Giải vở bài tập Công nghệ 8 hay, ngắn nhất

Photo of author

By THPT An Giang

Chào mừng bạn đến với blog chia sẻ Trường THPT An Giang trong bài viết về ” Vở bài tập công nghệ “. Chúng tôi sẽ cung cấp và chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức dành cho bạn.

Danh Mục Bài Viết

Vở bài tập Công nghệ lớp 8 – Giải vở bài tập Công nghệ 8 hay, ngắn nhất

Tuyển tập các bài giải vở bài tập Công nghệ lớp 8 hay, ngắn nhất, chi tiết được biên soạn bám sát nội dung sách Vở bài tập Công nghệ 8 giúp bạn củng cố kiến thức, biết cách làm bài tập môn Công nghệ lớp 8.

Phần 1: Vẽ kĩ thuật

Chương 1: Bản vẽ các khối hình học

  • Vở bài tập Công nghệ 8 Bài 1. Vai trò của bản vẽ kỹ thuật trong sản xuất và đời sống
  • Vở bài tập Công nghệ 8 Bài 2. Hình chiếu
  • Vở bài tập Công nghệ 8 Bài 3. Bài tập thực hành : Hình chiếu của vật thể
  • Vở bài tập Công nghệ 8 Bài 4. Bản vẽ các khối đa diện
  • Vở bài tập Công nghệ 8 Bài 5. Bài tập thực hành : Đọc bản vẽ các khối đa diện
  • Vở bài tập Công nghệ 8 Bài 6. Bản vẽ các khối tròn xoay
  • Vở bài tập Công nghệ 8 Bài 7. Bài tập thực hành: Đọc bản vẽ các khối tròn xoay

Chương 2: Bản vẽ kĩ thuật

  • Vở bài tập Công nghệ 8 Bài 8. Khái niệm về bản vẽ kỹ thuật hình cắt
  • Vở bài tập Công nghệ 8 Bài 9. Bản vẽ chi tiết
  • Vở bài tập Công nghệ 8 Bài 10. Bài tập thực hành: Đọc bản vẽ chi tiết đơn giản có hình cắt
  • Vở bài tập Công nghệ 8 Bài 11. Biểu diễn ren
  • Vở bài tập Công nghệ 8 Bài 12. Bài tập thực hành :Đọc bản vẽ chi tiết đơn giản có ren
  • Vở bài tập Công nghệ 8 Bài 13. Bản vẽ lắp
  • Vở bài tập Công nghệ 8 Bài 14. Bài tập thực hành: Đọc bản vẽ lắp đơn giản
  • Vở bài tập Công nghệ 8 Bài 15. Bản vẽ nhà
  • Vở bài tập Công nghệ 8 Bài 16. Bài tập thực hành : Đọc bản vẽ nhà đơn giản
  • Vở bài tập Công nghệ 8 Tổng kết và ôn tập Phần 1
Xem thêm:  Tả một ca sĩ đang biểu diễn (Dàn ý - 13 mẫu) - Tập làm văn lớp 5

Phần 2: Cơ khí

  • Vở bài tập Công nghệ 8 Bài 17. Vai trò của cơ khí trong sản xuất và đời sống

Chương 3: Gia công cơ khí

  • Vở bài tập Công nghệ 8 Bài 18. Vật liệu cơ khí
  • Vở bài tập Công nghệ 8 Bài 19. Bài tập thực hành : Vật liệu cơ khí
  • Vở bài tập Công nghệ 8 Bài 20. Dụng cụ cơ khí
  • Vở bài tập Công nghệ 8 Bài 21. Cưa và đục kim loại
  • Vở bài tập Công nghệ 8 Bài 22. Dũa và khoan kim loại
  • Vở bài tập Công nghệ 8 Bài 23. Thực Hành : Đo và vạch dấu

Chương 4: Chi tiết máy và lắp ghép

  • Vở bài tập Công nghệ 8 Bài 24. Khái niệm về chi tiết máy và lắp ghép
  • Vở bài tập Công nghệ 8 Bài 25. Mối ghép cố định mối ghép không tháo được
  • Vở bài tập Công nghệ 8 Bài 26. Mối ghép tháo được
  • Vở bài tập Công nghệ 8 Bài 27. Mối ghép động
  • Vở bài tập Công nghệ 8 Bài 28. Thực Hành : Ghép nối chi tiết

