Bộ đề thi học kì 2 lớp 7 năm 2022 – 2023 sách Chân trời sáng tạo

Photo of author

By THPT An Giang

[ad_1]

Nội dung đang xem: Bộ đề thi học kì 2 lớp 7 năm 2022 – 2023 sách Chân trời sáng tạo

TOP 32 Đề thi cuối học kì 2 lớp 7 Chân trời sáng tạo là tài liệu cực kì hữu ích mà Download.vn muốn giới thiệu đến quý thầy cô cùng các bạn lớp 7 tham khảo.

Đề thi học kì 2 lớp 7 Chân trời sáng tạo gồm 32 đề có ma trận đề thi kèm theo đáp án giải chi tiết. Thông qua đề thi cuối kì 2 lớp 7 Chân trời sáng tạo giúp các bạn học sinh nhanh chóng làm quen với cấu trúc đề thi, ôn tập để đạt được kết quả cao trong kì thi sắp tới. Đồng thời cũng là tài liệu tham khảo dành cho quý thầy cô ra đề thi cho các em học sinh của mình. Vậy sau đây là trọn bộ 32 đề kiểm tra cuối kì 2 lớp 7 Chân trời sáng tạo năm 2022 – 2023, mời các bạn cùng tải tại đây.

TOP 32 Đề thi học kì 2 lớp 7 Chân trời sáng tạo (Có đáp án)

Đề thi cuối kì 2 Văn 7 Chân trời sáng tạo

Đề thi cuối kì 2 Văn 7

PHÒNG GD&ĐT……..

TRƯỜNG THPT …………

ĐỀ THI HỌC KÌ 2 NĂM 2022 – 2023

MÔN: NGỮ VĂN 7 SÁCH CTST

Thời gian làm bài: 90 phút

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:

(1) Cỏ dại quen nắng mưa
Làm sao mà giết được
Tới mùa nước dâng
Cỏ thường ngập trước
Sau ngày nước rút
Cỏ mọc đầu tiên..
[..]

(2) Trong cuộc đời bình yên tựa nghìn xưa
Gần gũi nhất vẫn là cây lúa
Trưa nắng khát ước về vườn quả
Lúc xa nhà nhớ một dáng mây
Một dòng sông, ngọn núi, rừng cây
Một làn khói, một mùi hương trong gió..

(3) Có mấy ai nhớ về ngọn cỏ
Mọc vô tình trên lối ta đi
Dẫu nhỏ nhoi không đáng nhớ làm chi
Không nghĩ đến nhưng mà vẫn có.

(Cỏ dại – Xuân Quỳnh )

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1. Đoạn trích được viết theo thể thơ nào?

A. Ngũ ngôn
B. Lục ngôn
C. Thất ngôn
D. Tự do

Câu 2. Hình ảnh cỏ dại xuất hiện trong:

A. Cả bài thơ
B. Khổ 1
C. Khổ 3
D. Khổ 1 và 3

Câu 3. Theo đoạn trích, lúc đi xa, con người thường nhớ về những gì?

A. Cây lúa, vườn quả, dáng mây, dòng sông, ngọn núi, rừng cây, làn khói, mùi hương
B. Cỏ dại
C. Nắng mưa, nước dâng, nước rút
D. Con đường, gốc đa, giếng nước, cánh đồng, ngọn núi, dòng sông..

Câu 4. Sự xuất hiện của những hình ảnh trong khổ 2 có ý nghĩa như thế nào?

A. Nhấn mạnh nỗi nhớ quê hương của tác giả;
B. Nhấn mạnh sự nhỏ nhoi của cỏ khiến không mấy ai để ý, không ai nhớ đến;
C. Nhấn mạnh sức sống của cỏ;
D, Nhấn mạnh sự vô tình của con người đối với cây cỏ.

Câu 5. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong hai câu thơ: Một dòng sông, ngọn núi, rừng cây – Một làn khói, một mùi hương trong gió..

A. Liệt kê
B. Điệp
C. Nhân hóa
D. Liệt kê và điệp.

Câu 6. Hình ảnh “cỏ dại” trong bốn dòng thơ sau gợi lên điều gì?

Tới mùa nước dâng
Cỏ thường ngập trước
Sau ngày nước rút
Cỏ mọc đầu tiên..

A. Gợi lên sự nhỏ bé, bình dị của cỏ;
B. Gợi lên sức sống mãnh liệt, bền bỉ của cỏ;
C. Gợi lên sự nhỏ bé của những kiếp người dưới đáy xã hội;
D. Gợi lên sự cuồng loạn của nước lũ.

Câu 7. Hình tượng trung tâm được khắc họa trong đoạn thơ trên là:

A. Chủ thể trữ tình – tác giả
B. Cây lúa
C. Cỏ dại
D. Nước lũ

Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:

Câu 8. Nêu hai đặc điểm của thể thơ được sử dụng trong bài thơ trên.

Câu 9. Cảm nhận về vẻ đẹp của hình ảnh cỏ dại được khắc họa trong bài thơ. Em có thể dẫn 1 – 2 câu thơ cùng viết về vẻ đẹp đó của cỏ?

Câu 10. Thông điệp ý nghĩa rút ra từ đoạn trích là gì?

Phần 2: Viết (5 điểm)

Hãy viết bài văn nghị luận bàn về câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

Đáp án đề thi Văn lớp 7 học kì 2

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)

Câu Đáp án Điểm
Câu 1 D 0,5 điểm
Câu 2 D 0,5 điểm
Câu 3 A 0,5 điểm
Câu 4 B 0,5 điểm
Câu 5 D 0,5 điểm
Câu 6 B 0,5 điểm
Câu 7 C 0,5 điểm

Câu 8

Hai đặc điểm của thể thơ được sử dụng trong bài thơ trên:

– Số tiếng trong các dòng thơ không giống nhau;

– Số câu thơ không hạn định.

– Cách gieo vần tự do..

0,5 điểm

Câu 9

Cảm nhận về vẻ đẹp của hình ảnh cỏ dại được khắc họa trong bài thơ:

Hình ảnh cỏ dại trong bài thơ mang vẻ đẹp của sức sống bền bỉ, mãnh liệt. Dù cỏ nhỏ nhoi, không ai chú ý, không ai nhớ đến nhưng cỏ vẫn âm thầm tồn tại từ xa xưa và đến mãi về sau. Dù gió mưa, dù nước lũ, cỏ vẫn là loài cây không thể bị tiêu diệt. Sức sống của cỏ trong đoạn trích trên khiến ta nhớ đến những câu thơ của Thanh Thảo trong bài Đàn ghita của Lorca: Không ai chôn cất tiếng đàn – Tiếng đàn như cỏ mọc hoang..

1,0 điểm

Câu 10

Thông điệp ý nghĩa rút ra từ đoạn trích:

– Dù nhỏ bé nhưng luôn kiên cường.

– Trước khó khăn không bao giờ được gục ngã.

– Cần phải biết trân trọng những điều bình dị.

1,0 điểm

Phần 2: Viết (4 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: mở bài, thân bài và kết bài.

0,25 điểm

0,25 điểm

2,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: nghị luận bàn về câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

c. Triển khai vấn đề:

HS triển khai sự việc theo trình tự hợp lí, vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

1. Mở bài

Giới thiệu câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

2. Thân bài

a. Giải thích câu tục ngữ:

– Quả là sản phẩm ngọt lành và là kết tinh tuyệt vời nhất của cây, tượng trưng cho những gì tốt đẹp nhất.

