Bộ đề thi học kì 2 môn Tin học lớp 11 năm 2021 – 2022

Photo of author

By THPT An Giang

[ad_1]

Nội dung đang xem: Bộ đề thi học kì 2 môn Tin học lớp 11 năm 2021 – 2022

Đề thi học kì 2 Tin học 11 năm 2021 – 2022 bao gồm 5 đề kiểm tra có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận đề thi. Qua đó giúp các bạn có thêm nhiều gợi ý tham khảo, củng cố kiến thức làm quen với cấu trúc đề thi học kì 2 sắp tới.

Đề thi học kì 2 lớp 11 môn Tin học được biên soạn với cấu trúc đề rất đa dạng, bám sát nội dung chương trình học trong sách giáo khoa. Đề thi học kì 2 Tin học 11 cũng là tư liệu hữu ích dành cho quý thầy cô tham khảo để ra đề thi cho các em học sinh của mình. Ngoài ra các bạn xem thêm một số đề thi học kì 2 lớp 11 như: đề thi học kì 2 môn tiếng Anh 11, đề thi học kì 2 Toán 11, đề thi học kì 2 Sinh học 11, đề thi học kì 2 Ngữ văn 11. Vậy sau đây là nội dung chi tiết 5 đề thi học kì 2 Tin 11, mời các bạn cùng đón đọc.

Đề thi học kì 2 Tin học 11 năm 2021 – 2022 – Đề 1

Ma trận đề thi học kì 2 Tin học 11

Mức độ

Nội dung

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng
TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL

Bài 14

0

Bài 15

Câu 18,19

Câu 20

0.75

Bài 17

Câu 1, 2,,7,9, 11, 14,15,17

2.0

Bài 18

Câu 10

Câu 3,4,5,6,8,12, 13,16

Câu 1

Câu 1

7.25

Đề thi học kì 2 Tin học 11

I. Phần trắc nghiệm (5 điểm)

Câu 1: Muốn khai báo x, y là tham trị, z là tham biến. Khai báo nào sau đây đúng ?

A. Procedure thamso (x : byte ; var y : byte; var z : byte );

B. Procedure thamso (x : byte ; var z , y : byte);

C. Procedure thamso (x : byte ; y : byte; var z : byte );

D. Procedure thamso (var x : byte ; var y : byte; var z : byte );

Câu 2: Biến cục bộ là gì?

A. Biến được khai báo trong CTC nhưng được sử dụng trong chương trình chính

B. Biến được khai báo trong chương trình chính nhưng chỉ được sử dụng cho CTC

C. Biến được khai báo trong chương trình con

D. Biến tự do không cần khai báo

Cho đoạn chương trình sau: (Áp dụng cho các câu 3, 4, 5, 6)

Program thi_hk_2;

Var a,b,c : real;

Procedure vidu (Var x: real; y,z: real ):real;

Var tong: real;

Begin

x:= x+1; y:=y – x; z:=z + y; tong:=x+y+z;

Writeln(x,’ ‘,y,’ ‘,z,’ ‘,tong);

End;

BEGIN

a:=3; b:=4; c:=5; vidu(a,b,c);

Writeln(a,’ ‘,b,’ ‘,c); Readln

END

Câu 3: Chương trình trên có 1 lỗi là:

A. Biến “tong” khai báo sai kiểu

B. Thủ tục không có kiểu dữ liệu

C. Không xuất kết quả ra màn hình

D. Không có lệnh gọi chương trình con

Xem thêm:  Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 năm 2021 - 2022

Câu 4: Tham số hình thức của chương trình trên là:

A. tong

B. a, b, c

C.x, y, z

D. 3, 4, 5

Câu 5: Trong chương trình trên

A. x là tham trị, y, z là tham biến

B. x là tham biến, y, z là tham trị

C. x, y là tham trị, z là tham biến

D. x, y là tham biến, z là tham trị

Câu 6: Biến toàn cục của chương trình trên là:

A. Readln

B. Writeln(a,’ ‘,b,’ ‘,c);

C. a:=3; b:=4; c:=5;

D. a, b, c

Câu 7. Các biến của chương trình con là:

A. Biến toàn cục

B. Biến cục bộ.

C. Tham số hình thức.

D. Tham số thực sự

Câu 8. Cho CTC sau:

Procedure thutuc(a,b: integer);

Begin

……

End;

Trong chương trình chính có thể gọi lại chương trình con như thế nào là hợp lệ:

A. thutuc;

B. thutuc (5,10);

C. thutuc(1,2,3);

D. thutuc(5);

Câu 9. Khi viết một chương trình muốn trả về một giá trị duy nhất ta nên dùng :

A. Hàm.

B. Thủ tục.

C. Chương trình con.

D. Thủ tục hoặc hàm

Câu 10. Cách khai báo nào sau đây là hợp lệ:

A. Function Ham(x,y: integer): integer;

B. Function Ham(x,y: integer);

C. Function Ham(x,y: real): integer;

D. Function Ham(x,y: real): Longint;

Câu 11. Trong lời gọi thủ tục, các tham số hình thức được thay bằng các giá trị cụ thể gọi là:

A. Tham số giá trị

B. Tham số hình thức

C. Tham số biến

D. Tham số thực sự.

Câu 12. Cho thủ tục sau:

Procedure Thutuc(x,y,z: integer); Các biến x,y,z được gọi là:

A. Tham số hình thức.

B. Tham số thực sự.

C. Biến toàn cục

D. Biến cục bộ.

Câu 13. Trong chương trình chính, khi gọi một thủ tục các tham số biến phải:

A. Khác kiểu, khác số lượng biến.

B. Khác kiểu, cùng số lượng biến

C. Cùng kiểu, khác số lượng biến.

D. Cùng kiểu, cùng số lượng biến.

Câu 14. Cấu trúc của một chương trình con gồm mấy phần:

A. 4

B. 3

C. 5

D. 2

Câu 15. Cho biết biến cục bộ được dùng trong chương trình nào:

A. Trong chương trình con.

B. Trong chương trình chính.

C. Trong chương trình con và chương trình chính.

D. Không dùng trong chương trình nào cả.

Câu 16. Function tinh(a: byte): Integer;

Var i: byte; tam: word;

Begin

Tam:=1;

For i:= 1 to a do

Tam:=tam* i;

Tinh:= tam;

End;

Kết quả trả về của hàm thuộc kiểu dữ liệu nào?

A. byte

B. word

C. integer

D. real

Câu 17. Khi viết chương trình con, không cần trả về giá trị qua tên của nó ta dùng :

A. Hàm

B. Thủ tục.

C. Chương trình con.

D. Chương trình chính

Câu 18: Trong NNLT Pascal, khai báo nào sau đây là đúng khi khai báo tệp văn bản?

A. Var f: String;

B. Var f: byte;

C. Var f = record

D. Var f: Text;

Câu 19: Câu lệnh dùng thủ tục đọc có dạng:

A. Read(<biến tệp>);

B. Read(<biến tệp>,<danh sách biến>);

C. Read(<danh sách biến>, <biến tệp>);

D. Read(<danh sách biến>);

Câu 20: Tệp f có dữ liệu để đọc 3 giá trị trên từ tệp f và ghi các giá trị này vào 3 biến x, y, z ta sử dụng câu lệnh:

A. Read(f, x, y, z);

B. Read(f, ‘x’, ‘y’, ‘z’);

C. Read(x, y, z);

D. Read(‘x’, ‘y’, ‘z’);

II. Phần tự luận (5 điểm)

Cho dãy A gồm N số nguyên dương A1, A2, A3,….An. (N <= 500). Viết chương trình thực hiện các yêu cầu sau:

Xem thêm:  Đề cương ôn thi học kì 1 môn Địa lý lớp 11 năm 2022 - 2023

– Thủ tục nhập dãy số

– Tính tổng các số lẻ của dãy.

– Tính trung bình cộng các số chẵn của dãy.