Chương 5: Truyền và biến đổi chuyển động

  • Vở bài tập Công nghệ 8 Bài 29. Truyền chuyển động
  • Vở bài tập Công nghệ 8 Bài 30. Biến đổi chuyển động
  • Vở bài tập Công nghệ 8 Bài 31. Thực Hành : Truyền và biến đổi chuyển động
  • Vở bài tập Công nghệ 8 Tổng kết và ôn tập Phần 2

Phần 3: Kĩ thuật điện

  • Vở bài tập Công nghệ 8 Bài 32. Vai trò của điện năng trong sản xuất và đời sống

Chương 6: An toàn điện

  • Vở bài tập Công nghệ 8 Bài 33. An toàn điện
  • Vở bài tập Công nghệ 8 Bài 34. Thực Hành : Dụng cụ bảo vệ an toàn điện
  • Vở bài tập Công nghệ 8 Bài 35. Thực Hành : Cứu người bị tai nạn điện

Chương 7: Đồ dùng điện gia đình

  • Vở bài tập Công nghệ 8 Bài 36. Vật liệu kỹ thuật điện
  • Vở bài tập Công nghệ 8 Bài 37. Phân loại và số liệu kỹ thuật của đồ dùng điện
  • Vở bài tập Công nghệ 8 Bài 38. Đồ dùng loại điện – quang: Đèn sợi đốt
  • Vở bài tập Công nghệ 8 Bài 39. Đèn huỳnh quang
  • Vở bài tập Công nghệ 8 Bài 40. Thực Hành : Đèn ống huỳnh quang
  • Vở bài tập Công nghệ 8 Bài 41. Đồ dùng loại Điện – Nhiệt : Bàn là điện
  • Vở bài tập Công nghệ 8 Bài 42. Bếp điện, nồi cơm điện
  • Vở bài tập Công nghệ 8 Bài 43. Thực hành : Bàn là điện , bếp điện , nồi cơm điện
  • Vở bài tập Công nghệ 8 Bài 44. Đồ dùng loại Điện- Cơ : Quạt điện, máy bơm nước
  • Vở bài tập Công nghệ 8 Bài 45. Thực Hành : Quạt điện
  • Vở bài tập Công nghệ 8 Bài 46. Máy biến áp một pha
  • Vở bài tập Công nghệ 8 Bài 47. Thực Hành : Máy biến áp
  • Vở bài tập Công nghệ 8 Bài 48. Sử dụng hợp lý điện năng
  • Vở bài tập Công nghệ 8 Bài 49. Thực Hành : Tính toán tiêu thụ điện năng trong gia đình
  • Vở bài tập Công nghệ 8 Tổng kết và ôn tập Chương 6 và Chương 7

Chương 8: Mạng điện trong nhà

  • Vở bài tập Công nghệ 8 Bài 50. Đặc điểm và cấu tạo mạng điện trong nhà
  • Vở bài tập Công nghệ 8 Bài 51. Thiết bị đóng – cắt và lấy điện của mạng điện trong nhà
  • Vở bài tập Công nghệ 8 Bài 52. Thực Hành : Thiết bị đóng – cắt và lấy điện
  • Vở bài tập Công nghệ 8 Bài 53. Thiết bị bảo vệ của mạng điện trong nhà
  • Vở bài tập Công nghệ 8 Bài 54. Thực Hành: Cầu trì
  • Vở bài tập Công nghệ 8 Bài 55. Sơ đồ điện
  • Vở bài tập Công nghệ 8 Bài 56. Thực Hành : Vẽ sơ đồ nguyên lý mạch điện
  • Vở bài tập Công nghệ 8 Bài 57. Thực Hành : Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện
  • Vở bài tập Công nghệ 8 Bài 58. Thiết kế mạch điện
  • Vở bài tập Công nghệ 8 Bài 59. Thực Hành : Thiết kế mạch điện
  • Vở bài tập Công nghệ 8 Tổng kết và ôn tập Phần 3
Xem thêm:  Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 (cả ba sách)

Bài 1. Vai trò của bản vẽ kỹ thuật trong sản xuất và đời sống

I. BẢN VẼ KĨ THUẬT ĐỐI VỚI SẢN XUẤT (Trang 3-Vở bài tập Công nghệ 8)

Hãy điền các chữ a, b, c vào các ô trống để các mệnh đề sau tương ứng với các hình 1.2 a, b, c trong SGK:

Trả lời:

c Các kĩ sư đang dùng bản vẽ kĩ thuật để trao đổi ý kiến với nhau a Các nhân viên đang lập bản vẽ kĩ thuật của sản phẩm b Các công nhân đang căn cứ vào bản vẽ kĩ thuật để thi công công trình

II. BẢN VẼ KĨ THUẬT ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG (Trang 3-Vở bài tập Công nghệ 8)

Hãy cho biết ý nghĩa của các hình 1.3a, b trong SGK

Trả lời:

– Hình 1.3a là sơ đồ và mạch điện thực tế.

