Hoạt động trải nghiệm 10: Khám phá bản thân

Photo of author

By THPT An Giang

[ad_1]

Nội dung đang xem: Hoạt động trải nghiệm 10: Khám phá bản thân

Giải Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 10 chủ đề 2: Khám phá bản thân sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các em học sinh lớp 10 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi hoạt động trang 12→17.

Giải chủ đề 2 Khám phá bản thân trang 12→17 giúp các bạn học sinh hiểu được tính cách, quan điểm sống của bản thân. Đồng thời có thêm tài liệu gợi ý, so sánh với kết quả mình đã làm, rèn luyện củng cố, bồi dưỡng và kiểm tra vốn kiến thức. Vậy sau đây là bài soạn Khám phá bản thân, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Hoạt động 1: Xác định tính cách của bản thân

Câu 1

Xác định một số nét tính cách của bản thân trong học tập, công việc, sinh hoạt hằng ngày, giao tiếp, ứng xử với người khác.

kham pha ban than 1

Lời giải chi tiết:

Học sinh tự thực hiện.

Câu 2

Thảo luận về cách xác định tính cách của bản thân.

kham pha ban than 2

Lời giải chi tiết:

– Căn cứ vào những hành vi, thói quen, cách ứng xử,…của bản thân trong cuộc sống hằng ngày.

– Căn cứ vào kết quả học tập, lao động, giao tiếp, hoạt động xã hội của bản thân.

– Căn cứ vào nhận xét của những người xung quanh về mình.

Câu 3

Chia sẻ về những điểm mạnh, điểm yếu trong tính cách của em.

Xem thêm:  Kinh tế 10 Bài 5: Giá cả thị trường và chức năng của giá cả thị trường

Lời giải chi tiết:

Ví dụ:

– Điểm mạnh: cởi mở, hòa đồng, năng động,…

– Điểm yếu: chủ quan, hiếu thắng,…

Hoạt động 2: Tìm hiểu về điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực

Câu 1. Thảo luận về tư duy tích cực và ảnh hưởng của tư duy tích cực đến cách giao tiếp ứng xử.

Gợi ý đáp án 

Tư duy tích cực và ảnh hưởng của tư duy tích cực đến cách giao tiếp ứng xử:

Cách giao tiếp, ứng xử phụ thuộc vào cách chúng ta tư duy, suy nghĩ, nhìn nhận sự việc, đánh giá động cơ, hành động của người khác. Tư duy tích cực thường dẫn đến cách giao tiếp, ứng xử tích cực.

Ví dụ cho thấy tư duy có ảnh hưởng đến cách giao tiếp, ứng xử:

Tư duy tích cực – bị điểm kém vì không học bài và thuộc bài. Cách giao tiếp, ứng xử – chân thành nhận lỗi với bố mẹ, hứa cố gắng học tập để cải thiện tình hình học tập.

Tư duy tiêu cực – bạn không cho chép bài trong giờ kiểm tra. Không chơi với bạn nữa.

Câu 2. Thảo luận về cách điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực.

Gợi ý đáp án

Cách điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực:

  • Cần bình tĩnh, không nóng vội.
  • Đặt mình vào vị trí của người khác để thấu hiểu, nhìn nhận, đánh giá sự việc, hiện tượng, động cơ hành động của người khác với ý nghĩa tốt đẹp, thái độ khách quan, khoan dung, cảm thông, không định kiến, không mang tính phán xét.

Hoạt động 3: Tìm hiểu về quan điểm sống

Câu 1. Thảo luận thế nào là quan điểm sống?

Câu 2. Quan điểm sống của cá nhân sẽ ảnh hưởng, chi phối lối sống, cách hành động, ứng xử của cá nhân đó như thế nào? Cho ví dụ.

Câu 3. Nêu một vài quan điểm sống của em.

Câu 4. Tranh biện về một số quan điểm sống sau:

Xem thêm:  Chuyến trải nghiệm số 10: Bảo tồn vẻ đẹp tự nhiên của cảnh quan.

Có chí thì nên (Tục ngữ Việt Nam).

Thất bại là mẹ của thành công (Khuyết danh).

Tốt gỗ hơn tốt nước sơn (Tục ngữ Việt Nam).

 Gợi ý đáp án

Câu 1. Quan điểm sống là cách nhìn nhận, cách suy nghĩ, ý kiến về cuộc sống, về mục đích sống, về ý nghĩa, giá trị của cuộc sống, về lối sống, cách sống. Quan điểm sống của cá nhân rất quan trọng, nó sẽ định hướng, chi phối lối sống, cách sống, cách hành động, ứng xử của cá nhân đó.

