Bộ đề thi học kì 1 lớp 9 năm 2022 – 2023

Photo of author

By THPT An Giang

[ad_1]

Nội dung đang xem: Bộ đề thi học kì 1 lớp 9 năm 2022 – 2023

Bộ đề thi học kì 1 lớp 9 năm 2022 – 2023 tuyển chọn 70 đề kiểm tra cuối kì 1 có đáp án chi tiết và bảng ma trận đề thi của 9 môn: Toán, Văn, Anh, Sinh, Địa lí, Lịch sử, Vật lí, Công nghệ…

Đề kiểm tra học kì 1 lớp 9 được biên soạn với cấu trúc đề rất đa dạng, bám sát nội dung chương trình học trong sách giáo khoa lớp 9. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích cho quý thầy cô và các em ôn tập và củng cố kiến thức, chuẩn bị sẵn sàng cho học kì 1 lớp 9 sắp tới. Vậy sau đây là nội dung chi tiết TOP 70 đề kiểm tra học kì 1 lớp 9 năm 2022 – 2023, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

TOP 70 đề thi học kì 1 lớp 9 năm 2022

Đề thi Văn cuối kì 1 lớp 9

Đề thi cuối kì 1 Văn 9

I. ĐỌC HIỂU: (3,0 điểm)

Câu 1.( 2 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời những câu hỏi bên dưới:

Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
– Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?

(Ngữ văn 9 – tập I)

a. Đoạn thơ trên trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai?

a. Xác định biện pháp tu từ em cho là hay nhất và giá trị của biện pháp tu từ đó.

b. Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên.

Câu 2. (1 điểm) Giải thích nghĩa các thành ngữ sau và cho biết mỗi thành ngữ liên quan đến phương châm hội thoại nào:

– Ông nói sấm, bà nói chớp

– Đi thưa, về trình

II. LÀM VĂN: (7,0 điểm)

Câu 1. ( 2 điểm)

Từ nội dung của đoạn thơ ở phần I.1, em hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về tình bà cháu. ( Từ 10 đến 12 dòng )

Câu 2. ( 5 điểm)

Em hãy đóng vai người lính chuyển bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu thành một câu chuyện kể.

Đáp án đề thi học kì 1 Văn 9

Phần

Hướng dẫn chấm

Điểm

I. ĐỌC- HIỂU ( 3,0 điểm)

I

1a

Tác giả: Bằng Việt

Tác phẩm: Bếp lửa

0.25

0.25

1b

– Biện pháp tu từ tiêu biểu nhất được sử dụng trong đoạn thơ: điệp từ, câu hỏi tu từ, ẩn dụ. (Chọn một biện pháp)

– Tác dụng của biện pháp nghệ thuật vừa nêu

0.25

0.25

1c

Nội dung chính của đoạn thơ: Người cháu giờ đã đi xa, đến những phương trời rộng mở với đầy đủ tiện nghi (khói trăm tàu, lửa trăm nhà) nhưng vẫn không lúc nào thôi thương nhớ về bà, về bếp lửa của bà, thương nhớ vế quê hương đất nước .

1.0

2

Học sinh xác định được nghĩa của từng thành ngữ và mỗi thành ngữ liên quan đến phương châm hội thoại:

Ông nói sấm, bà nói chớp: mỗi người nói một đề tài không liên quan với nhau

-> phương châm quan hệ

Đi thưa, về trình: phải biết thưa gửi người lớn khi đi, khi về thì phải trình -> phương châm lịch sự

0.5

0.5

II. LÀM VĂN ( 7,0 điểm)

II

1

Từ nội dung của đoạn thơ ở phần 1.I, em hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về tình bà cháu. ( Từ 10 đến 12 dòng )

2.0

a. Đúng hình thức đoạn văn.(mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn)

0.25

b. Xác định đúng nội dung trình bày trong đoạn văn.

0.25

c. Triển khai nội dung đoạn văn hợp lý. Có thể theo các ý sau:

– Tình bà cháu là một thứ tình cảm vô cùng gần gũi, thiêng liêng đối với mỗi người.

– Tình cảm của bà đối với cháu: bà dạy dỗ, quan tâm, thương yêu, nhắc nhở,….(dẫn chứng)

– Tình cảm của cháu đối với bà: biết ơn, thương yêu, kính trọng bà, …

– Nêu nhận thức và hành động của bản thân.