(Yêu cầu viết và sử dụng các chương trình con )

Kết quả đưa ra màn hình

Đáp án đề thi học kì 2 lớp 11 môn Tin

Tự luận:

Program HKII;

Uses crt;

Const Nmax=500;

Var

A: array[1..Nmax] of integer;

Dem,I,n: integer;

Tongle, tongchan: longint;

1điểm

Procedure nhap;

I: integer;

Begin

Write(‘Nhap so luong phan tu cua mang: ‘); readln(n);

For i:=1 to n do

Begin

Write(‘Nhap phan tu thu ‘,i,’ =’); readln(a[i]);

End;

End;

1điểm

Function kt(x: integer): boolean;

I: integer;

Begin

Kt:=true;

If ( X MOD 2 = 0 ) then

Kt:=false;

End;

0.5 điểm

BEGIN

Tongle:=0; tongchan:=0; dem:=0;

Nhap;

For i:=1 to n do

If kt(a[i]) = true then tongle:=tongle+a[i]

Else begin

Tongchan:=tongchan+ a[i];

Dem:=dem+1;

End;

Writeln(‘Tong so le= ‘,tongle:9);

Writeln(‘Trung cong so chan = ‘,tongchan/dem:9:2);

Readln

END.

2.5điểm

Đề thi học kì 2 Tin học 11 năm 2021 – 2022 – Đề 2

Đề thi học kì 2 Tin học 11

Phần trắc nghiệm

Câu 1: Có mấy khả năng định dạng ký tự:

A. Phông chữ, màu sắc cho chữ.

B. Cỡ chữ, kiểu chữ.

C. Vị trí tương đối so với dòng kẻ.

D. Các ý trên đều đúng.

Câu 2: Chức năng chính của Microsoft Word là gì?

A. Tính toán và lập bản.

B. Soạn thảo văn bản

C. Tạo các tệp đồ hoạ.

D. Chạy các chương trình ứng dụng khác.

Câu 3: Khả năng định dạng đoạn văn.

A. Vị trí lề trái, phải của đoạn văn.

B. Căn lề (trái, phải, giữa, đề hai bên).

C. Khoảng cách giữa các dòng trong cùng đoạn văn và khoảng cách đến các đoạn văn trước và sau.

D. Tất cả các khả năng trên.

Câu 4: Để khởi động phần mềm MS Word, ta

A. Nháy chuột vào Start → All Programs → Microsoft office Microsoft word

B. Nháy chuột vào biểu tượng tin hoc lop 11 1 trên màn hình nền

C. Nháy chuột vào biểu tượng tin hoc lop 11 2 trên màn hình nền

D. Cả A và C

Câu 5: Khi nào ta sử dụng Save as để lưu văn bản.

A. Để chỉ định word luôn tạo một bảng dự phòng

B. Để gửi một tài liệu cho ai đó qua thư điện tử.

C. Để lưu tài liệu dưới một tên khác hoặc một vị trí khác

D. Để phục hồi dữ liệu.

Câu 6: Để mở tệp văn bản có sẳn ta thực hiện

A. chọn File→Open.

B. Nháy vào biểu tượng trên thanh công cụ;

C. Cả A và B;

D. chọn File→New;

Câu 7: Kết thúc phiên làm việc với Word, ta

A. Chọn File → Exit

B. Nháy chuột vào biểu tượng tin hoc lop 11 3 ở góc trên bên phải màn hình (thanh tiêu đề)

C. Chọn Format → Exit

D. Cả A và B

Câu 8: Tên tệp do Word tạo ra có phần mở rộng là gì?

A. .DOC

B. .COM

C. .EXE

D. .TXT

Câu 9: Để sao chép một đoạn văn bản đã được chọn ta dùng tổ hợp phím nào dưới đây ?

A. Ctrl + C

B. Ctrl + A

C. Ctrl + B

D. Ctrl + X

Câu 10: Các đối tượng chính trên màn hình làm việc của Word

A. Thanh bảng chọn(menu)

B. Thanh công cụ

C. Thanh định dạng (formating)

D. Cả A, B và C đều đúng

Câu 11: Để định dạng cụm từ “Việt Nam” thành “Việt Nam”, sau khi chọn cụm từ đó ta cần dùng tổ hợp phím nào dưới đây:

Xem thêm:  Bộ đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 11 năm 2022 - 2023

A. Ctrl + V

B. Ctrl + A

C. Ctrl + U

D. Ctrl + B

Câu 12: Trong Word để xóa một dòng ra khỏi bảng, ta chọn dòng đó, rồi vào:

A. Table / Delete / Rows

B. Edit / Insert / Columns

C. Insert / Columns

D. Tất cả đều sai

Câu 13: Để có thể soạn thảo văn bản Tiếng Việt, trên máy tính thông thường cần phải có:

A. Chương trình hỗ trợ gõ Tiếng Việt và bộ phông chữ Việt;

B. Phần mềm trò chơi.

C. Phần mềm soạn thảo văn bản

D. Cả A và C đúng

Câu 14: Trong chế độ tạo bảng (Table) của phần mềm Word, để tách 1 ô thành nhiều ô, ta thực hiện

A. Tools / Split Cells

B. Table / Split Cells

C. Table / Merge Cells

D. Tools / Merge Cells

Câu 15: Hãy chọn phương án đúng. Để tự động đánh số trang ta thực hiện :

A. Insert \ Page Numbers

B. File \ Page Setup

C. Insert \ Symbol

D. Cả ba ý đều sai

Câu 16: Để định dạng trang văn bản, ta cần thực hiện lệnh:

A. Format Page…

B. Edit Page…

C. File Print Setup…;

D. File Page Setup…;

Câu 17: Trong soạn thảo văn bản Word, để tiến hành tạo bảng (Table), ta thực hiện:

A. Insert / Table …

B. Format / Insert / Table …

C. Window / Insert / Table …

D. Table / Insert / Table …

Câu 18: Khi soạn thảo văn bản Word, để xem văn bản trước khi in, ta thực hiện:

A. File / Open

B. File / Exit

C. File / New

D. File / Print Preview

Câu 19: Trong soạn thảo văn bản Word, để thoát khỏi chương trình ta phải:

A. Nháy File / Save

B. Nháy File / Open

C. Nháy File / Exit

D. Nháy File / Print

Câu 20: Để xoá phần văn bản được chọn và ghi vào bộ nhớ Clipboard, ta thực hiện:

A. Click vào Copy trên thanh công cụ;

B. Nhấn tổ hợp phím Ctrl + X;

C. Chọn lệnh Edit Copy.

D. Chọn Edit Paste;

Phần tự luận

Câu 1

a) Hệ soạn thảo văn bản là gì?

b) Các cách khởi động phần mền soạn thảo Microsoft Word?

c) Phân biệt hai chế độ gõ (chế độ chèn và chế độ đè).

Câu 2

Viết cách tạo từ gõ tắt: HS thành Học sinh.

Đáp án đề thi học kì 2 Tin 11

Phần trắc nghiệm

CÂU 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đ/A D B D D C C D A A D
CÂU 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
Đ/A D A D B A D D D C B

Phần tự luận

Câu 1

a) Hệ soạn thảo văn bản:

– Hệ soạn thảo văn bản là một phần mền ứng dụng cho phép thực hiện các thao tác liên quan đến công việc soạn văn bản: gõ (nhập) văn bản, sửa đổi, trình bày, lưu trữ và in văn bản. (0,5đ)

b) Các cách khởi động phần mền soạn thảo Microsoft Word.

C1: Nháy đúp chuột lên biểu tượng của word trên màn hình nền (0,5đ)

C2: Từ nút Start của Windows chọn:

Start→ All Programs/Programs→Microsoft Office→ Microsoft Office Word. (0,5đ)

c) Hai chế độ gõ: chế dộ chèn và chế độ đè.

– Chế độ chèn (Insert): Nội dung văn bản gõ từ bàn phím sẽ được chèn vào trước nội dung đã có từ vị trí con trỏ văn bản. (0,5đ)

– Chế đồ đè (Overtype): Mỗi kí tự gõ vào từ bàn phím sẽ ghi đè, thay thế kí tự đã có ngay bên phải con trỏ văn bản. (0,5đ)

Câu 2

Chọn Tool Auto Corect để mở hộp thoại Auto Correct (Hoặc tại hộp thoại Auto Correct)

– Gõ HS vào cột Replace và gõ Học sinh vào ô With;

– Nháy chuột vào nút Add để thêm vào danh sách tự động sửa.

…………..

Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm đề thi học kì 2 Tin học 11

[ad_2]

Đăng bởi: THPT An Giang

Chuyên mục: Học Tập

Viết một bình luận