– Muốn có được quả ngọt thì phải có “kẻ trồng cây”, người đã dành công sức trồng trọt, chăm bón. Chính vì thế khi ta ăn một thứ quả ngọt lành thì trước tiên phải nghĩ đến người tạo ra nó đã phải vất vả, dãi nắng dầm sương bao lâu, phải nhớ đến công sức mà những người trồng đã bỏ ra.

=> Câu tục ngữ chính là lời khuyên dạy sâu sắc của cha ông ta đối với mỗi con người về lòng biết ơn, nhắc nhở chúng ta rằng mỗi một thành quả mà chúng ta hưởng dụng ngày hôm nay không phải tự nhiên mà xuất hiện. Mà nó là cả một quá trình phấn đấu, gây dựng của những người đi trước.

b. Biểu hiện:

– Biết ơn cha mẹ, những người có công sinh thành nuôi dưỡng.

– Biết ơn thầy cô những người đã truyền đạt cho ta kiến thức bước vào đời.

– Biết ơn những thế hệ cha anh đi trước đã hy sinh xương máu để cho chúng ta một cuộc sống hòa bình.

c. Ý nghĩa của lòng biết ơn:

– Việc sống với tấm lòng biết ơn sâu sắc khiến cho bạn trở nên hiền hòa, tình cảm, tâm hồn ngày càng trở nên trong sáng, bạn sẽ được mọi người xung quanh yêu quý tín nhiệm vì lối sống tình nghĩa, được bạn bè coi trọng và tin tưởng.

– Việc sống ân tình, ân nghĩa sẽ là tấm gương sáng cho con cái và các thế hệ tiếp nối.

– Nêu cảm nhận chung.

3. Kết bài

– Nêu cảm nhận cá nhân.

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo

Ma trận đề kiểm tra học kì 2 Văn 7

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Thơ

4

0

3

1

0

2

0

60

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

20

5

15

20

0

30

0

10

100

Tỉ lệ %

25%

35%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

…………..

Đề thi học kì 2 Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo

Đề kiểm tra cuối kì 2 môn KHTN 7

Phần 1: Trắc nghiệm khách quan: (4 điểm)

Câu 1. Nơi nào sau đây không có từ trường?

A. Xung quanh dây dẫn.
B. Xung quanh nam châm hình chữ U.
C. Xung quanh dây dẫn có dòng điện chạy qua.
D. Xung quanh Trái Đất.

Câu 2. Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng có vai trò quan trọng đối với

A. sự chuyển hoá của sinh vật.
B. sự biến đổi các chất.
C. sự trao đổi năng lượng.
D. sự sống của sinh vật.

Câu 3. Trao đổi khí ở sinh vật là quá trình

A. lấy khí O2 từ môi trường vào cơ thể và thải khí CO2 từ cơ thể ra môi trường.
B. lấy khí CO2 từ môi trường vào cơ thể và thải khí O2 từ cơ thể ra môi trường.
C. lấy khí CO2 từ môi trường vào cơ thể, đồng thời thải khí CO2 hoặc O2 từ cơ thể ra môi trường.
D. lấy khí O2 hoặc CO2 từ môi trường vào cơ thể, đồng thời thải khí CO2 hoặc O2 từ cơ thể ra môi trường.

Câu 4. Ở thực vật các chất nào dưới đây được vận chuyển từ rễ lên lá

A. nước, hàm lượng khí carbon dioxide, hàm lượng khí oxygen.
B. nước, hàm lượng khí oxygen, ánh sáng.
C. nước, hàm lượng khí carbon dioxide, ánh sáng, nhiệt độ.
D. nước, hàm lượng khí oxygen, nhiệt độ.

Câu 5. Các yếu tố chủ yếu ngoài môi trường ảnh hưởng đến quang hợp là

A. chất hữu cơ và chất khoáng.
B. nước và chất khoáng.
C. nước, chất hữu cơ và chất khoáng.
D. chất hữu cơ và nước.

Câu 6. Sản phẩm của quang hợp là?

A. Nước, carbon dioxide.
B. Glucose, nước.
C. Ánh sáng, diệp lục.
D. Oxygen, glucose.

Câu 7. Cảm ứng ở sinh vật là phản ứng của sinh vật với các kích thích

A. từ môi trường.
B. từ môi trường ngoài cơ thể.
C. từ môi trường trong cơ thể.
D. từ các sinh vật khác.

Câu 8. Các tác nhân của môi trường tác động tới cơ thể sinh vật được gọi là

A. các nhận biết.
B. các kích thích.
C. các cảm ứng.
D. các phản ứng.

Câu 9. Tập tính động vật là

A. một số phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể), nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại.
B. chuỗi những phản ứng trả lời các kích thích của môi trường bên ngoài cơ thể, nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại.
C. những phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể), nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại.
D. chuỗi phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể), nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại.

Câu 10. Thí nghiệm chứng minh tính hướng nước của cây:

1. Theo dõi sự nảy mầm của hạt thành cây có từ 3 tới 5 lá.

2. Đặt chậu nước có lỗ thủng nhỏ vào trong một chậu cây sao cho nước ngấm vào đất mà không gây ngập úng cây.

3. Gieo hạt đỗ vào hai chậu, tưới nước đủ ẩm.

4. Sau 3 đến 5 ngày (kể từ khi đặt chậu nước), nhẹ nhàng nhổ cây ra khỏi chậu và quan sát hướng mọc của rễ cây.

Thứ tự các bước thí nghiệm đúng là:

A. 1, 2, 3, 4.
B. 3, 1, 2, 4.
C. 4, 2, 3, 1.
D. 3, 2, 1, 4.

Câu 11. Sinh trưởng ở sinh vật là

A. sự tăng lên về kích thước và khối lượng cơ thể do sự tăng lên về số lượng và kích thước tế bào.
B. sự tăng lên về khối lượng cơ thể do sự tăng lên về số lượng và kích thước tế bào.
C. sự tăng lên về kích thước cơ thể do sự tăng lên về số lượng và kích thước tế bào.
D. biến đổi diễn ra trong đời sống của cá thể.

Câu 12. Ở thực vật có hai loại mô phân sinh là

Xem thêm:  Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 7 năm 2022 - 2023 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

A. mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh bên.
B. mô phân sinh cành và mô phân sinh rễ.
C. mô phân sinh lá và mô phân sinh thân.
D. mô phân sinh ngọn và mô phân sinh rễ.

Câu 13. Cho sơ đồ quá trình sinh trưởng và phát triển trong vòng đời của ếch như sau;

khtn 7 kn 1

Thứ tự các giai đoạn phát triển đúng là:

A. ếch trưởng thành, trứng, nòng nọc, ếch con.
B. nòng nọc, ếch trưởng thành, trứng, ếch con.
C. trứng, ếch con, nòng nọc, ếch trưởng thành.
D. trứng, nòng nọc, ếch con, ếch trưởng thành.

Câu 14. Có mấy hình thức sinh sản?

A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.

Câu 15. Sinh sản hữu tính ở sinh vật là quá trình

A. tạo ra cơ thể mới từ sự kết hợp giữa cơ thể mẹ và cơ thể bố.
B. tạo ra cơ thể mới từ một phần của cơ thể mẹ hoặc bố.
C. hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái tạo thanh hợp tử, hợp tử phát triển tạo thành cơ thể mới.
D. tạo ra cơ thể mới từ cơ quan sinh dưỡng của cơ thể mẹ.

Câu 16. Loài nào không sinh sản bằng hình thức vô tính?

A. Trùng giày.
B. Trùng roi.
C. Trùng biến hình.
D. Cá chép.

Phần 2: Tự luận: (6 điểm)

Câu 17. (0,5 đ) Mô tả cấu tạo của la bàn.