1.0

d. Sáng tạo, cách diễn đạt độc đáo , có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận.

0.25

e. Chính tả: Đảm bảo những quy tắc về chính tả, dùng từ, đặt câu

0.25

2

Em hãy đóng vai người lính chuyển bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu thành một câu chuyện kể.

5.0

a. HS chọn ngôi kể phù hợp: ngôi kể thứ nhất

Đảm bảo cấu trúc của một bài văn tự sự: có đầy đủ Mở bài, Thân bài, Kết bài.

Mở bài: giới thiệu được vài nét về tình đồng chí và những kỉ niệm của người lính về tình đồng chí.

Thân bài: triển khai diễn biến của câu chuyện

Kết bài: kết thúc câu chuyện và rút ra bài học.

0.5

b. Xác định đúng nội dung câu chuyện: câu chuyện của người lính về cơ sở hình thành của tình đồng chí, những biểu hiện cao đẹp của tình đồng chí và biểu tượng đẹp về tình đồng chí.

0.5

c. Triển khai hợp lí nội dung trình tự của câu chuyện; kết hợp tốt các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận, đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm.

– Xác định đúng ngôi kể chuyện: Ngôi thứ nhất

3.0

Học sinh có thể trình bày các chi tiết theo nhiều cách nhưng về cơ bản, cần đảm bảo những ý cơ bản sau:

1. Cơ sở của tình đồng chí:

– Giới thiệu về làng quê của người lính: nghèo khó, xuất thân từ nông dân.

– Cùng chung lí tưởng, cùng chung nhiệm vụ chiến đấu chống giặc ngoại xâm nên họ đã gặp nhau trong hàng ngũ cách mạng và trở thành đồng chí, tri kỉ của nhau.

2. Những biểu hiện cao đẹp của tình đồng chí:

– Họ sẵn sàng gác lại tình cảm riêng: gia đình, quê hương,… vì nghĩa lớn.

– Mặc dù dứt khoát ra đi nhưng trong lòng người lính vẫn không nguôi thương nhớ về gia đình, nhớ về quê nhà.

– Họ cùng nhau trải qua những khó khăn, gian khổ của cuộc đời người lính: sốt rét rừng, thiếu thốn vật chất, thuốc men, thời tiết khắc nghiệt,…

– Tình đồng chí, đồng đội giúp người lính vượt qua mọi khó khăn.

3. Biểu tượng đẹp của tình đồng chí:

– Đêm đông, giữa cảnh rừng hoang sương muối, người lính đứng phục kích trong tư thế chủ động, họ luôn sát cánh bên nhau trong một hoàn cảnh vô cùng khắc nghiệt.

– Trong khung cảnh đó, người lính còn có thêm một người bạn nữa, đó là trăng. Trên trời, vầng trăng tròn đang tỏa sáng, người lính cảm nhận như trăng treo đầu súng. Hình ảnh đầu súng trăng treo mang nhiều ý nghĩa, hài hòa bổ sung cho nhau, trở thảnh biểu tượng đẹp của tình đồng chí.

Suy nghĩ về người lính trong thời kì kháng chiến và liên hệ, rút ra bài học cho bản thân.

d. Sáng tạo: trong cách kể chuyện, kết hợp nhuần nhuyễn các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận, đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm. Lời kể mạch lạc, trong sáng

0.5

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, chuẩn ngữ pháp của câu, ngữ nghĩa của từ

0.5

Tổng điểm

10.0

Xem thêm:  Cách chứng minh 3 đường thẳng đồng quy

Đề thi học kì 1 Vật lý 9

Đề thi học kì 1 Vật lý 9

I. Trắc nghiệm:( 3,0 điểm).

* Khoanh tròn chỉ một chữ cái đứng trước câu trả lời đúng trong các câu sau:

Câu 1. Môi trường nào sau đây có từ trường ?

A. Xung quanh vật nhiễm điện

B. Xung quanh viên pin

C. Xung quanh thanh nam châm

D. Xung quanh một dây đồng.

Câu 2. Đoạn mạch gồm 2 điện trở R1, R2 mắc nối tiếp có điện trở tương đương là

A . R1– R2

B.\ \frac{R_1+R_{_{2_{ }}}}{2}

C. R1+R2

D.\ \frac{R_1.R_2}{R_1+R_2}

Câu 3. Chiều của đường sức từ của ống dây dẫn có dòng điện chạy qua phụ thuộc vào yếu tố nào ?

