Địa lí 8 Bài 24: Vùng biển Việt Nam

Photo of author

By THPT An Giang

[ad_1]

Nội dung đang xem: Địa lí 8 Bài 24: Vùng biển Việt Nam

Giải Địa lí 8 Bài 24 Vùng biển Việt Nam là tài liệu vô cùng hữu ích giúp các em học sinh lớp 8 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để giải các bài tập phần nội dung bài học và câu hỏi phần cuối bài trang 91 được nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Giải Địa lý 8 Bài 24 giúp các em hiểu được đặc điểm chung của vùng biển Việt Nam. Soạn Địa lí 8 bài 24 được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài, đồng thời là tư liệu hữu ích giúp giáo viên thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh học tập. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bài soạn Địa lí 8 bài 24, mời các bạn cùng tải tại đây.

Lý thuyết Địa 8 Bài 24: Vùng biển Việt Nam

1. Đặc điểm chung của vùng biển Việt Nam.

a) Diện tích, giới hạn.

– Là bộ phận của Thái Bình Dương.

– Diện tích 3,447 triệu km6, là một biển lớn, kín.

– Nằm ở khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa Đông Nam Á.

– 2 vịnh biển lớn là vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan.

– Biển Đông thuộc Việt Nam khoảng 1 triệu km2.

Xem thêm:  Địa lí 8 Bài 10: Điều kiện tự nhiên khu vực Nam Á

b) Đặc điểm khí hậu và hải văn của biển.

* Đặc điểm khí hậu:

– Nhiệt độ trung bình khoảng 230C, biên độ nhiệt nhỏ, mùa hạ mát, mùa đông ấm hơn đất liền.

– Mưa ít hơn trên đất liền, từ 1100 – 1300 mm/năm.

– Chế độ gió chia 2 mùa:

  • Từ tháng 10 – tháng 4: gió đông bắc.
  • Từ tháng 5 – tháng 11: gió tây nam.

* Đặc điểm hải văn:

– Dòng biển tương ứng với 2 mùa gió:

  • Dòng biển mùa đông hướng tây bắc – đông nam.
  • Dòng biển mùa hạ hướng tây nam – đông bắc.

– Dòng biển cùng các vùng nước trồi, nước chìm kéo theo sự di chuyển sinh vật biển.

– Chế độ thủy triều phức tạp, độc đáo và điển hình trên thế giới: nhật triều, bán nhật triều.

– Độ mặn bình quân 30 – 33 ‰

c) Môi trường biển.

– Tài nguyên vùng biển đa dạng: thủy sản, khoáng sản, giao thông, du lịch.

– Là cơ sở để phát triển nhiều ngành kinh tế biển.

– Vùng biển giàu tiềm năng nhưng cũng nhiều thiên tai nguy hiểm.

2. Tài nguyên và bảo vệ môi trường biển Việt Nam.

  • Tài nguyên biển đang bị suy giảm do khai thác quá mức, môi trường biển nhiều nơi bị ô nhiễm.
  • Cần khai thác tiết kiệm, có quy hoạch và bảo vệ môi trường biển.

Trả lời câu hỏi Địa 8 Bài 24

Câu hỏi trang 88

Em hãy tìm hiểu trên hình 24.1:

– Vị trí các eo biển và các vịnh nên trên?

Xem thêm:  Cách tính mật độ dân số

– Phần biển Việt Nam nằm trong Biển Đông có diện tích là bao nhiêu km2, tiếp giáp vùng biển của những quốc gia nào?

Trả lời:

– Tìm trên hình 24.1 vị trí các eo biển: Ma-lắc-ta, Gas-pa, Ca-li-man-ta, Ba-la-bắc, Min-đô-rô, Ba-si, Đài Loan, Quỳnh Châu; các vịnh biển, vịnh thái Lan, Vịnh Bắc Bộ.

– Phần biển Việt Nam nằm trong Biển Đông có diện tích khoảng 1 triệu km2, tiếp giáp vùng biển của các nước Trung Quốc, Ca-pi-chia, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Xin-go-po, In-đô-nê-xi-a,Bru nây, Phi-lip-pin.

Câu hỏi trang 89

Quan sát hình 24.2, em hãy cho biết nhiệt độ nước biển tầng mặt thay đổi như thế nào?

Trả lời:

– Nhiệt độ nước biển tầng mặt tháng 7 cao hơn tháng 1; biên độ nhiệt tháng 1 và tháng 7 nhỏ (tháng 1 có biên độ nhiệt cao hơn tháng 7).

– Vào tháng 1, nhiệt độ nước biển tầng mặt tăng dần từ phía bắc vào phía nam.

– Vào tháng 7, nhiệt độ nước biển tầng mặt ở vùng biển phía bắc và phía nam nhiệt độ nước biển tầng mặt lại tăng dần từ bờ ta ngoài khơi.

Câu hỏi trang 89

Dựa vào hình 24.3, em hãy cho biết hướng chảy của các dòng biển hình thành trên Biển Đông tương ứng với hai mùa gió chính khác nhau như thế nào?

Trả lời:

Dòng biển hình thành trên Biển Đông tương ứng với hai mùa gió chính: dòng biển mùa đông chảy theo hướng đông bắc, dòng biển mùa hạ chảy theo hướng tây nam.

Xem thêm:  Địa lí 8 Bài 28: Đặc điểm địa hình Việt Nam

Giải bài tập SGK Địa lí 8 Bài 24 trang 91

Câu 1

Vùng biển Việt Nam mang tính chất nhiệt đới gió mùa, em hãy chứng minh điều đó thông qua các yếu tố khí hậu biển?

Gợi ý đáp án

  • Chế độ nhiệt: nhiệt độ trung bình năm của nước biển tầng mặt là trên 23oC, biên độ nhiệt trong năm nhỏ.
  • Chế độ gió: trên biển Đông, gió hướng đông bắc chiếm ưu thế từ tháng 10 đến tháng 4, các tháng còn lại ưu thế thuộc về gió tây nam.
  • Chế độ mưa: lương mưa trên biểu đạt 1100 – 1300 mm/năm.

Câu 2

Biển đã đem lại những thuận lợi và khó khăn gì đối với kinh tế và đời sống của nhân dân ta?

Gợi ý đáp án

– Thuận lợi:

  • Biển nước ta rất giàu hải sản, có nhiều vũng, vịnh, tạo điều kiện cho nước ta phát triển ngành đánh bắt và nuôi trồng hải sản, phát triển giao thông vận tải trên biển.
  • Cảnh quan ven bờ tạo điều kiện phát triển du lịch.
  • Các khoáng sản như dầu khí, titan, cát trắng cung cấp nguyên liệu và vật liệu.
  • Biển còn tạo điều kiện cho phát triển nghề muối.

– Khó khăn:

  • Biển nước ta rất lắm bão, gây khó khăn, nguy hiểm cho giao thông, cho hoạt động sản xuất và đời sống nhân dân ở vùng ven biển.
  • Thuỷ triều phức tạp (chỗ nhật triều, chỗ bán nhật triều) gây khó khăn cho giao thông.
  • Đôi khi biển còn gây sóng lớn hoặc nước dâng ảnh hưởng tới đời sống nhân dân ven biển.
  • Tình trạng sụt lở bờ biển và tình trạng cát bay, cát lấn ở Duyên hải miền Trung.

[ad_2]

Đăng bởi: THPT An Giang

Chuyên mục: Học Tập

Viết một bình luận