Câu 18. (0,5 đ) (TH) Nêu các đặc điểm của lá cây phù hợp với chức năng quang hợp?

(1,0 đ) Hoàn thành phương trình quang hợp dạng chữ:
Ánh sáng

………(1)…………. +……. . (2)……. ………(3)…………. +……. . (4)…….
Diệp lục

Câu 19. (1 đ) (VDC) : Dự đoán điều gì sẽ xảy ra với cơ thể nếu sự vận chuyển các chất trong cơ thể bị dừng lại?

Câu 20. (0,5đ). Nêu vai trò của tập tính đối với động vật.

Câu 21. (1,0đ) (TH): Cho sơ đồ vòng đời của muỗi:

khtn 7 kn 2

Em hãy kể tên các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của muỗi?

Câu 22. (1,5đ) (VD): Trình bày các ứng dụng của sinh sản vô tính trong thực tiễn?

Đáp án đề kiểm tra cuối kì 2 KHTN 7

Phần 1: Trắc nghiệm khách quan: (4 điểm)

(Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm)

1A

2D

3D

4C

5B

6D

7A

8B

9D

10B

11A

12A

13D

14B

15C

16D

Phần 2: Tự luận: (6 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 17. (0,5đ)

La bàn là dụng cụ dùng để xác định hướng, một la bàn thường có:

– Kim nam châm đặt lên trụ xoay được thiết kế theo dạng hình lá dẹt,mỏng, nhẹ một đầu được sơn đỏ để chỉ hướng bắc và đầu còn lại được sơn xanh( hoặc trắng) để chỉ hướng nam được đặt trong vỏ kim loại thường bằng nhôm hoặc nhựa có gắn cố định 1 mặt chia độ.

– Mặt kính của la bàn giúp bảo vệ kim nam châm.

0,5

Câu 18. (1,0 đ)

(0,5 đ)

(1) Cacbondioxde/ nước

(2) Nước/ Cacbondioxde

(3) Glucoze/ Oxyzen

(4) Oxyzen/ Glucoze

0,25

0,25

0,25

0,25

– Phiến lá có dạng bản mỏng, diện tích bề mặt lớn giúp lá nhận được nhiều ánh sáng, phiến lá có nhiều gân lá giúp vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm của quá trình quang hợp

– Biểu bì lá có nhiều khí khổng cho phép CO2 khuếch tán từ môi trường vào trong tế bào lá, và O2 từ tế bào lá khuếch tán ra môi trường.

– Tế bào lá có nhiều lục lạp chứa diệp lục giúp hấp thụ ánh sáng đảm bảo cho quá trình quang hợp diễn ra liên tục.

0,5

Câu 19.

(1 đ)

Nếu sự vận chuyển các chất trong cơ thể bị dừng lại thì các tế bào thiếu oxygen và các chất dinh dưỡng, sự trao đổi chất trong tế bào dừng lại và tế bào có thể chết. Cơ thể sẽ bị nhiễm độc bởi các chất bài tiết trong tế bào do không được thải ra bên ngoài. Cơ thể sẽ có nguy cơ tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

1

Câu 20.

(0,5)

Vai trò của tập tính đối với động vật:

– Hình thành tập tính tốt cho vật nuôi: ăn, ngủ đúng giờ, đi vệ sinh đúng chỗ, nghe hiệu lệnh đến ăn

– Giúp ứng dụng vào các công việc trong sản xuất của con người như: đánh bắt, huấn luyện động vật

0,25

0,25

Câu 21. (1,0 đ)

Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của muỗi: Gồm 4 giai đoạn phát triển:

Giai đoạn 1: Đẻ trứng

Giai đoạn 2: Ấu trùng (lăng quăng)

Giai đoạn 3: Nhộng (cung quăng)

Giai đoạn 4: Muỗi trưởng thành

0,5

0,5

Câu 22. (1,5 đ)

Trình bày các ứng dụng của sinh sản vô tính trong thực tiễn:

– Nhân giống vô tính cây

– Nuôi cấy mô

Lấy ví dụ

1

0,5

Ma trận đề thi học kì 2 KHTN 7

Chủ đề

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Tổng điểm

(%)

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

1. Từ (8 tiết )

1

1(0,5đ)

1

1

0. 75

2. Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật (30 tiết )

4

1(1,5đ)

1

1(1đ)

2

5

3. 75

3. Cảm ứng ở sinh vật (6 tiết )

1 (0. 5đ)

3

1

1

4

1. 5

4. Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật (7 tiết )

2

1(1đ)

1

1

3

1. 75

5. Sinh sản ở sinh vật

(10 tiết )

2

1

1

(1. 5 đ)

1

3

2. 25

Tổng câu

1

12

3

4

1

1

6

16

Tổng điểm

0,5

3,0

3,0

1,0

1,5

0

1,0

0

6,0

4,0

10,0

% điểm số

35%

40%

15%

10%

60%

40%

100%

……….

Đề thi học kì 2 tiếng Anh 7 Friends plus

Đề kiểm tra học kì 2 Friends plus 7

A/ Listening

Click để nghe

I. Listen to a telephone conversation between two friends. Fill each of the gaps in the notes with NO MORE THAN TWO WORDS AND/OR A NUMBER. You will listen TWICE.

Name of movie: Mockingjay part 2

Part in the whole series: 1. ___________

Date: 2. ___________

Cinema: 3. ___________

Time: 4. ___________

Where to meet: 5. ___________

II. Listen to Jimmy talking about traffic. Decide if the statements are true (T) or false (F). Circle T or F. You will listen TWICE.

1. Jimmy thinks the traffic is fantastic.

T

F

2. Driving in the city is a nightmare.

T

F

3. There is congestion on the radio every day.

T

F

4. Public transport can solve the traffic problem.

T

F

5. We can breathe better if we can solve the traffic problem.

T

F

LANGUAGE FOCUS

Choose the word whose bold part is pronounced differently from others. Write A, B, C or D in the blank.

1. A. type B. my C. try D. young

2. A. piano B. time C. grime D. prime

3. A. hobby B. fox C. video D. concert

Choose the bold word that has a different stress pattern from the others. Write A, B, or C in the blank.

4. A. schedule B. balloon C. service D. cheaper

5. A. material B. operate C. holiday D. bicycle

III. Choose the word or phrase that best completes each sentence. Write A, B, or C in the blank.

6. Can I have your son’s birth ______ ?

A. name
B. certificate
C. day

7. Fossil fuels cause_________.

A. wind
B. sunlight
C. pollution

8. You should______ hard.

A. study
B. to study
C. studying

9. There is no _________ to solar energy and wind power.

A. idea
B. limit
C. innovation

10. Wind _________ are used to get wind power.

A. turbines
B. panels
C. sources

11. There are strong winds and dark clouds. It _________ .

A. rains
B. is going to rain
C. will rain

12. My brother has got a new drum and he _________ play it.

A. is being
B. will
C. is going to

13. We had a plan to enjoy this summer. We _________ at a famous hotel.

A. will stay
B. are staying
C. stay

14. The lyrics to this song are wonderful. It’s going to be a big _________ !

A. view
B. fan
C. hit

15. That _____________ singer performed the piece of music wonderfully.

A. charming
B. weak
C. heavy

READING

I. Read the passage and decide whether each statement is True or False. Write True or False in each blank.

A website review

One of my favourite websites is lyricstraining.com. It’s great because you can learn English while you listen to your favourite songs. You choose a song and then listen to the song and complete the lyrics. You can also watch the video of the song.