A. Chiều của dòng điện chạy qua dây dẫn

B. Chiều của lực từ

C. Chiều chuyển động của dây dẫn

D. Chiều của dòng điện chạy qua dây dẫn và chiều của đường sức từ.

Câu 4: Nam châm vĩnh cửu có:

A. Một cực

B. Hai cực

C. Ba cực

D. Bốn cực

Câu 5: Để kiểm tra xem một dây dẫn chạy qua nhà có dòng điện hay không mà không dùng dụng cụ đo điện, ta có thể dùng dụng cụ nào dưới đây?

A. Một cục nam châm vĩnh cửu.

B. Điện tích thử.

C. Kim nam châm.

D. Điện tích đứng yên.

Câu 6. Khi nào hai thanh nam châm hút nhau?

A. Khi hai cực Bắc để gần nhau.

B. Khi để hai cực khác tên gần nhau.

C. Khi hai cực Nam để gần nhau.

D. Khi để hai cực cùng tên gần nhau.

Câu 7. Quy tắc nào sau đây xác định được chiều của đường sức từ ở trong lòng một ống dây có dòng điện một chiều chạy qua?

A. Quy tắc bàn tay phải.

B. Quy tắc bàn tay trái.

C. Quy tắc nắm tay phải.

D. Quy tắc nắm tay trái.

Câu 8. Từ phổ là hình ảnh cụ thể về:

A. các đường sức điện.

B. các đường sức từ.

C. cường độ điện trường.

D. cảm ứng từ.

Câu 9. Điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở R1 = 3Ω và R2 = 5Ω mắc nối tiếp nhau là:

A. 8Ω

B. 4Ω

C. 9Ω

D. 2Ω

Câu 10: Đoạn mạch gồm các điện trở mắc nối tiếp là đoạn mạch không có đặc điểm nào dưới đây?

A. Đoạn mạch có những điểm nối chung của nhiều điện trở.

B. Đoạn mạch có những điểm nối chung chỉ của hai điện trở.

C. Dòng điện chạy qua các điện trở của đoạn mạch có cùng cường độ.

D. Đoạn mạch có những điện trở mắc liên tiếp với nhau và không có mạch rẽ.

Câu 11. Xét các dây dẫn được làm từ cùng loại vật liệu, nếu chiều dài dây dẫn tăng gấp 3 lần và tiết diện giảm đi 3 lần thì điện trở của dây dẫn:

A. tăng gấp 3 lần.

B. tăng gấp 9 lần.

C. giảm đi 3 lần.

D. không thay đổi.

Câu 12. Đặt một hiệu điện thế U vào hai đầu một dây dẫn. Điện trở của dây dẫn

A. càng lớn thì dòng điện qua dây dẫn càng nhỏ

B. càng nhỏ thì dòng điện qua dây dẫn càng nhỏ

C. tỉ lệ thuận với dòng điện qua dây dẫn

D. phụ thuộc vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn

II. Tự luận: ( 7,0 điểm)

Câu 13. (2,0 điểm): Phát biểu và viết hệ thức của định luật Jun-Lenxo ? Nêu rõ ký hiệu, đơn vị của các đại lượng có trong công thức ?

Câu 14. (2,0 điểm): Trên một bóng đèn dây tóc có ghi 220V – 100W. Khi chúng hoạt động bình thường.

a) Tính điện trở của bóng đèn?

b)Tính điện năng tiêu thụ và tiền điện phải trả khi sử dụng dụng cụ trên trong 20 giờ, biết giá 1kWh là 1500 đồng.

Câu 15. (1,5 điểm). Tính diện trở của sợi dây dẫn bằng nikêin dài 8m có tiết diện 1mm2 . Biết điện trở suất của nikêin là 0,40. 10-6 .

Câu 16 (1,5 điểm):

Đường sức từ có chiều đi vào và đi ra từ cực nào của thanh nam châm? Hãy dùng mũi tên đánh dấu chiều các đường sức từ của thanh nam vào hình vẽ bên.

