’t go camping. (Vì trời đã mưa, chúng tôi đã không thể đi cắm trại.)

Phân tích:

1. Vế có ‘because’ bày tình trạng: “trời đã mưa”. Tình trạng này dẫn tới tình trạng trong vế còn lại: “chúng tôi không thể đi cắm trại”. Từ đó, ta xác định được vế chưa ‘because’ sẽ làm mệnh đề if. mình

2. Hai tình trạng này để ở trong quá khứ nên ta xác định được là cần dùng câu điều kiện loại 3.

3. Ta cũng xác định được rằng mình cần biến khẳng định thành phủ định và ngược lại để tạo ra một giả thiết trái ngược với nội dung câu gốc đưa ra.

4. Câu điều kiện ta viết được:If it hadn’t rained, we could have gone camping. (Nếu trời đã không mưa, chúng tôi đã có thể đi cắm trại.)

2.4. Viết lại câu điều kiện dùng Unless

‘unless’ tương đương với ‘if… not’ và có nghĩa tiếng Việt là “nếu… không…” hay “trừ khi…”

Ở dàn bài tập này ta sẽ thường gặp các câu điều kiện với phần mệnh đề if phủ định và khi ta viết lại mệnh đề if với ‘unless’, ta cần biết phủ định thành khẳng định vì ‘unless’ đã mang nghĩa phủ định rồi.

Ví dụ:

If you don’t leave, I’ll call the police. (Nếu anh/ chị không rời đi, tôi sẽ gọi cảnh sát.)

Unless you leave, I’ll call the police. (Trừ khi anh/ chị rời đi, không thì tôi sẽ gọi cảnh sát.)

2.5. Viết lại câu điều kiện từ ‘otherwise’ và ‘or’

‘otherwise’ và ‘or’ chủ yếu được dùng để viết lại if loại 1.

Chúng thể hiện sự cảnh báo/ cảnh cáo/ khuyên răn/… ai đó làm điều gì nếu không thì sẽ có một điều không hay xảy ra.

Cấu trúc với ‘otherwise’:

S + should/ need to/ have to + V(bare) + , + otherwise + S + will + V(bare) + O

Ví dụ:

You should go now, otherwise it will rain. (Bạn nên đi bây giờ không thì trời sẽ mưa.)

Cấu trúc với ‘or’:

V(bare) + (object) + … or + S + will + V(bare) + O

Ví dụ:

Leave my house now or I will call the police. (Rời khỏi nhà tôi không thì tôi sẽ gọi cảnh sát.)

2.6. Viết lại câu với Without

‘without’ được sử dụng để thể hiện ý nghĩa “nếu không có…”/ “nếu không phải vì…” Nói cách khác, ta dùng ‘without’ khi muốn giả định kết quả sẽ thay đổi thế nào nếu mệnh đề điều kiện ở câu gốc không xảy ra.

Theo sau ‘without’ là (cụm) danh từ.

Khi sử dụng ‘without’ là mệnh đề điều kiện sử dụng động từ nhưng khi viết lại với ‘without’ thì cần sử dụng (cụm) danh từ nên ta sẽ cần chuyển động từ thành danh từ hoặc cắt bớt mệnh đề cũ để lấy (cụm) danh từ.

Ví dụ:

If you hadn’t helped me last night, I would have stayed out all night. (Nếu bạn không giúp tôi đêm qua, tôi ắt hẳn đã ở ngoài cả đêm.)

Without your help last night, I would have stayed out all night. (Nếu không có sự giúp đỡ của bạn đêm qua, tôi ắt hẳn đã ở ngoài cả đêm.)

If that accident hadn’t happened, he would be here with us.(Nếu tai nạn đó không xảy ra, anh ấy đã có mặt ở đây với chúng ta.)

Without that accident , he would be here with us. (Nếu không có tai nạn đó, anh ấy đã có mặt ở đây với chúng ta.)