The good points include the fact that there are lots of up-to-date groups you can listen to such as The Script or One Direction. In addition, you can choose the level: beginner, intermediate or expert, depending on your level of English. Another good feature is that you can repeat a line of the song as often as you want, until you know the missing word. Also, the website is very easy to search and you can listen to songs in different languages, for instance in Spanish, German and Italian.

1. You can complete the lyrics of a song. ___________

2. The groups are not updated. ___________

3. There are three levels to choose from. ___________

4. We can only hear songs in one language. ___________

II. Choose the option that best completes each blank in the passage. Write A, B, or C in the blank.

Nothing to Lose

We (5) fossil fuels in our daily life, but they are limited and cause pollution. A lot of scientists are working hard to look for some lossless and environmentally (6) sources of energy.

Solar energy is not new to us (7) we use it to dry things every day. Solar panels catch sun rays and change them into electricity. We know that it is renewable because the sun never stops producing sunlight.

Wind power is also an old source of energy. In the past, explorers used wind for sailing their (8) to distant lands. A single windmill can pump water and generate electricity. To get much more power all at once, people install lots of giant wind turbines on wind farms.

If we stop using fossil fuels, our planets will be (9). There is nothing to lose when we use solar energy or wind power.

5. A. make B. use C. get

6. A. kind B. common C. friendly

7. A. because B. so C. but

8. A. maps B. ships C. bags

9. A. hotter B. bigger C. greener

WRITING

I. Rearrange the words in a correct order to make a complete sentence.

1. I / write / a / will / song/ new / .

__________________________________________________________________

2. learn / a / musical / we / are/ to / going / instrument / .

__________________________________________________________________

3. would / he / to / like / be / a / star / pop / .

__________________________________________________________________

4. young / has / singer / an / voice / amazing / that / .

__________________________________________________________________

5. is / he / to / going / a / be / star / .

__________________________________________________________________

II. Rewrite the following sentences with the given beginning in such a way that the meanings stay unchanged.

6. This jetpack can help you walk and fly like a bird.

You can _____________________________________________

7. Study hard or you’ll fail the exam.

If you don’t ____________________________________________

8. Solar energy is not new to us because we use it every day.

We use solar energy every day, ____________________________

9. Both solar energy and wind energy are renewable sources of energy.

Renewable sources of energy include _______________________

10. Small cars are running safely under tunnel bus.

It is safe for ____________________________________________

Đáp án đề thi học kì 2 Tiếng Anh 7

I. Listen to a telephone conversation between two friends. Fill each of the gaps in the notes with NO MORE THAN TWO WORDS AND/OR A NUMBER. You will listen TWICE.

1. fourth

2. 15th May

3. CGV (cinema)

4. 6.45 (pm)

5. cinema gate

II. Listen to Jimmy talking about traffic. Decide if the statements are true (T) or false (F). Circle T or F. You will listen TWICE.

LANGUAGE FOCUS

I.

II.

III.

6. B

7. C

8. A

9. B

10. A

11. B

12. C

13. B

14. C

15. A

READING

I.

1. True

2. False

3. True

4. False

II.

WRITING

I.

1. I will write a new song.

2. We are going to learn a musical instrument.

3. He would like to be a pop star.

4. That young singer has an amazing voice.

5. He is going to be a star.

II.

6. You can walk and fly like a bird with this jetpack.

7. If you don’t study hard, you’ll fail the exam.

8. We use solar energy every day, so it’s not new to us.

9. Renewable sources of energy include both solar and wind energy.

10. It is safe for small cars to run under tunnel bus.

Đề thi cuối kì 2 môn Công nghệ 7

Đề thi học kì 2 Công nghệ 7

I. TRẮC NGHIỆM (7 điểm)

Em hãy chọn đáp án đúng trong các câu sau đây:

Câu 1: Những loại vật nuôi nào phù hợp với phương thức chăn nuôi chăn thả?

A. Trâu bò
B. Lợn
C. Tằm
D. Thỏ

Câu 2: Yếu tố nào không đúng với ưu điểm của phương thức chăn nuôi nhốt?

A. Dễ kiểm soát dịch bệnh nhanh
B. Ít phụ thuộc vào các điều kiện tự nhiên
C. Chậm lớn
D. Cho năng suất cao và ổn định

Câu 3: Hãy chọn tên gia súc ăn cỏ được phổ biến ở Việt Nam

A. Lợn Ỉ
B. Vịt xiêm
C. Gà Ri
D. Bò vàng Việt Nam

Câu 4: Biện pháp kĩ thuật nào dưới đây không phù hợp với việc nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi non?

A. Chăm sóc và nuôi dưỡng con mẹ tốt.
B. Kiểm tra năng suất thường xuyên.
C. Giữ ấm cơ thể.
D. Giữ vệ sinh, phòng bệnh cho vật nuôi non.

Câu 5: Cần cho vật nuôi non bú sữa đầu càng sớm càng tốt vì?

A. sữa đầu chứa nhiều calcium giúp cho cơ thể con chống lại bệnh tật.
B. sữa đầu có chứa kháng sinh giúp cho cơ thể con chống lại bệnh tật.
C. sữa đầu có chứa kháng thể giúp cho cơ thể con chống lại bệnh tật.
D. sữa đầu có chứa vaccine giúp cho cơ thể con chống lại bệnh tật.

Câu 6: Yêu cầu nào dưới đây là không chính xác khi chăn nuôi đực giống?

A. Cân nặng vừa đủ.
B. Sức khỏe tốt nhất.
C. Cho tinh dịch tốt về số lượng và chất lượng.
D. Càng to béo càng tốt.

Câu 7: Trong các cách cho đực giống ăn sau đây, cách nào là đúng?

Xem thêm:  Đề cương ôn tập học kì 2 môn Toán 7 sách Cánh diều

A. Cho ăn vừa đủ, thức ăn chất lượng cao, giàu chất đạm.
B. Cho ăn vừa đủ, thức ăn chất lượng cao, giàu lipid.
C. Cho ăn tự do, thức ăn chất lượng cao, giàu chất đạm.
D. Cho ăn tự do, thức ăn chất lượng cao, giàu chất lipid.

Câu 8: Ba giai đoạn của lợn cái sinh sản lần lượt là?

A. Giai đoạn hậu bị → Giai đoạn mang thai → Giai đoạn đẻ và nuôi con.
B. Giai đoạn hậu bị → Giai đoạn đẻ và nuôi con → Giai đoạn mang thai.
C. Giai đoạn mang thai → Giai đoạn hậu bị → Giai đoạn đẻ và nuôi con.
D. Giai đoạn mang thai → Giai đoạn đẻ và nuôi con → Giai đoạn hậu bị.

Câu 9: Nuôi thủy sản là nuôi các động vật dưới nước như?

A. Tôm, cá, vịt.
B. Cua, baba, rùa.
C. Lươn, ếch, ngỗng.
D. Tôm, cá , sò, ốc, lươn.

Câu 10: Ở nước ta, tỉnh nào nuôi tôm nhiều?

A. Tỉnh Cà Mau.
B. Tỉnh Quảng Ninh.
C. Tỉnh Đồng Nai.
D. Tỉnh An Giang.

Câu 11: Khu vực nào ở nước ta nuôi cá tra, cá ba sa để xuất khẩu?

A. Đồng bằng sông Hồng.
B. Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Đồng bằng Nam Trung Bộ.
D. Tất cả các câu trên đều đúng.

Câu 12: Việc nuôi thuỷ sản có giá trị kinh tế đem lại lợi ích nào?

A. Đem lại nguồn thu ngoại tệ cho địa phương và quốc gia.
B. Tận dụng được các nguồn thức ăn tự nhiên ở ruộng lúa, ao hồ, sông ngòi.
C. Giảm bớt sự ô nhiễm môi trường.
D.Cung cấp thực phẩm cho ngành chăn nuôi.