Ly 9 1

Đề thi cuối kì 1 Lý 9

I.Trắc nghiệm khách quan ( 4 điểm): Mỗi câu chọn đúng được 0,25 điểm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đáp án

C

C

A

B

C

B

C

B

A

A

B

A

ii. Tự luận: ( 6 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 13

(2,0điểm)

-Định luật Jun-Lenxo: Nhiệt lượng tỏa ra trên một đoạn dây dẫn tỉ lệ điện trở của dây dẫn, với bình phương cường độ dòng điện và thời gian dòng điện chạy qua dây dẫn.

-Biểu thức: Q= I2Rt

-Trong đó: I là cường độ dòng điện(A); R là điện trở của dây dẫn, đo bằng ôm (Ω); t là thời gian dòng điện chạy qua dây dẫn, đo bằng giây(s)

1,0

0,5

0,5

…………

Ma trận đề thi học kì 1 Lý 9

TT

Phần/

Chương/

Chủ đề/

Bài

Nội dung kiểm tra

Số lượng câu hỏi cho từng mức độ nhận thức

Tổng số câu

Nhận biết

Thông hiểu

VDT

VDC

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Chủ đề 1:

Điên từ

Nhận biết được công thức tính điện trở tương đương

-Phát biểu,viết hệ thức đinh luật ôm.

Nhận biết được đoạn mạch mắc nối tiếp, song song.

– Nhận biết được công suất tiêu thụ của đèn

– Tính được điện trở của

dụng cụ điện

– Tính được điện năng tiêu thụ, tiền điện

C2

13

C9.10.11.12

15

14

2

Chủ đề 2 :

Điện từ học

Nhận biết được Môi trường nào có từ trường, số cực của nam châm vĩnh cửu, từ phổ

Xác định được chiều của đường sức từ, sự tồn tại của từ trường

-xác định chiều của đường sức từ trong lòng ống dây

C1,3,4,5,6,

7,8

16

Tổng số câu

8

4

0,5

12

3

Tổng số điểm

2,0

2,0

1.0

2,0

2,0

1,0

3,0

7,0

Tỉ lệ %

40

30

20

10

Đề thi cuối học kì 1 Lịch sử 9

Đề thi học kì 1 Sử 9

Câu 1. Trước chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Mĩ La – tinh là

A. thuộc địa của Anh, Pháp.
B. những nước hoàn toàn độc lập.
C. thuộc địa của Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.
D. thuộc địa kiểu mới của Mĩ.

Câu 2. Nước nào khởi đầu cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật lần thứ 2?

A. Nhật
B. Liên Xô
C. Mĩ
D. Anh

Câu 3. Trong sự phát triển ” thần kì” của Nhật Bản có nguyên nhân nào giống với nguyên nhân phát triển kinh tế của các nước tư bản khác?

A. Lợi dụng vốn nước ngoài, tập trung đầu tư vào các ngành kĩ thuật then chốt.
B. ” Len lách” xâm nhập vào thị trường các nước, thực hiện cải cách dân chủ.
C. Biết tận dụng và khai thác những thành tựu khoa học – kĩ thuật.
D. Phát huy truyền thống tự lực tự cường của nhân dân Nhật Bản.

Câu 4. Cải cách nào là quan trọng nhất nước Nhật đã tiến hành sau Chiến tranh thế giới thứ hai ?

A. Cải cách hiến pháp.
B. Cải cách ruộng đất.
C. Cải cách văn hóa .
D. Cải cách giáo dục.

Xem thêm:  16 Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi môn Toán lớp 9

Câu 5. Nguyên nhân nào là cơ bản nhất thúc đẩy nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng sau Chiến tranh thế giới thứ hai ?

A. Tài nguyên thiên nhiên phong phú.
B. Mỹ giàu lên nhờ buôn bán vũ khí cho các nước tham chiến.
C. Do sức cạnh tranh lớn của các tập đoàn tư bản lũng đoạn.
D. Áp dụng các thành tựu của cách mạng khoa học – kỹ thuật.

Câu 6. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ đề ra “chiến lược toàn cấu” với tham vọng

A. chống phá các nước xã hội chủ nghĩa
B. đem lại hòa bình cho thế giới.
C. chống khủng bố trên toàn thế giới.
D. làm bá chủ thế giới.

Câu 7. Tổ chức Liên minh châu Âu (EU) ra đời nhằm mục đich gì?