– Hình 1.3b là cái nhìn tổng quan mặt bằng nhà ở.

III. BẢN VẼ DÙNG TRONG CÁC LĨNH VỰC KĨ THUẬT (Trang 3-Vở bài tập Công nghệ 8)

– Hãy kể tên một số máy, thiết bị hoặc công trình của một số lĩnh vực kĩ thuật có dùng bản vẽ kĩ thuật

Trả lời:

Bản vẽ được dùng trong rất nhiều các lĩnh vực như: Cơ khí, nông nghiệp, xây dựng, giao thông, điện lực, kiến trúc, quân sự, …

– Hãy tìm từ thích hợp để điền vào chỗ trống (…) trong các câu sau:

+ Bản vẽ kĩ thuật là một phương tiện thông tin dùng trong sản xuất và đời sống

+ Học vẽ kĩ thuật để ứng dụng vào sản xuất và đời sống

Câu 1 (Trang 4-Vở bài tập Công nghệ 8): Vì sao nói bản vẽ kĩ thuật là “ngôn ngữ” chung dùng trong kĩ thuật?

Trả lời:

– Mỗi lĩnh vực kĩ thuật đều có bản vẽ của riêng ngành mình.

– Với mỗi bản vẽ, người thiết kế phải diễn tả chính xác hình dạng và kết cấu của sản phẩm, phải nêu đầy đủ các thông tin cần thiết khác như kích thước, yêu cầu kĩ thuật, vật liệu. Để từ đó có một quy ước chung và duy nhất cho người khác dựa vào đó để làm ra y như vậy.

Câu 2 (Trang 4-Vở bài tập Công nghệ 8): Bản vẽ kĩ thuật có vai trò như thế nào đối với sản xuất và đời sống?

Trả lời:

– Trong sản xuất, muốn làm ra một sản phẩm nào đó, trước hết người thiết kế phải diễn tả chính xác hình dạng và kết cấu của sản phẩm, phải nêu đầy đủ các thông tin cần thiết khác như kích thước, yêu cầu kĩ thuật, vật liệu … Các nội dung này được trình bày theo các quy tắc thống nhất bằng bản vẽ kĩ thuật. Sau đó người công nhân căn cứ theo bản vẽ để tiến hành chế tạo, lắp ráp, thi công.

Xem thêm:  NO2 + O2 + H2O → HNO3

– Trong đời sống, để người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm do con người làm ra: đồ dùng điện tử, các loại máy, phương tiện đi lại một cách hiệu quả và an toàn, mỗi chiếc máy hoặc thiết bị phải kèm theo bản chỉ dẫn bằng lời và hình (bản vẽ, sơ đồ …).

Câu 3 (Trang 4-Vở bài tập Công nghệ 8): Vì sao chúng ta cần phải học Vẽ kĩ thuật?

Trả lời:

– Học vẽ kĩ thuật để ứng dụng vào sản xuất, đời sống và tạo điều kiện học tốt các môn khoa học – kĩ thuật.

Bài 2. Hình chiếu

I. KHÁI NIỆM HÌNH CHIẾU (Trang 4-Vở bài tập Công nghệ 8)

Trả lời:

Khi chiếu một vật thể lên mặt phẳng, hình nhận được trên mặt phẳng đó gọi là hình chiếu của vật thể

II. CÁC PHÉP CHIẾU (Trang 4-Vở bài tập Công nghệ 8)

Hãy tìm từ thích hợp để điền vào chỗ trống (…) trong những mệnh đề sau:

Trả lời:

– Phép chiếu vuông góc có các tia chiếu vuông góc với mặt phẳng chiếu.

– Phép chiếu song song có các tia chiếu song song với nhau.