Câu 13: Vì sao nói nước ta có điều kiện thuận lợi để phát triển ngành nuôi thuỷ sản?

A. Nước ta có bờ biển dài, vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn.
B. Nước ta có nhiều giống thuỷ sản mới, lạ.
C. Nước ta có diện tích trồng lúa bao phủ khắp cả nước.
D. Người dân nước ta cần cù, chịu khó, ham học hỏi.

Câu 14: Đặc điểm sinh trưởng của cả tra như thế nào?

A. Cá tra là cá nước ngọt, thuộc họ cá da trơn, chịu được lượng oxygen thấp, có thể sống ở vùng nước lợ hay nước phèn có độ pH trên 5,5 và nhiệt độ từ 25 – 32 °C nên được nuôi với mật độ cao trong ao đất hoặc lồng, bè.
B. Cá tra là loài cá biển, được nuôi nhiều trên các lồng trên biển và chịu được nước biển có độ mặn cao.
C. Cá tra là loại cá da trơn, chịu được lượng oxygen cao, môi trường sống là nước ngọt, nước lợ và chịu được nhiệt độ thấp từ 12 – 18 °C nên cả tra nên được nuôi nhiều ở vùng cao nguyên.
D. Cá tra là cả nước lợ, da có vảy, chịu được nhiệt độ cao, được nuôi trong các lồng, bè ở các vùng nước mặn.

Câu 15: Tình trạng chất lượng ao nuôi được thể hiện qua màu sắc của nước. Trong nuôi thủy sản, màu nước nào là tốt nhất?

A. Máu nâu đe
n B. Màu cam
C. Màu xanh rêu
D. Màu xanh lục hoặc vàng lục

Câu 16: Việc vệ sinh, xử lý ao nuôi trước khi cho nước sạch vào để nuôi tôm, cá có tác dụng gì?

A. Làm tăng chất lượng thức ăn trong ao nuôi
B. Diệt trừ vi khuẩn gây hại, phòng bệnh cho tôm, cá.
C. Làm giảm độ chua (pH) của nước trong ao nuôi.
D. Giảm hiện tượng thiếu oxygen trong nước.

Câu 17: Cho tôm, cá ăn như thế nào để tránh lãng phí thức ăn và không gây ô nhiễm môi trường nuôi?

A. Cho lượng thức ăn ít
B. Cho lượng thức ăn nhiều
C. Cho lượng thức ăn vừa đủ, cho ăn nhiều lần và theo quy định.
D. Phối hợp nhiều loại thức ăn và phối hợp bón phân hữu cơ vào ao.

Câu 18: Khi quản lý ao nuôi, cần phải làm những công việc gì?

A. Dọn ao sạch sẽ để tiêu diệt những loài vi sinh vật gây hại cho tôm, cá nuôi.
B. Đắp bờ ao và trồng cây xanh xung quanh ao nuôi tôm, cá.
C. Thường xuyên kiểm tra bờ, cống, màu nước, lượng thức ăn hoạt động của tôm, cá để xử lý những hiện tượng bất thường.
D. Thường xuyên cung cấp và cho ăn nhiều loại thức ăn.

Câu 19: Làm thế nào để phòng bệnh cho tôm, cá nuôi?

A. Cải tạo xử lý tốt ao nuôi trước khi thả con giống tôm, cá và cho ăn đúng kỹ thuật.
B. Cho tôm, cá ăn nhiều thức ăn tinh, thức ăn giàu đạm để tăng cường sức đề kháng.
C. Bổ sung nhiều thực vật thủy sinh vào ao nuôi tôm, cá
D. Xử lý kịp thời những hiện tượng bất thường trong ao nuôi.

Câu 20: Thường xuyên tạo sự chuyển động của nước trong ao, đầm nuôi tôm có ảnh hưởng đến tính chất nào của nước?

A. Độ trong của nước
B. Lượng khí oxygen hòa tan trong nước
C. Nhiệt độ của nước
D. Muối hòa tan trong nước

Câu 21: Vì sao nói thức ăn ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng thủy sản?

A. Thức ăn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng
B. Thức ăn có chất lượng cao
C. Rút ngăn thời gian chăn nuôi, làm tăng năng suất, sản lượng
D. Tất cả đều đúng

Câu 22: Có mấy biện pháp phòng bệnh cho tôm cá?

A. 3
B. 4
C. 5
D. 6

Câu 23: Xác định được nhiệt độ của nước nuôi thủy sản bằng dụng cụ đơn giản nào?

A. Nhiệt kế
B. Quan sát
C. Giấy đo pH
D. Đĩa Secchi

Câu 24: Vai trò của việc bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản?

A. Đảm bảo thủy sản sinh trưởng, phát triển tốt, không bệnh tật.
B. Đảm bảo thủy sản sinh trưởng, tạo thực phẩm sạch.
C. Bảo tồn nguồn lợi thủy sản.
D. Đảm bảo thủy sản sinh trưởng, phát triển tốt, không bệnh tật, tạo thực phẩm sạch, bảo tồn nguồn lợi thủy sản.

Câu 25: Có mấy phương pháp chính xử lí nguồn nước?

A. 2
B. 3
C. 4
D. 5

Câu 26: Biện pháp nào dưới đây không phải để giảm bớt độc hại cho thủy sinh vật và cho con người?

A. Mở rộng khu nuôi để giảm nồng độ ô nhiễm.
B. Ngăn cấm hủy hoại các sinh cảnh đặc trưng.
C. Quy định nồng độ tối đa các hóa chất, chất độc có trong môi trường thủy sản.
D. Sử dụng phân hữu cơ đã ủ, phân vi sinh, thuốc trừ sâu hợp lý.

Câu 27: Muốn khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản hợp lí, cần tiến hành thực hiện biện pháp gì?

A. Tận dụng tối đa diện tích mặt nước nuôi thủy sản, có biện pháp bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
B. Cải tiến và nâng cao các biện pháp nuôi thủy sản.
C. Chọn nuôi những loại thủy sản có tốc độ lớn nhanh, hệ số thức ăn thấp.
D. Làm tăng nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, có lợi cho sức khỏe cộng đồng.

Câu 28: Một số biện pháp bảo vệ môi trường thủy sản là?

A. Tận dụng hết nguồn nước, môi trường nuôi.
B. Xử lí nguồn nước kết hợp với chăm sóc môi trường nuôi.
C. Xử lí nguồn nước kết hợp với quản lí môi trường nuôi.
D. Xử lí nguồn nước kết hợp với bảo vệ môi trường nuôi.

II.TỰ LUẬN (3 điểm)

Câu 1 (1 điểm): Ở gia đình em hay địa phương em đã thực hiện được các phương pháp bảo vệ môi trường trong chăn nuôi như thế nào?

Câu 2 (2 điểm): Ở địa phương em đã thực hiện việc bảo vệ môi trường nước hoặc bảo vệ nguồn lợi thủy sản như thế nào?

————- HẾT ————-

Đáp án đề thi học kì 2 Công nghệ 7

I. TRẮC NGHIỆM (7 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng đạt 0.25 điểm

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14
Đáp án A C D B C D A A D A B A A A
Câu 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28
Đáp án D B C C A B D C A D A A A C

II. TỰ LUẬN (3 điểm)

Câu

Nội dung

Điểm

1

Ở địa phương em đã thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong chăn nuôi như sau:

Tắm cho vật nuôi

– Quét dọn chuồng trại hàng ngày

– Xử lý nguồn chất thải: Xử lý chất thải chăn nuôi bằng hầm Biogas; Xử lý chất thải bằng ủ phân hữu cơ

0.25

0.25

0.5

2

Ở địa phương em đã thực hiện việc bảo vệ môi trường nước (bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản) như sau:

– Tận dụng tối đa diện tích mặt nước để nuôi thủy sản.