A. Hợp tác về kinh tế và văn hoá.
B. Hợp tác về kinh tế và chính trị.
C. Hợp tác về kinh tế và khoa học.
D. Hợp tác về chinh trị và văn hoá.

Câu 8. Phát minh khoa học trong lĩnh vực nào góp phần quan trọng trong việc sản xuất ra những công cụ mới, vật liệu mới, nguồn năng lượng mới?

A. Toán học.
B. Vật lí học.
C. Sinh học.
D. Hóa học.

Câu 9. Nhân vật nào sau đây không có mặt tại Hội nghị I-an-ta ?

A. Ru-dơ-ven
B. Đờ – gôn
C. Xta – lin
D. Sớc – sin

Câu 10. Để khôi phục kinh tế, năm 1948, 16 nước Tây Âu nhận viện trợ của Mĩ với “Kế hoạch phục hưng Châu Âu” còn được gọi là gì?

A. Kế hoạch phục hưng kinh tế các nước Tây Âu.
B. Kế hoạch phục hưng kinh tế châu Âu.
C. Kế hoạch khôi phục châu Âu.
D. Kế hoạch Mác – san .

Câu 11. Ai là người chủ mưu gây nội chiến ở Trung Quốc năm 1946?

A. Chu Đức.
B. Tưởng Giới Thạch.
C. Mao Trạch Đông.
D. Chu Ân Lai.

Câu 12. Theo quy định của hội nghị I-an-ta, quân đội nước nào sẽ chiếm đóng các vùng Đông Đức, Đông Âu, Đông Bắc Triều Tiên sau chiến tranh thế giới thứ hai ?

A. Mĩ
B. Pháp
C. Anh
D. Liên Xô

Câu 13. Khi phát xít Nhật tuyên bố đầu hàng Đồng minh không điều kiện (8/1945), các nước nào sau đây đã nổi dậy khởi nghĩa giành chính quyền ?

A. In – đô – nê – xi – a, Phi – Líp – pin.
B. Việt Nam, Lào.
C. In – đô – nê – xi – a, Việt Nam.
D. Việt Nam, Cam-pu-chia.

Câu 14. ” Trật tự hai cực I-an-ta” bị sụp đổ là do

A. Xô – Mĩ quá chán ngán trong chạy đua vũ trang.
B. Xô – Mĩ mất dần vai trò của mình đối với các nước.
C. Nhật Bản đã vượt xa Xô – Mĩ về khoa học kĩ thuật.
D. các nước Tây Âu đã vượt xa Xô – Mĩ về khoa học kĩ thuật.

Câu 15. Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) ra đời từ 1957 có ý nghĩa tích cực và bao quát nhất là gì ?

A. Tạo ra ở châu Âu một cộng đồng kinh tế và một thị trường chung để đẩy mạnh phát triển kinh tế và ứng dụng thành tựu khoa học kĩ thuật.
B. Phát hành đồng tiền chung.
C. Có điều kiện để cạnh tranh kinh tế, thương mại tài chính với Mĩ và Nhật.
D. Tiến tới thống nhất chính sách đối nội, đối ngoại giữa các nước trong cộng đồng.

Câu 16. Phát minh quan trọng bậc nhất về công cụ sản xuất của cuộc cách mạng khoa học -kĩ thuật là

A. máy tính điện tử.
B. hệ thống máy tư động.
C. máy tự động.
D. rô bốt.

Câu 17. Trong những yếu tố dưới đây, yếu tố nào được xem là thuận lợi của Việt Nam khi tham gia vào tổ chức ASEAN?

A. Có điều kiện tăng cường sự ảnh hưởng của mình đối với các nước trong khu vực.
B. Có điều kiện để thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước phát triển.
C. Có điều kiện tăng cường sức mạnh quân sự của mình trong khu vực.
D. Có nhiều cơ hội áp dụng những thành tựu khoa học – kĩ thuật hiện đại của thể giới.

Câu 18. Bước vào thế kỉ XXI, xu thế chung của thế giới ngày này là gì ?

A. Xu thế hòa hoãn và hòa dịu trong quan hệ quốc tế.
B. Cùng tồn tại trong hòa bình, các bên cùng có lợi.
C. Hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển.
D. Hòa nhập nhưng không hòa tan.

