Địa lí 8 Bài 16: Đặc điểm kinh tế các nước Đông Nam Á

Photo of author

By THPT An Giang

[ad_1]

Nội dung đang xem: Địa lí 8 Bài 16: Đặc điểm kinh tế các nước Đông Nam Á

Giải Địa lí 8 Bài 16: Đặc điểm kinh tế các nước Đông Nam Á là tài liệu vô cùng hữu ích giúp các em học sinh lớp 8 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để giải các bài tập phần nội dung bài học và câu hỏi phần cuối bài trang 57 được nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Giải Địa lý 8 trang 57 giúp các em hiểu được đặc điểm kinh tế các nước Đông Nam Á. Soạn Địa lí 8 bài 16 được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài, đồng thời là tư liệu hữu ích giúp giáo viên thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh học tập. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bài soạn: Đặc điểm kinh tế các nước Đông Nam Á, mời các bạn cùng tải tại đây.

Lý thuyết Đặc điểm kinh tế các nước Đông Nam Á

1. Nền kinh tế của các nước Đông Nam Á phát triển khá nhanh, song chưa vững chắc

– Nửa đầu thế kỷ XX, hầu hết các nước Đông Nam Á là thuộc địa, nền kinh tế lạc hậu và phải cung cấp nguyên liệu cho các nước mẫu quốc.

Xem thêm:  Địa lí 8 Bài 15: Đặc điểm dân cư, xã hội Đông Nam Á

– Năm 1997-1998, cuộc khủng hoảng tài chính làm cho suy giảm nền kinh tế các nước, sản xuất bị đình trệ.

– Hiện nay, việc sản xuất và xuất khẩu nguyên liệu liệu vẫn chiếm vị trí đáng kể trong kinh tế của các nước.

– Các vấn đề về môi trường, khai thác thác tài nguyên quá mức,… cần được các nước chú trọng hơn.

2. Cơ cấu kinh tế đang có những thay đổi

  • Hiện nay, một số số nước trong khu vực đang tiến hành công nghiệp hóa và đạt được những thành tựu.
  • Cơ cấu kinh tế của các nước trong khu vực chuyển dịch theo hướng tích cực

Trả lời câu hỏi Địa lí 8 bài 16

❓- Dựa vào bảng 16.1, hãy cho biết tình hình tăng trưởng kinh tế của các nước trong giai đoạn 1990 – 1996; 1998 – 2000 và so sánh với mức tăng trưởng bình quân của thế giới (mức tăng GDP bình quân của thế giới trong thập niên 90 là 3% năm)?

Trả lời:

– Giai đoạn 1990 – 1996:

+ Các nước có mức tăng đều: Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Việt Nam.

+ Các nước có mức tăng không đều: In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Xin-ga-po.

– Giai đoạn 1998 -2000:

+ Trong năm 1998, các nước đạt mức tăng trưởng dưới 6%/ năm (In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, thực chất là kinh tế phát triển kém năm trước).

+ Trong năm 2000, các nước đạt nước mức tăng trưởng dưới 6% năm (In-đô-nê-xi-a, Philippin, Thái Lan) và trên 6% năm (Ma-lai-xi-a, Việt Nam, Xin-ga-po).

– So sánh với mức tăng trưởng bình quân của thế giới (thập niên 90 là 3% năm): mức tăng trưởng bình quân của một số nước Đông Nam Á cao hơn.

Xem thêm:  Địa lí 8 Bài 24: Vùng biển Việt Nam

❓ – Dựa vào bảng 16.2, cho biết tỉ trọng của các ngành trong tổng sản phẩm trong nước của từng quốc gia tăng giảm như thế nào?

Trả lời:

– Cam-pu-chia: tỉ trọng ngành nông nghiệp giảm: 18,5%; tỉ trọng ngành công nghiệp tăng 9,3; tỉ trọng ngành dịch vụ 9,2%.

– Lào: tỉ trọng ngành nông nghiệp giảm 8,3%; tỉ trọng ngành công nghiệp tăng 8,3%, tỉ trọng ngành dịch vụ không thay đổi.

– Phi-líp-pin: tỉ trọng ngành công nghiệp giảm 9.1%; tỉ trọng ngành công nghiệp giảm 7,7%; tỉ trọng dịch vụ tăng 16,8%.

– Thái Lan: tỉ trọng công nghiệp giảm 12,7%, tỉ trọng ngành công nghiệp tăng 11,3%; tỉ trọng ngành dịch vụ tăng 1,4 %.

Giải bài tập SGK Địa lí 8 Bài 16 trang 57

Câu 1

Vì sao các nước Đông Nam Á tiến hành công nghiệp hóa nhưng kinh tế phát triển chưa chắc vững chắc?

Lời giải:

Cách 1

Các nước đang tiến hành công nghiệp hóa có sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế nghành công nghiệp này ngày càng góp nhiều hơn và GDP của từng quốc gia Kinh tế phát triển chưa vững chắc vì dễ bị ảnh hưởng từ các tác động bên ngoài môi trường chưa được chú ý bảo vệ trong quá trình phát triển kinh tế đất nước.

Cách 2

Các nước Đông Nam Á tiến hành công nghiệp hóa nhưng kinh tế phát triển chưa vững chắc do:

– Ảnh hưởng của 2 cuộc khủng hoảng kinh tế 1997 – 1998 và 2008, làm suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế của các quốc gia trong khu vực.

Xem thêm:  Cách tính mật độ dân số

– Chưa áp dụng được công nghệ hiện đại trong các ngành sản xuất, còn phụ thuộc vào các nước phát triển.

– Chưa có chính sách thực sự đúng đắn cho sự phát triển của ngành công nghiệp, dịch vụ.

– Việc bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đúng mức trong quá trình phát triển kinh tế của nhiều nước đã làm cho cảnh quan thiên nhiên bị phá hoại, đe dọa sự phát triển bền vững của khu vực (ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên,…).

Câu 2

Dựa vào bằng 16.3, hãy vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện sản lượng lúa, cà phê của khu vực Đông Nam Á và của châu Á so với thế giới. Vì sao khu vực này có thể sản xuất được nhiều những nông sản đó?

Lời giải:

– Vẽ biểu đồ:

– Xử lí số liệu:

  • chuyển số liệu về dạng tương đối (%).
  • So với thế giới, lúa ở Đông Nam Á chiếm 26,2%, lúa của châu Á chiếm 71,3%.
  • So với thế giới, cà phê ở Đông Nam á chiếm 19,2%, cà phê của châu Á chiếm 24,7%)

dia li 8 bai 16 dac diem kinh te cac nuoc dong nam a

Giải thích: các nước ở Đông Nam Á có thể sản xuất được nhiều những nông sản đó do điều kiện tự nhiên thuận lợi: đồng bằng phù sa màu mở, khí hậu nóng ẩm quanh năm, nguồn nước tươi dồi dào và do truyền thống canh tác lâu đời (cây công nghiệp cũng đã được đưa vào các nước Đông Nam Á từ vài tram năm nay).

Câu 3

Quan sát hình 16.1, cho biết khu vực Đông Nam Á có các ngành công nghiệp chủ yếu nào? Phân bố ở đâu?

Gợi ý đáp án:

– Luyện kim: Mi-an-ma, Philippin, Việt Nam.

– Chế tạo máy: Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Thái Lan.

– Hóa chất, lọc dầu: Việt Nam, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây.

– Thực phẩm: phân bố hầu hết các nước.

[ad_2]

Đăng bởi: THPT An Giang

Chuyên mục: Học Tập

Viết một bình luận