Đoạn văn suy nghĩ về lời khuyên “Hãy tiết kiệm lời hứa”

Photo of author

By THPT An Giang

[ad_1]

Nội dung đang xem: Đoạn văn suy nghĩ về lời khuyên “Hãy tiết kiệm lời hứa”

Đoạn văn suy nghĩ về lời khuyên “Hãy tiết kiệm lời hứa” gồm 2 mẫu, giúp các em học sinh lớp 7 bổ sung kiến thức, dễ dàng trả lời câu hỏi Vận dụng Bài 4: Giữ chữ tín SGK GDCD 7 Kết nối tri thức với cuộc sống.

Qua đó, còn giúp các em còn hiểu rõ hơn về chữ tín, tầm quan trọng của việc giữ lời hứa trong cuộc sống. Muốn giữ được lòng tin của mọi người đối với mình thì mỗi chúng ta cần phải giữ chữ tín, giữ lời hứa. Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Viết đoạn văn suy nghĩ về lời khuyên “Hãy tiết kiệm lời hứa”

Đề bài: Viết một đoạn văn bày tỏ suy nghĩ của em về lời khuyên: “Hãy tiết kiệm lời hứa”

Đoạn văn suy nghĩ về lời khuyên “Hãy tiết kiệm lời hứa” – Mẫu 1

Trong cuộc sống, mỗi chúng ta đều sẽ có rất nhiều lời hứa dành cho người khác và nhiều lời hứa người khác dành cho mình. Tuy rằng lời hứa vốn dĩ chỉ là một câu nói, và ai cũng có thể dễ dàng nói ra lời hứa. Nhưng lời hứa lại không hề giống những câu nói bình thường khác. Một khi lời hứa được nói ra, nó đã gieo vào lòng người nghe niềm hi vọng và sự tin tưởng. Bởi vậy, khi lời hứa không được thực hiện, mỗi người đều sẽ cảm thấy rất buồn, và niềm tin dành cho nhau sẽ dần dần không còn nữa. Lời hứa tuy không phải tiền, nhưng nó còn quý giá hơn cả tiền, và mỗi chúng ta đều không nên tùy tiện nói ra lời hứa. Vì thế lời hứa cũng cần phải tiết kiệm, mỗi người đều chỉ nên nói ra lời hứa khi bản thân có thể làm được và phải cố gắng hết sức để thực hiện được lời hứa đó.

Xem thêm:  GDCD 7 Bài 11: Phòng, chống tệ nạn xã hội

Đoạn văn suy nghĩ về lời khuyên “Hãy tiết kiệm lời hứa” – Mẫu 2

Có thể nói, giữ lời hứa là một trong những việc làm khó khăn nhất của con người vì trước khi hứa phải suy nghĩ cẩn thận, xem mình có đủ khả năng để thực hiện lời hứa đó hay không và đã hứa thì phải giữ, nếu không thực hiện được thì phải gánh chịu hậu quả, không được che dấu, lờ đi hoặc đổ lỗi cho người khác. Việc giữ lời hứa không chỉ chứng minh rằng bạn là người đáng tin cậy mà còn chứng minh bạn rất đáng để người khác ủy thác trách nghiệm. Còn nếu không giữ lời hứa, người khác sẽ không những không tin tưởng bạn mà còn xa lánh bạn. Ví dụ như bạn rất tin tưởng và giao một công việc rất quan trọng cho một người bạn nhưng người đó lại không thực hiện mà ngược lại: họ tìm cớ để đùn đẩy trách nghiệm cho việc không giữ lời hứa đó, không thực hiện vì những nguyên nhân này, nguyên nhân khác nghe rất êm tai nhưng sự thật đằng sau lại là người đó lười hoặc quên…. Bạn sẽ cảm thấy mình bị lừa dối và không được tôn trọng. Nếu bạn cũng làm vậy với những người khác, lời hứa của bạn chẳng có chút giá trị nào cả, và uy tín của bạn cũng từ đó mà giảm sút. Vì thế lời hứa cũng cần phải tiết kiệm, mỗi người đều chỉ nên nói ra lời hứa khi bản thân có thể làm được và phải cố gắng hết sức để thực hiện được lời hứa đó.

Xem thêm:  Hãy kể một trường hợp bạo lực học đường mà em biết

[ad_2]

Đăng bởi: THPT An Giang

Chuyên mục: Học Tập

Viết một bình luận