Câu 19. Khái niệm các nước Mĩ La – tinh là chỉ khu vực địa lý nào ?

A. Vùng Bắc Mĩ.
B. Vùng Nam Mĩ .
C. Châu Mĩ .
D. Vùng Trung và Nam Mĩ .

Câu 20. Nen-xơn Man-đê-la trở thành tổng thống Nam Phi đánh dấn sự kiện lịch sử gì?

A. Đánh dấu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ.
B. Sự thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi.
C. Sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới.
D. Sự chấm dứt chủ nghĩa phân biệt chủng tộc ở châu Phi kéo dài ba thế kỉ.

Câu 21. Chiến thắng Điện Biên Phủ ở Việt Nam đã ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến phong trào giải phóng dân tộc của nước nào ở Châu Phi ?

A. Ai Cập.
B. An-giê-ri.
C. Tuy-ni-di.
D. Ăng-gô-la.

Câu 22. Trước chiến tranh thế giới thứ hai, các nước châu Phi là thuộc địa của

A. Anh, Pháp.
B. Tây Ban Nha.
C. tư bản phương Tây.
D. Bồ Đào Nha.

Câu 23. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời ngày tháng năm nào?

A. Ngày 1 tháng 11 năm1949.
B. Ngày 1 tháng 10 năm1949.
C. Ngày 30 tháng 10 năm 1949.
D. Ngày 23 tháng 4 năm1949.

Câu 24. Theo sự thỏa thuận của Hội nghị I-an – ta ( từ 4-12/4/1945), Việt Nam thuộc phạm vi ảnh hưởng của nước nào ?

A. Pháp
B. Liên Xô
C. Anh
D. Mĩ

Câu 25. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, đặc biệt từ năm 1950 trở đi, một xu hướng mới phát triển ở các nước Tây Âu là gì ?

A. Liên kết kinh tế giữa các nước tư bản chủ nghĩa.
B. Liên kết kinh tế giữa các nước có nền công nghiệp phát triển.
C. Liên kết kinh tế giữa các nước châu Âu.
D. Liên kết kinh tế giữa các nước trong khu vực.

Câu 26. Đặc điểm nổi bật của tình hình Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

A. Các đảng phái tranh giành quyền lực.
B. Bị tàn phá bởi động đất, sóng thần.
C. Chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh.
D. Kinh tế phát triển nhanh chóng.

Câu 27. Ý nghĩa then chốt, quan trọng nhất của cách mạng khoa học- kĩ thuật lần thứ hai?

A. Sự giao lưu quốc tế ngày càng được mở rộng.
B. Tạo ra một khối lượng hàng hoa đồ sộ.
C. Đưa loài ngưởi chuyển sang nền văn minh trí tuệ.
D. Thay đổi một cách cơ bản các nhân tố sản xuất.

Câu 28. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, đế quốc nào là lực lượng thù địch lớn nhất của phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực Đông Nam Á ?

Xem thêm:  Giải Toán 9 Bài 6: Tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau

A. Đế quốc Đức.
B. Đế quốc Anh.
C. Đế quốc Pháp.
D. Đế quốc Mĩ.

Câu 29. Việt Nam gia nhập tổ chức Liên Hợp Quốc vào thời gian nào ?

A. Tháng 8 năm 1997..
B. Tháng 11 năm 1987.
C. Tháng 9 năm 1977.
D. Thánáng năm 1987.

Câu 30. Nội dung nào KHÔNG chính sách đổi nội của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Thực hiện chính sách phân biệt chủng tộc.
B. Tiến hành các cuộc chiền tranh xâm lược.
C. Đàn áp phong trào công nhân.
D. Cấm Đảng Cộng sản Mĩ hoạt động.