– Đặt các biển cấm vứt rác thải xuống các dòng sông, kênh ngòi.

– Cải tiến và nâng cao các biện pháp nuôi thủy sản

– Chọn những loại cá có tốc độ lớn nhanh, hệ số thức ăn thấp.

– Có biện pháp bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

– Tuyền truyền trên các phương tiện truyền thông về ý thúc bảo vệ môi trường trong dân thông qua loa, đài phát thanh địa phương.

0.25

0.5

0.25

0.25

0.25

0.5

Ma trận đề thi học kì 2 Công nghệ 7

TT

Nội dung kiến thức

Đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% tổng điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Số CH

Thời gian (phút)

Số CH

Thời gian (phút)

Số CH

Thời gian (phút)

Số CH

Thời gian (phút)

Số CH

Thời gian (phút)

TN

TL

1

CHĂN NUÔI

Bài 9: Một số phương thức chăn nuôi ở Việt Nam

1

0.75

2

3

3

3.75

7.5

Bài 10: Kĩ thuật nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi

3

2.25

2

3

1

5

5

1

10.25

22.5

Bài 12: Ngành thủy sản ở Việt Nam

3

2.25

3

4.5

6

6.75

15

Bài 13: Quy trình kĩ thuật nuôi thủy sản

6

4.5

3

4.5

9

9

22.5

Bài 14: Bảo vệ môi trường và nguồi lợi thủy sản

3

2.25

2

3

1

10

5

1

15.25

32.5

Tổng

16

12

12

18

1

10

1

5

28

2

45

100

Tỉ lệ (%)

40%

30%

20%

10%

Tỉ lệ chung (%)

70%

30%

Đề thi GDCD cuối kì 2 lớp 7

Đề thi cuối kì 2 GDCD 7

Phần I – Trắc nghiệm khách quan (3 điểm – mỗi lựa chọn đúng cho 0,25 điểm)

Câu 1: Biểu hiện của bạo lực học đường thể hiện ở hành vi nào dưới đây?

A. Đánh đạp con cái thậm tệ.
B. Xúc phạm danh dự của bạn cùng lớp.
C. Phê bình học sinh trên lớp.
D. Phân biệt đối sử giữa các con.

Câu 2: Biểu hiện nào sau đây không phải là bạo lực học đường?

A. Quan tâm, giúp đỡ.
B. Hành hạ.
C. Đánh đập.
D. Xúc phạm danh dự.

Câu 3. Đâu không phải là ý nghĩa của việc quản lí tiền hiệu quả?

A. Chủ động tiền bạc để thực hiện các dự định tương lai.
B. Đề phòng trường hợp bất trắc xảy ra.
C. Có thể giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn.
D. Giúp con người có một cơ thể khỏe mạnh.

Câu 4:Một trong những nguyên tắc quản lý tiền có hiệu quả là:

A. Chi tiêu hợp lí và tiết kiệm thường xuyên.
B. Chi tiêu hợp lí, tiết kiệm thường xuyên và tăng nguồn thu.
C. Chi tiêu hợp lí và tăng nguồn thu nhập.
D. Tiết kiệm thường xuyên và tăng nguồn thu .

Câu 5: Hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả nghiêm trọng về mọi mặt đối với đời sống xã hội là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Vi phạm pháp luật.
C. Vi phạm quy chế.
B. Vi phạm đạo đức.
D. Tệ nạn xã hội.

Câu 6: Phương án nào sau đây không phải là biện pháp phòng chống tệ nạn xã hội?

A. Sống giản dị, lành mạnh.
B. Chú trọng làm ăn kinh tế hơn giáo dục con cái.
C. Bản thân nhận thức được tác hại của tệ nạn xã hội.
D. Đẩy mạnh tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội.

Câu 7: Em sẽ làm gì nếu biết về một hành vi có liên quan đến tệ nạn xã hội ở khu dân cư, ở trường hoặc ở lớp ?

A. Làm ngơ, coi như không biết.
C. Phản ánh cho bố mẹ, thầy cô hoặc báo công an.
B. Tham gia cùng những hoạt động
D. Bao che, không tố giác những hành vi đó.

Câu 8: Trong một lần đi dạo trên đường, bạn A bị một đối tượng lạ mặt rủ hút ma túy. Bạn liền đồng ý với suy nghĩ rất đơn giản: “Mình cứ thử một lần cho biết chắc cũng không sao!”. Nguyên nhân nào khiến bạn A sa vào tệ nạn xã hội?

A. Thiếu kiến thức, thiếu kĩ năng sống
C. Do ảnh hưởng của môi trường xã hội tiêu cực.
B. Ham chơi, thích hưởng thụ .
D. Do thiếu sự quan tâm, chăm sóc của bố mẹ.

Câu 9: Quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình được thể hiện rõ nhất tại đâu?

A. Luật Hôn nhân và Gia đình.
C. Luật lao động.
B. Luật Trẻ em.
D. Luật chăm sóc và bảo vệ trẻ em.

Câu 10: Câu tục ngữ: “Anh em như thể tay chân, Anh em hòa thuận hai thân vui vầy” khuyên chúng ta điều gì?

A. Anh, em phải trung thực với nhau.
C. Anh, em phải có trách nhiệm với nhau.
B. Anh, em phải lo cho nhau.
D. Anh, em phải đoàn kết, yêu thương lẫn nhau.

Câu 11: Biểu hiện nào dưới đây không đúng khi nói về quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng?

A. Yêu thương, tôn trọng lẫn nhau.
B. Chung thủy với chế độ một vợ, một chồng.
C. Mặc định mọi công việc trong nhà phải là của người vợ.
D. Quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống.

Câu 12: Biểu hiện nào dưới đây không đúng khi nói về nghĩa vụ của con cháu đối với ông bà?

Xem thêm:  Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 7 năm học 2022 - 2023 từ sách Chân trời sáng tạo.

A. Yêu thương, kính trọng ông bà.
B. Cảm thấy khó chịu khi sống chung với ông bà.
C. Chăm sóc, phụng dưỡng ông bà.
D. Mời ông bà những món ăn ngon.

Phần II- Tự luận (7 điểm)

Câu 1. (2 điểm) N và M là đôi bạn thân ngồi cùng bàn nhưng gần đây M luôn tỏ vẻ khó chịu với N vì lí do N không cho M chép bài khi làm kiểm tra. M chẳng những lên mạng xã hội đặt điều nói xấu N mà vào lớp còn rủ các bạn không chơi với N.

a. Em có nhận xét gì về hành vi của bạn M?

b. Em hãy nêu tác hại của bạo lực học đường đối với học sinh?

Câu 2 (2 điểm): Nghe một số thanh niên kể về ma túy đá, T tò mò và quyết định dùng thử để xem cảm giác thế nào. Sau nhiều lần sử dụng, T trở nên gầy gò, dáng đi xiêu vẹo, khả năng tập trung suy giảm và thường xuyên xuất hiện ảo giác, liên tục có những hành vi kích động, la hét và có lần, T đã cầm hung khí tấn công mọi người xung quanh.

a. Theo em, hành vi của bạn T là đúng hay sai? Vì sao?

b. Hãy nêu trách nhiệm của học sinh trong phòng việc chống các tệ nạn xã hội?