2.7. Viết lại câu với ‘But for’

‘But for’- “Nếu không nhờ vào/ Nếu không có” có chức năng tương tự như ‘Without’ nhưng điểm khác biệt là nó thể hiện sự biết ơn hoặc nhấn mạnh điều được thể hiện trong mệnh đề if.

‘But for’ thường chỉ dùng cho mệnh đề if loại 2 và loại 3.

Theo sau ‘But for’ sẽ là (cụm) danh từ.

‘But for’ tương đương với ‘If it weren’t for’ (If loại 2) và ‘If it hadn’t been for’ (if loại 3).

Ví dụ:

If it weren’t for your support, I couldn’t work this well. (Nếu không nhờ vào sự hỗ trợ của bạn, tôi đã không thể làm việc tốt như thế này.)

Xem thêm:  Lời bài hát Sao em vô tình - Jack, K-ICM, Liam

But for your support , I couldn’t work this well.

If it hadn’t been for her help that day, I couldn’t have won the prize. (Nếu không nhờ vào sự giúp đỡ của cô ấy hôm đó, tôi đã không thể thắng giải thưởng.)

But for her help that day, I couldn’t have won the prize.

3. Bài tập viết lại câu điều kiện các dạng

Vận dụng các kiến thức ở trên vào các bài tập câu điều kiện bên dưới để viết lại câu điều kiện cho chính xác nhé.

Exercise 1. Đảo ngữ mệnh đề if loại 1, 2 và 3

1. If she feels tired, please let us know right away.

2. If you are busy then, I’ll take care of that.

3. If I were you, I would never talk to my parents like that.

4. If we had more money, we could buy this house.

5. If he hadn’t cheated, she wouldn’t have broken up with him.

6. If our daughter had been more hard-working, she could have got into that university.

7. If our son hadn’t gone to bed late last night, he wouldn’t be sleepy now.

8. If the kids had cleaned the house this morning, we wouldn’t have to do this now.

9. If that guy were friendlier, he could have made a lot of friends at the party last night.

10. If I were you, I would have taken the job.

Đáp án:

1. Should she feel tired, please let us know right away.

2. Should you be busy then, I’ll take care of that.

3. Were I you, I would never talk to my parents like that.

4. Were we to have more money, we could buy this house.

5. Had he not cheated, she wouldn’t have broken up with him.

6. Had our daughter been more hard-working, she could have got into that university.

7. Had our son not gone to bed late last night, he wouldn’t be sleepy now.

8. Had the kids cleaned the house this morning, we wouldn’t have to do this now.

9. Were that guy friendlier, he could have made a lot of friends at the party last night.

10. Were I you, I would have taken the job.

Exercise 2. Viết lại hai câu đơn thành câu điều kiện

1. I have an allergy to fish. I can’t eat them.

2. I forgot to cook dinner. My parents are upset now.

3. It rained yesterday. We couldn’t go out.

4. I worked hard this afternoon. I’m very tired now.

5. Our neighbors sing karaoke every night. We can’t sleep.

Đáp án:

1. If I didn’t have an allergy to fish, I could eat them.

2. If I hadn’t forgotten to cook dinner, my parents wouldn’t be upset now.

3. If it hadn’t rained yesterday, we could have gone out.

4. If I hadn’t worked hard this afternoon, I wouldn’t be very tired now.

5. If our neighbors didn’t sing karaoke every night, we could sleep.

Exercise 3. Viết lại câu phức với ‘so’, ‘because’, v.v. thành câu điều kiện

1. She didn’t work hard, so she lost her job.

2. He is sick because he got caught in the rain last night.

3. She broke her leg yesterday, and that’s why she’s absent today.

4. Since they don’t like each other, they don’t work together.

5. I can’t go to your party today as I need to take care of my son.

Đáp án:

1. If she had worked hard, she wouldn’t have lost her job.

2. He wouldn’t be sick if he hadn’t got caught in the rain last night.

3. If she hadn’t broken her leg yesterday, she wouldn’t be absent today.

4. If they liked each other, they would work together.

5. I could go to your party today if I didn’t need to take care of my son.

Exercise 4. Viết lại câu điều kiện với ‘unless’

1. If you don’t study harder, you will fail the test.

2. If they don’t return our money by the end of this week, we will go to their office.

3. He will be mad for at least a week if you don’t apologize right away.

4. If you don’t complete this task, you will have to go home late.

5. They won’t respect you if you don’t respect them.

Đáp án:

1. Unless you study harder, you will fail the test.

2. Unless they return our money by the end of this week, we will go to their office.

3. He will be mad for at least a week unless you apologize right away.

4. Unless youcomplete this task, you will have to go home late.

5. They won’t respect you unless you respect them.

Exercise 5. Viết lại câu điều kiện với ‘otherwise’/ ‘or’

1. If you don’t focus on your job, you will lose it. (otherwise)

2. If you don’t leave my house, I will call the police. (or)

3. If you don’t take care of your health, you will soon regret. (otherwise)

4. If you don’t stop taking photos, you will have to leave. (or)

5. If she doesn’t meet deadlines, she will have to work overtime. (otherwise)

Đáp án:

1. You should/ need to focus on your job, otherwise you will lose it.

2. Leave my house or I will call the police.

3. You should/ need to take care of your health, otherwise you will soon regret.

4. Stop taking photos or you will have to leave.

5. She needs to meet deadlines, otherwise she will have to work overtime.

Exercise 6. Viết lại câu điều kiện với ‘without’

1. If my parents hadn’t supported me, I wouldn’t have won that competition.

2. If that storm hadn’t happened, our house would still be alright now.

3. If that accident hadn’t happened, he could play tennis with us now.

4. If she weren’t friendly, I wouldn’t have anyone to talk to.

5. If it weren’t for this dishwasher, we would have to wash the dishes now.

Đáp án:

1. Without my parents’ support, I wouldn’t have won that competition.

2. Without that storm, our house would still be alright now.

3. Without that accident, he could play tennis with us now.

4. Without her friendliness, I wouldn’t have anyone to talk to.

5. Without this dishwasher, we would have to wash the dishes now.

Exercise 7. Viết lại câu điều kiện với ‘but for’

1. If my coworkers didn’t help me, I would always have too many tasks.

2. If it hadn’t been for the phone they lent me, I couldn’t have called my parents.

3. If they hadn’t given my daughter the doll, she wouldn’t have been so happy.

4. If it weren’t for the love and support from my family, I wouldn’t be such a positive person.

5. If she hadn’t been brave, the children wouldn’t have been saved.

Đáp án:

1. But for my co-workers’ help, I would always have too many tasks.

2. But for the phone they lent me, I couldn’t have called my parents.

3. But for the doll they gave my daughter, she wouldn’t have been so happy.

4. But for the love and support from my family, I wouldn’t be such a positive person.

5. But for her bravery, the children wouldn’t have been saved.

Hy vọng bài viết này đã giúp ích cho các bạn trong việc hiểu rõ hơn về cách sử dụng và viết lại câu điều kiện trong tiếng Anh. Để nâng cao kỹ năng viết câu điều kiện, các bạn có thể thực hành thường xuyên bằng cách làm các bài tập và đọc thêm các tài liệu liên quan đến chủ đề này. Qua đó, bạn sẽ trở nên thành thạo hơn trong việc sử dụng câu điều kiện để diễn tả các giả thuyết và điều kiện trong giao tiếp tiếng Anh.

Tham khảo thêm Khóa học Tiếng Anh Giao Tiếp Ứng Dụng tại TalkFirst dành riêng cho người đi làm & đi học bận rộn, giúp học viên nói & sử dụng tiếng Anh tự tin & tự nhiên như tiếng Việt.