Đáp án đề thi học kì 1 Sử 9

1D

2C

3C

4A

5D

6D

7B

8B

9B

10D

11B

12D

13C

14B

15A

16A

17D

18C

19D

20D

21B

22C

23B

24A

25D

26C

27D

28D

29C

30B

Ma trận đề thi cuối kì 1 Sử 9

Nội dung

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tổng

Số câu

Điểm

Số câu

Điểm

Số câu

Điểm

Số câu

Điểm

Số câu

Điểm

Các nước Á, Phi, Mĩ la-tinh từ năm 1945 đến nay

5

1,65

3

0,99

1

0,33

1

0,33

10

3,33

Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu từ năm 1945 đến nay

5

1,65

3

0,99

1

0,33

1

0,33

10

3,33

Quan hệ quốc tế từ năm 1945 đến nay

3

0,99

2

0,66

1

0,33

6

1,98

Cuộc CMKHKT từ năm 1945 đến nay

2

0,66

1

0,33

1

0,33

4

1,32

Tổng

15

4,95

9

2,97

4

1,32

2

0,66

30

10

Đề thi Địa lý lớp 9 học kì 1

Đề thi học kì 1 Địa lý 9

I.TRẮC NGHIỆM (4 điểm) Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất:

Câu 1: Tiểu vùng Tây Bắc có thế mạnh:

a.Kinh tế biển.
c. Thủy điện
b.Chăn nuôi lợn
d. Trồng lương thực

Câu 2: Vụ đông đang dần trở thành vụ sản xuất chính của vùng Đồng bằng sông Hồng, vì:

a.Vụ đông lạnh, thiếu nước
c. Lao động có kinh nghiệm trồng cây công nghiệp
b. Cơ cấu cây trồng đa dạng, hiệu quả kinh tế cao
d. Cây trồng phù hợp khí hậu nhiệt đới

Câu 3: Bắc Trung Bộ chưa phát huy được hết thế mạnh kinh tế, vì:

a. Phân bố dân cư chênh lệch giữa miền Bắc và Nam của vùng
b. Chịu ảnh hưởng nặng nề của bão, lũ, gió Lào…
c. Nhà nước chưa chú trọng đầu tư
d. Lao động không có kinh nghiệm sản xuất

Câu 4: Hoàng Sa, Trường Sa thuộc địa phận tỉnh, thành phố:

a. Nha Trang và Khánh Hòa
c. TP Đà Nẵng và Khánh Hòa
b. Nha Trang, TP Đà Nẵng
d. Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế

Câu 5. Cho bảng số liệu

Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt (%)

Năm

1990

2002

Cây lương thực

67,1

60,8

Cây công nghiệp

13,5

22,7

Cây ăn quả, rau đậu và cây khác

19,4

16,5

Để vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt năm 1990 và 2002, chọn kiểu biểu đồ nào là phù hợp nhất?

A. Biểu đồ tròn.
B. Biểu đồ miền.
C. Biểu đồ cột.
D. Biểu đồ đường.

Câu 6.Cho biết cửa khẩu quốc tế nào sau đây không thuộc Trung du và miền núi Bắc Bộ?

A. Lao Bảo.
B. Tây Trang.
C. Lào Cai.
D. Móng Cái.

Câu 7: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống:

Vùng đồng bằng sông Hồng là vùng trọng điểm lương thực thứ (1) ……… của cả nước. Đây là vùng dân cư (2)…………….., kết cấu hạ tầng nông thôn (3) ………………………nhất cả nước. Hơn nữa, điều kiện tự nhiên thuận lợi với (4)………………..màu mỡ, hệ thống sông ngòi dày đặc cũng là một thế mạnh rất lớn cho ngành nông nghiệp của vùng.

I. TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1:(3 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, tập bản đồ Địa lí 9 và kiến thức đã học, hãy so sánh thế mạnh về kinh tế giữa vùng kinh tế Bắc Trung Bộ và vùng kinh tế Duyên hải Nam Trung Bộ.

Câu 2. (3 điểm) Vì sao phát triển kinh tế, nâng cao đời sống các dân tộc phải đi đôi với việc bảo vệ môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ?

Đáp án đề thi học kì 1 Địa 9

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

Trắc nghiệm

1

S – S – Đ – S

1

2

(1) – hai ; (2) – đông đúc; (3) – hoàn thiện; (4) – đất đai

1

3

A- c; B – b, C- b, D – c

1

Tư luận

A – Giống nhau

So sánh thế mạnh kinh tế BTB và DH NTB:

– Cả 2 vùng đều phát triển các ngành:
+ Trồng cây công nghiệp.
+ Chăn nuôi gia súc lớn.
+ Khai thác, chế biến lâm sản.
+ Khai thác, nuôi trồng, chế biến thuỷ hải sản.
– Cả 2 vùng đều có những trung tâm du lịch, nhiều thắng cảnh và bãi tắm đẹp, tạo điều kiện để phát triển ngành du lịch, dịch vụ.
+ Bắc Trung Bộ có: Huế, Động Phong Nha, Sầm Sơn…
+ Nam Trung Bộ có: Hội An, Nha Trang…

1,75

B – Khác nhau:

– Vùng kinh tế Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều ưu thế hơn về: khai thác lâm sản, khai thác khoáng sản, thuỷ năng, khai thác muối, nghề cá biển khơi….