Câu 2. Lấy ví dụ ảnh hưởng của quan điểm sống của cá nhân đến lối sống, cách hành động, ứng xử của cá nhân đó: Quan điểm sống tiêu cực: tự ti vì mình là 1 học sinh thấp bé so với với các bạn trong lớp. Dẫn đến hành động luôn nhút nhạt, rụt rè, ngại giao tiếp với các bạn.

Câu 3. Một vài quan điểm sống của em:

  • Tin tưởng vào năng lực của bản thân.
  • Theo đuổi đam mê.
  • Đừng chú tâm tới những gì người khác nghĩ.
  • Không bao giờ bỏ cuộc.

Câu 4. Tranh biện về một số quan điểm sống:

Có chí thì nên: tầm quan trọng của ý chí trong việc thực hiện những ước mơ, những khát vọng. Việc to lớn như thế nào khó khăn đến cỡ nào, chỉ cần bản thân chúng ta có ý chí, có nghị lực, kiên cường vượt qua mọi thử thách gian lao, quyết không bỏ cuộc thì chắc chắn sẽ có được thành công, được kết quả tốt đẹp ngoài mong đợi.

Thất bại là mẹ của thành công: để có được thành công, trước đó con người đã phải nếm trải những thất bại. Chính nhờ có thất bại mà chúng ta mới có thêm kinh nghiệm, học thêm kiến thức để từ đó hoàn thiện mình hơn. Thất bại cũng giống như “người mẹ hiện” dạy dỗ con người trưởng thành.

Tốt gỗ hơn tốt nước sơn: hình thức bên ngoài rất quan trọng. Một món đồ có hình thức đẹp đẽ sẽ khiến người khác cảm thấy yêu thích. Cũng như một người có vẻ ngoài đẹp đẽ, sẽ dễ dàng gây thiện cảm cho mọi người xung quanh. Nhưng hình thức bên ngoài lại không quyết định tất cả. Nhiều món đồ bên ngoài rất đẹp, nhưng chất lượng lại không được tốt. Rất nhiều người có hình thức đẹp đẽ, ăn mặc sang trọng nhưng họ lại là một người xấu xấu, ích kỉ. Bởi vậy, chúng ta nên chú trọng vào chất lượng, vẻ đẹp bên trong.

Xem thêm:  Hoạt động trải nghiệm 10: Chủ động, tự tin trong học tập và giao tiếp

Hoạt động 4: Lập và thực hiện kế hoạch rèn luyện phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu của bản thân

Câu 1. Lập và thực hiện kế hoạch rèn luyện phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu của bản thân.

Câu 2. Rèn luyện tính cách theo kế hoạch đã xây dựng.

Câu 3. Chia sẻ kết quả và những khó khăn, thách thức trong quá trình thực hiện.

Gợi ý đáp án

Lập và thực hiện kế hoạch rèn luyện phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu của bản thân:

Điểm mạnh của bản thân

Việc cần làm để phát huy

Thời gian thực hiện

Từ…đến….

Ví dụ: chăm chỉ

  • Chăm chỉ học tập.
  • Chăm chỉ làm việc lớp, việc trường, việc nhà.
  • ……

Điểm yếu của bản thân

Việc cần làm để hạn chế

Thời gian thực hiện

Từ…đến….

Ví dụ 1: Nhút nhát

Ví dụ 2: Hiếu thắng

  • Tăng cường giao tiếp với bạn bè và mọi người.
  • Tham gia nhiều hoạt động tập thể, hoạt động xã hội.
  • ………
  • Lắng nghe nhu cầu, mong muốn của người khác.
  • Suy nghĩ, cân nhắc xem nhu cầu, mong muốn của họ có chính đáng không.
  • Tìm cách dung hòa giữa nhu cầu, mong muốn chính đáng của mình với nhu cầu, mong muốn chính đáng của họ.
  • ……..

Câu 2. HS rèn luyện tính cách theo kế hoạch đã xây dựng.

Câu 3. Kết quả và những khó khăn, thách thức trong quá trình thực hiện: Việc thay đổi những nét tính cách còn hạn chế của bản thân không phải là điều dễ dàng và thay đổi được ngay mà đòi hỏi phải có thời gian. Tuy nhiên, nếu chúng ta quyết tâm, kiên trì rèn hằng ngày và biết tìm kiếm sự hỗ trợ của những người thân thì sẽ thành công.

[ad_2]

Đăng bởi: THPT An Giang

Chuyên mục: Học Tập

Viết một bình luận