Câu 3 ( 3 điểm): Anh H hiện đang là giám đốc của một công ty lớn. Do có trình độ và chuyên môn tốt nên anh được đồng nghiệp rất kính nể. Trong gia đình, anh sống chung với vợ con và mẹ ruột. Mẹ của anh nay đã cao tuổi, mắc nhiều bệnh và bị lẫn. Vì không muốn cho mọi người đến chơi gặp gỡ, tiếp xúc với mẹ nên anh đã làm một cái phòng nhỏ ở dưới bếp để mẹ tiện sinh hoạt, ăn uống tại đấy.

a. Em có nhận xét gì về việc làm của anh H?

b. Trong trường hợp trên, nếu em là anh H, em có cư xử với mẹ như vậy không hay em sẽ làm gì?

c. Con cái cần có trách nhiệm, nghĩa vụ như thế nào đối với ba mẹ?

Đáp án đề thi học kì 2 GDCD 7

Phần I – Trắc nghiệm khách quan (3 điểm – mỗi lựa chọn đúng cho 0,25 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đáp án

B

A

D

B

D

B

C

A

A

D

C

B

Phần II– Tự luận (7 điểm)

Câu

Yêu cầu

Điểm

Câu 1

(2 điểm)

a. Hành vi của M là sai.

Vì: Hành vi lên mạng xã hội nói xấu và đồng thời cô lập để không ai chơi với bạn là một trong những biểu hiện của bạo lực học đường.

b. Tác hại của bạo lực học đường đối với học sinh:

– Bị ảnh hưởng về tinh thần và thể chất cho người bị bạo lực.

– Ảnh hưởng đến quá trình phát triển nhân cách của các em học sinh.

0.5

0.5

0.5

0.5

Câu 2

(2 điểm)

a. Hành vi của T là sai.

Vì: T đã để cho bản thân dính vào ma túy – một trong những tệ nạn của xã hội

b. Trách nhiệm của học sinh trong phòng việc chống các tệ nạn xã hội:

+ Chăm chỉ học tập, rèn luyện, nâng cao nhận thức, bổ sung kĩ năng, xây dựng lối sống giản dị, lành mạnh.

+ Tuân thủ và tuyên truyền phổ biến các quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội.

+ Phê phán, tố cáo các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội.

+ Tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội ở nhà trường và địa phương.

0.5

0.5

0,25

0,25

0,25

0,25

Câu 3

(3 điểm)

a. Việc làm của anh H là sai.

Vì: Anh đã thực hiện không tốt nghĩa vụ, trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ.

b. Trong trường hợp trên, nếu em là anh H, em không cư xử với mẹ như vậy .

Em sẽ xây một cái phòng của bà gần phòng mình để tiện bề hỏi han, chăm sóc đồng thời dẫn bà lên phòng khách chơi mỗi khi có ai đó đến thăm.

c. Trách nhiệm, nghĩa vụ của con cái đối với ba mẹ:

+ Con cái có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn cha mẹ.

+ Có nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ.

+ Tham gia công việc gia đình phù hợp lứa tuổi.

+ Giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình,…

0,5

0,5

0,5

0,5

0,25

0,25

0,25

0,25

Ma trận đề thi học kì 2 GDCD 7

TT

Mạch

nội

dung

Nội dung (Tên bài/ Chủ đề)

Mức độ nhận thức

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tổng số câu

Tổng điểm

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG

1. Phòng chống bạo lực học đường

C1,2

1/2 C1

1/2 C1

2,5

điểm

GIÁO DỤC KINH TẾ

2. Quản lí tiền

C3,4

0,5

điểm

2

GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

1. Phòng chống tệ nạn xã hội

C5,6,7,8

1/2

C2

1/2 C2

3,0

điểm

2. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình

C9,10, 11,12

1/2

C3

1/2

C3

½

C3

4,0

điểm

Tổng số câu

12

1+1/2

1

1/2

12

3

10 điểm

Tỉ lệ %

30%

30%

30%

10%

30%

70%

Tỉ lệ chung

60%

40%

100%

Đề thi GDDP lớp 7 cuối kì 2

Đề thi GDĐP lớp 7 cuối kì 2

I.Trắc nghiệm: (3 điểm)

Khoanh tròn vào đáp án đúng

Câu 1: Lý Thánh Tông cho xây dựng Văn Miếu năm nào?

A.1068
B. 1070
C. 1071
D.1076

Câu 2: Lý Nhân Tông lập ra Quốc Tử Giám …………………….

A. thể hiện sự quan tâm đối với việc học hành của toàn dân
B. thể hiện sức mạnh của Hoàng Tộc
C. thể hiện sự đoàn kết cảu nhân dân.
D. Thể hiện sự quan tâm đối với việc học hành của Hoàng tộc.

Câu 3: Khoa thi đầu tiên được nhà Lý tổ chức vào

A.tháng 2 năm 1075
B. tháng 2 năm 1070
C.tháng 3 năm 1076
D. tháng 3 năm 1078

Câu 4: Trong 175 năm tồn tại, nhà Trần đã tổ chức

A. 12 khoa thi
B.14 khoa thi
C. 15 khoa thi
D. 16 khoa thi

Câu 5: Đây không phải là biện pháp phòng dịch covid-19

A.Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, nước diệt khuẩn.
B.Đeo khẩu trang nơi công cộng.
C.Báo cơ sở y tế gần nhất khi có triệu chứng ho, sốt để được hướng dẫn điều trị.
D.Uống nước chung cốc tại lớp học.

Câu 6: Biện pháp chống dịch covid-19 trong tình hình mới:

A.Thực hiện 5K
B.Cách ly .
C. Thực hiện 2K.
D. Không bắt buộc đeo khẩu trang nơi đông người với trẻ dưới 5 tuổi.

II. TỰ LUẬN (7đ)

Câu 1 (1đ ): Trình bày những ảnh hưởng của đại dịch tới sức khỏe, kinh tế của Hà Nội.

Câu 2. (3 điểm ): Nêu một vài nét khái quát về sự học Thời Nguyễn? Kể tên một số danh sĩ đất Thăng Long thời Nguyễn?

Câu 3: (3đ) Là một học sinh Hà Nội, em cần làm gì để phát huy truyền thống học tập của cha ông ?

Đáp án đề thi GDĐP 7 cuối kì 2

I.TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Mỗi đáp án đúng = 0,5 điểm

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

B

D

A

B

D

C

II. TỰ LUẬN. (7đ)

Câu 1 ( 1 đ)

Hầu hết các hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn Hà Nội suy giảm.

Các hoạt động sản xuất, kinh doanh bị ảnh hưởng nặng nề, đặc biệt là các lĩnh vực du lịch, vận tải, thương mại, dịch vụ, vui chơi giải trí.

Đại dịch COVID-19 tiếp tục lan rộng, vừa gây tổn thất về tính mạng, vừa ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần.