1,25

Thực hành

A, Vẽ biểu đồ

Dạng biểu đồ: Đường tốc độ

Yêu cầu:

+ Tính được tốc độ tăng trưởng

+ Vẽ đúng dạng biểu đồ; đảm bảo: đúng khoảng cách năm, chia tỉ lệ phù hợp, có nội dung các trục, số liệu; Đầy đủ tên, chú thích biểu đồ. Biểu đồ gọn gàng, khoa học.

2,5

B, Nhận xét – giải thích

– Giá trị sản xuất công nghiệp đều tăng theo vùng

– Trong đó: tăng nhanh: Đông Bắc, tăng chậm: Tây Bắc

– Qua BSL ta thấy mức độ chênh lệch rất lớn giữa khu vực Đông Bắc và Tây Bắc về giá trị sản xuất công nghiệp, năm 1995 giá trị sản xuất công nghiệp của Đông Bắc cao gấp 19 lần Đông Bắc thì đến năm 2010 đã lên tới 80,7 lần.

àĐây là sự chênh lệch rất rõ rệt đã phản ánh chính xác trình độ phát triển kinh tế cũng như nguồn tài nguyên thiên nhiên mà hai khu vực này có được.

1,5

Câu 2

– Nguồn tài nguyên thiên nhiên của vùng núi dồi dào, nhưng do khai thác quá mức làm cho nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt (gỗ, rừng và lâm sản, đất nông nghiệp và khoáng sản…).

– Diện tích đất trống, đồi trọc ngày một tăng, thiên tai diễn biến phức tạp gây thiệt hại lớn, sự suy giảm chất lượng môi trường sinh thái tác động xấu đến nguồn nước ngầm và các dòng sông. Hồ nước của các nhà máy thủy điện, nguồn nước cung cấp cho các đồng bằng bị ảnh hưởng trực tiếp nghiêm trọng.

Ma trận đề thi học kì 1 Địa lí 9

Cấp độ Tên Chủ đề (nội dung, chương…) Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng
Cấp độ thấp Cấp độ cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

Vùng TDMN phía Bắc

Thế mạnh phát triển kinh tế

Thế mạnh phát triển kinh tế

– Vẽ biểu đồ

– Nhận xét

Số câu:0,75

Số điểm:0,75 Tỉ lệ 7,5 %

Số câu: 0,25

Số điểm: 0,25

Số câu: 0,5

Số điểm: 0,5

Số câu: 1

Số điểm: 4

Số câu:1

4 điểm= 40%

Vùng Đồng bằng sông Hồng

Tình hình phát triển kinh tế

Thế mạnh phát triển kinh tế

Tình hình phát triển ngành nông nghiệp

Số câu:1,25

Số điểm: 1,75 Tỉ lệ 17,5%

Số câu: 0,25

Số điểm: 0,25

Số câu: 0,5

Số điểm: 1

Số câu: 0,5

Số điểm:0,5

Số câu:1,25

1,75 điểm= 17,5%

Vùng Bắc Trung Bộ, DH NTB

Vùng kinh tế trọng điểm, thế mạnh phát triển kinh tế

Thế mạnh phát triển kinh tế

Số câu: 15,

Số điểm:3,5 Tỉ lệ 35 %

Số câu: 0,5

Số điểm: 0,5

Số câu: 1

Số điểm: 3

Số câu:1,5

3.5 điểm= 35%

Tổng số câu:5

Tổng số điểm: 10

Tỉ lệ 100 %

Số câu : 1

Số điểm: 1

10 %

Số câu: 1,5

Số điểm: 1,5

15%

Số câu: 2,5

Số điểm: 7,5

75%

Số câu: 5

Số điểm: 10

100%

……………..

Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

[ad_2]

Đăng bởi: THPT An Giang

Chuyên mục: Học Tập

Viết một bình luận