– Phép chiếu xuyên tâm có các tia chiếu hội tụ ở một điểm

III. CÁC HÌNH CHIẾU VUÔNG GÓC (Trang 5-Vở bài tập Công nghệ 8)

Hãy ghi tên gọi mặt phẳng chiếu, tên hình chiếu và hướng chiếu tương ứng với các mặt phẳng vào bảng sau:

Trả lời:

Mặt phẳng Mặt phẳng chiếu Hình chiếu Hướng chiếu Chính diện Đứng Đứng Từ trước tới Nằm ngang Bằng Bằng Từ trên xuống Cạnh bên phải Cạnh Cạnh Từ trái sang

IV. VỊ TRÍ CÁC HÌNH CHIẾU (Trang 5-Vở bài tập Công nghệ 8)

Hãy tìm các từ thích hợp để điền vào chỗ trống (…) trong câu sau:

Trả lời:

Hình chiếu đứng ở trên hình chiếu bằng và ở bên trái hình chiếu cạnh.

Câu 1 (Trang 5-Vở bài tập Công nghệ 8): Thế nào là hình chiếu của một vật thể?

Trả lời:

– Hình chiếu của một vật thể là hình nhận được trên mặt phẳng của vật thể đó.

Câu 2 (Trang 5-Vở bài tập Công nghệ 8): Có các phép chiếu nào? Mỗi phép chiếu có đặc điểm gì?

Trả lời:

– Các phép chiếu: xuyên tâm, song song, vuông góc.

– Phép chiếu vuông góc: vẽ các hình chiếu vuông góc.

– Phép chiếu song song, phép chiếu xuyên tâm: vẽ các hình biểu diễn ba chiều bổ sung cho các hình chiếu vuông góc trên bản vẽ kĩ thuật.

Câu 3 (Trang 5-Vở bài tập Công nghệ 8): Tên gọi và vị trí của các hình chiếu ở trên bản vẽ như thế nào.

Trả lời:

– Mặt phẳng chiếu bằng được mở xuống dưới cho trùng với mặt phẳng chiếu đứng nghĩa là hình chiếu bằng ở dưới hình chiều đứng trên bản vẽ.

– Mặt phẳng chiếu cạnh được mở sang bên phải cho trùng với mặt phẳng chiếu đứng nghĩa là hình chiếu cạnh ở bên phải hình chiếu đứng trên bản vẽ.

Bài tập (Trang 6-Vở bài tập Công nghệ 8): Cho vật thể với các hướng chiếu A, B, C và các hình chiếu 1, 2, 3 (h.2.6).

a) Hãy đánh dấu (x) vào bảng 2.1 để chỉ rõ sự tương quan giữa các hướng chiếu với các hình chiếu.

b) Ghi tên gọi các hình chiếu 1, 2, 3 vào bảng 2.2.

Trả lời:

Hình chiếu Hướng chiếu A BC 1 x 2 x 3 x Hình chiếu Tên hình chiếu 1 Hình chiếu cạnh 2 Hình chiếu đứng 3 Hình chiếu bằng

Bài 3. Bài tập thực hành : Hình chiếu của vật thể

I. NỘI DUNG (Trang 6-Vở bài tập Công nghệ 8)

Hãy nêu nội dung của bài tập thực hành này

Trả lời:

Cho vật thể hình cái nêm với ba hướng chiếu A, B, C và các hình chiếu 1, 2, 3 như hình 3.1. Hãy đánh dấu (x) vào bảng 3.1 để chỉ rõ sự tương quan giữa các hình chiếu và các hướng chiếu. Vẽ lại các hình chiếu 1, 2, 3 cho đúng vị trí của chúng ở trên bản vẽ kĩ thuật.

II. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH (Trang 6-Vở bài tập Công nghệ 8)

Hãy ghi số thứ tự 1, 2, 3, 4 vào các ô trống của các bước tiến hành sau:

Trả lời:

3 Kẻ bảng 3.1 vào bài làm và đánh dấu (x) vào ô đã chọn 2 Bài làm trong vở bài tập hoặc trên tờ giấy khổ A4, cần bố trí các phần chữ và phần hình cân đối trên bản vẽ 4 Vẽ lại ba hình chiếu 1, 2 và 3 đúng vị trí của chúng trên bản vẽ 1 Đọc kĩ nội dung bài tập thực hành

III. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ (Trang 7-Vở bài tập Công nghệ 8)

Bài thực hành thực hiện tốt.

IV. BÁO CÁO THỰC HÀNH (Trang 7-Vở bài tập Công nghệ 8)

a) Bảng 3.1

Trả lời:

Hình chiếu Hướng chiếu A B C 1 x 2 x 3 x

b. Vị trí các hình chiếu

………………………………

………………………………

………………………………