Câu 2 (3 đ)

Một vài nét khái quát (2đ)

– Đời vua Gia Long chỉ có kỳ thi Hương

– Đến 1822, vua Minh Mạng mở khoa thi Hội, thi Đình để lấy Tiến sĩ.
– Đến năm 1829 nhà vua lại cho những người trúng cách, nhưng không cập phân, được đỗ phó bảng. Phó bảng khởi đầu từ đây

-Trước đây cứ 6 năm một khoa thi, nay đổi lại làm 3 năm một khoa, cứ năm Tí, Ngọ, Mão, Dậu thì thi Hương; năm Thìn, Tuất, Sửu, Mùi thi Hội, thi Đình

-Phép thi vẫn theo như đời vua Gia Long. kỳ đệ nhất thi kinh nghĩa; đệ nhị: thi tứ lục; kỳ đệ tam:thi phú; kỳ đệ tứ: thi văn sách. Trước ai đỗ tam trường, gọi là sinh đồ, ai đỗ tứ trường gọi là hương cống; nay đổi sinh đồ là Tú tài, hương công là cử nhân

Các danh sĩ đất Thăng Long thời Nguyễn (1 đ)

Nguyễn Văn Siêu (1799 – 1872), là nhà thơ, nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam ở thế kỷ 19

Cao Bá Quát ( 1808 – 1855), là một nhà thơ nổi danh ở giữa thế kỷ 19 trong lịch sử văn học Việt Nam

– Cao Bá Đạt (1808-1855) là anh sinh đôi với Cao Bá Quát. Năm Giáp Ngọ (1834)

Câu 3 (3đ)

– Ngày nay, học sinh thủ đô luôn cố gắng gìn giữ và phát huy truyền thống hiếu học của ông cha ta để có tri thức tham gia vào việc quản trị xã hội, hội nhập tốt hơn với thế giới về khoa học kĩ thuật…

Một là, phải luôn có tư tưởng, ý thức “hướng học” và “hiếu học”, “Ăn vóc học hay”, “đi một ngày đàng học một sàng khôn”, phải luôn thường trực sự học hỏi, học tập ở mọi nơi mọi lúc.

Việc học không chỉ ở tinh thần, thái độ cầu tiến trong học tập mà còn thể hiện ở tư duy học tập nghiêm túc, có nền tảng, có tính khoa học; có mục tiêu, kế hoạch cụ thể, có phương thức hành động rõ ràng, có sự kiên trì, bền bỉ, có nỗ lực sáng tạo đổi mới, được nâng tầm thành một triết lý nhân sinh và nghệ thuật rèn luyện.

Hai là, phải luôn giữ tinh thần, ý chí và nghị lực học tập, học hỏi không ngừng chứ không phải học theo kiểu “được chăng hay chớ”.

Ba là, cần tự học một cách chủ động, sáng tạo chứ không mang tính đối phó hay chạy theo thành tích.

Bốn là, việc tự học cũng cần có tư duy, có lựa chọn.

Năm là, ngoài tự học các kiến thức chuyên môn thì cần trang bị cho bản thân các kiến thức nền tảng về chính trị, văn hóa, xã hội. Đặc biệt, lớp trẻ cần có những hiểu biết vững chắc về lịch sử, truyền thống, phong tục, tập quán và văn hóa Việt Nam, cần thông thạo ngôn ngữ mẹ đẻ trước khi giỏi ngoại ngữ khác.

Sáu là, học cần đi đôi với hành.

Bảy là, việc học tập và tự học là một quá trình, là “học tập suốt đời”.

Tám là, không để mặt trái của mạng internet, công nghệ lôi kéo, phân tán, ảnh hưởng đến thời gian, năng suất, kết quả học tập, lao động.

Chín là, học tập, tự học hỏi, tự rèn luyện với mục đích cuối cùng là để thành công, để phục vụ cho bản thân, gia đình và cao hơn cả là quê hương đất nước.

Mười là, cần có phương pháp, công cụ học tập đúng đắn.

Giới trẻ đang có điều kiện đầy đủ hơn về vật chất, tinh thần, nếu không nâng cao tinh thần học tập, tự học, tự rèn luyện thì không thể tài giỏi và trở thành những người có ích cho cộng đồng, cho đất nước.

Ma trận đề thi học kì 2 GDĐP 7

TT

Chương/chủ đề

Nội dung/đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng số câu TN/ tổng số ý TL

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

CHỦ ĐỀ 6

Nhân dân Hà Nội cùng nhân dân cả nước chống giặc ngoại xâm bảo vệ tổ quốc Thế kỉ X đến thế kỉ XIX

-Nêu được công việc mà nhân dân Hà Nội và Bắc Kì đã làm để chống Pháp khi Pháp sang xâm lược lần 2

– Quang Trung đại phá quân Thanh năm nào

1

1

2

1.0

-trình bày được âm mưu diễn biến cuộc tấn công đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất của thực dân Pháp

1

1

3.0

2

Chủ đề 7: Truyền thống hiếu học của người dân Thủ đô

-Sự học thời Lý- Trần

3

1

4

2.0

-Nêu một vài nét khái quát về sự học Thời Nguyễn

– Kể tên một số danh sĩ đất Thăng Long thời Nguyễn?

-Là một học sinh Hà Nội, em cần làm gì để phát huy truyền thống học tập của cha ông ?

1/2

1

1 /2

2

4

Số câu TN/ Số ý TL
(Số YCCĐ

4

3,5

1

0,5

6

3

Điểm số

2.0

6.0

1

1

3

7

10

Tổng số điểm

8.0

2.0

10

BẢNG ĐẶC TÀ ĐỀ


Nội dung

Đơn vị kiến thức

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số câu hỏi

Câu hỏi

TL

(Số ý)

TN

(Số câu)

TL

TN

CHỦ ĐỀ 7

Nhân dân Hà Nội cùng nhân dân cả nước chống giặc ngoại xâm bảo vệ tổ quốc Thế kỉ X đến thế kỉ XIX

Nêu được công việc mà nhân dân Hà Nội và Bắc Kì đã làm để chống Pháp khi Pháp sang xâm lược lần 2

Thông hiểu

-HS nhận biết việc mà nhân dân Hà Nội và Bắc Kì đã làm để chống Pháp khi Pháp sang xâm lược lần 2-

1

1

–Quang Trung đại phá quân Thanh năm nào

-trình bày được âm mưu diễn biến cuộc tấn công đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất của thực dân Pháp

Nhận biết

HS nhận biết được năm Quang Trung đại phá quân Thanh

-HS trình bày được âm mưu diễn biến cuộc tấn công đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất của thực dân Pháp

2

2

CHỦ ĐỀ 7

Truyền thống hiếu học của người dân Thủ đô

Sự học thời Lý- Trần

Nhận biết

-HS xác định được năm Lý Thánh Tông cho xây dựng Văn Miếu

–HS xác định được thời gian nhà Lý tổ chức Khoa thi đầu tiên

-HS nhận biết được nhà Trần đã tổ chức bao nhiêu khoa thi trong 175 năm

3

3

-Lý Nhân Tông lập ra Quốc Tử Giám thể hiện điều gì?

-Sự học thời nhà Nguyễn

Thông hiểu

-HS biết được vì sao Lý Nhân Tông lập ra Quốc Tử Giám

-HS Nêu một vài nét khái quát về sự học Thời Nguyễn

1/2

1

1,5

-Là một học sinh Hà Nội, em cần làm gì để phát huy truyền thống học tập của cha ông ?

Vận dụng

-HS nêu được những việc cần làm để phát huy truyền thống học tập của cha ông.

1

1

-Kể tên một số danh sĩ đất Thăng Long thời Nguyễn?

Vận dụng cao

HS kể tên được 1 số danh sĩ đất Thăng Long thời Nguyễn

1/2

1/2

Chủ đề 8

Đại dịch tác động đến sự phát triển kinh tế – xã hội – sức khỏe của con người.

Cách phòng chống lây

Vận dụng

HS biết các pp phòng lây bệnh covid -19.

2

Trình bày những ảnh hưởng của đại dịch tới sức khỏe, kinh tế của Hà Nội.

Thông hiểu

HS nêu được ảnh hưởng của đại dịch tới sức khỏe và kinh tế.

1

……….

Tải file tài liệu để xem thêm đề thi học kì 2 lớp 7 sách Chân trời sáng tạo

[ad_2]

Đăng bởi: THPT An Giang

Chuyên mục: Học Tập