Hoạt động trải nghiệm 10: Trách nhiệm với gia đình

Photo of author

By THPT An Giang

[ad_1]
Nội dung đang xem: Hoạt động trải nghiệm 10: Trách nhiệm với gia đình

Giải Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 10 chủ đề 4: Trách nhiệm với gia đình sách Cánh diều giúp các em học sinh lớp 10 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi hoạt động trang 34→41.

Giải chủ đề 4 Trách nhiệm với gia đình trang 34→41 giúp các bạn học sinh hiểu được các kiến thức về nghề nghiệp từ đó biết lựa chọn nghề cho mình. Đồng thời có thêm tài liệu gợi ý, so sánh với kết quả mình đã làm, rèn luyện củng cố, bồi dưỡng và kiểm tra vốn kiến thức. Vậy sau đây là bài soạn HĐTN 10 Chủ đề 4: Trách nhiệm với gia đình Cánh diều, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Hoạt động 1

Tìm hiểu về trách nhiệm của bản thân đối với bố mẹ và người thân

Câu 1

Trao đổi về việc thể hiện trách nhiệm của bản thân với bố mẹ và người thân trong gia đình.

Gợi ý đáp án

+ Khi cha mẹ còn trẻ khỏe, chúng ta có trách nhiệm khiến cha mẹ luôn vui vẻ, hạnh phúc, không phải phiền lòng. Luôn luôn rèn luyện tu dưỡng đạo đức, học tập chăm chỉ để khiến cha mẹ yên tâm, có trách nhiệm giúp cha mẹ san sẻ gánh nặng.

+ Khi cha mẹ già yếu thì có trách nhiệm chăm lo cho cuộc sống của cha mẹ, thường xuyên thăm hỏi sức khỏe của cha mẹ, nếu cha mẹ ốm đau thì phải tận tình chăm sóc, đưa đi thăm khám không quản nắng mưa.

+ Khi cha mẹ chẳng may qua đời, thì phận là con cái phải có trách nhiệm lo liệu tang lễ, hậu sự cho thật chu đáo, tỏ rõ tấm lòng đau xót, tiếc thương, hằng năm cúng giỗ, lễ tết cũng nhất định phải tươm tất đầy đủ.

Câu 2

Thảo luận về cách ứng xử phù hợp với các tình huống giao tiếp khác nhau trong gia đình.

Gợi ý đáp án

Khi người thân trong gia đình đạt được những thành công:

– Nói lời chúc mừng và bày tỏ sự tán thưởng, khích lệ.

Thể hiện niềm vui qua lời nói, qua cử chỉ, điệu bộ:

– Trao đổi về những việc đã thực hiện để có được thành công đó.

Khi người thân gặp những thất bại, khó khăn:

– Hỏi thăm, động viên, chia sẻ.

Đồng cảm và thấu hiểu:

– Giúp đỡ hết sức trong khả năng của mình.

Khi các thành viên trong gia đình có những mâu thuẫn, xung đột:

– Trò chuyện, lắng nghe để hiểu mọi người và mọi việc

– Tìm cách hoá giải các mâu thuẫn. giải quyết xung đột một cách tế nhị, khéo léo.

– Không nóng nảy, tranh cãi để mọi việc thêm căng thẳng.

Xem thêm:  Hoạt động trải nghiệm 10: Rèn luyện bản thân

Khi gia đình gặp những biến cố:

– Thể hiện sự bình tĩnh để làm chỗ dựa tinh thần cho người thân:

Tìm cách giải quyết vấn đề của gia đình trong khả năng của bản thân:

– Động viên, khích lệ mọi người cùng vượt qua những thử thách đó.

Câu 3

Chia sẻ những khó khăn của bản thân em khi thể hiện trách nhiệm và khi giao tiếp, ứng xử với bố mẹ người thân trong gia đình.

Gợi ý đáp án

Những khó khăn của bản thân em khi thể hiện trách nhiệm và khi giao tiếp ứng xử với bố mẹ, người thân trong gia đình:

+ Khoảng cách tuổi tác giữa bố mẹ và em khá lớn nên quan điểm về mọi mặt cuộc sống đôi khi xảy ra sự bất đồng quan điểm.

+ Thời gian trên lớp, trên trường chiếm hầu hết quỹ thời gian trong ngày của em khiến nhiều công việc trong nhà em không thể tham gia.

Hoạt động 2

Tìm hiểu về kế hoạch tài chính cá nhân

Câu 1

Thảo luận về kế hoạch tài chính cá nhân sau:

Gợi ý đáp án

Kế hoạch tiết kiệm của Trang rất tỉ mỉ và có kế hoạch hợp lí

Câu 2

Xác định các loại kế hoạch tài chính cá nhân.

Gợi ý đáp án

+ Kế hoạch ngắn hạn: mua xe, mua đồ dùng sinh hoạt;…

+ Kế hoạch dài hạn: mua nhà, xây nhà, đầu tư kinh doanh;…

Câu 3

Thảo luận về cách xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân.

Gợi ý đáp án

– Phân tích tình hình hiện tại

– Đặt ra mục tiêu tài chính cần đạt được

– Xác định và phân bổ các khoản thu chi

– Cân nhắc, loại bỏ những chi tiêu không cần thiết

– Lập bản kế hoạch hợp lí

Câu 4

Tìm kiếm và chia sẻ các phương pháp, công cụ giúp kiểm soát chi tiêu và thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân hiệu quả.

Gợi ý đáp án

+ Làm số thu – chi

+ Sử dụng những ứng dụng quản lí tài chính cá nhân

+ Lập bảng quản lí tài chính cá nhân bằng phần mềm excel

Hoạt động 3

Thực hiện trách nhiệm đối với các hoạt động lao động trong gia đình

Câu 1

Chia sẻ những hoạt động lao động ở gia đình em.

Gợi ý đáp án

Những hoạt động lao động ở gia đình em

+ Trong gia đình:

– Phơi quần áo

– Dắt thú cưng đi dạo

– Đi siêu thị mua đồ dùng, thức ăn

+ Góp phần phát triển kinh tế gia đình:

– Nuôi trồng thủy – hải sản

– Sản xuất lương thực, thực phẩm

– Trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm

Câu 2

Thực hiện những hoạt động lao động trong gia đình phù hợp với bản thân và chia sẻ kết quả.

Gợi ý đáp án

Chia sẻ kết quả: Sau khi thực hiện những hoạt động lao động trong gia đình em cảm thấy:

– Mình là một phần của gia đình, có trách nhiệm hơn với công việc chung của gia đình

Xem thêm:  Hoạt động trải nghiệm 10: Khám phá bản thân

– Thấu hiểu, cảm thông với nỗi vất vả của bố mẹ

-Phấn đấu, rèn luyện hơn nữa để không phụ lòng mong đợi và nuôi dưỡng của bố mẹ.

Hoạt động 4

Thực hiện trách nhiệm với bố mẹ, người thân

Câu 1

Đóng vai xử lí các tình huống sau để thể hiện trách nhiệm của bản thân với các thành viên trong gia đình.

Tình huống 1:

Ông của Hưng bị ốm, nhưng bố mẹ Hưng đã hết ngày nghỉ phép. Bố mẹ chưa tìm được người hỗ trợ chăm sóc ông và giúp đỡ việc nhà.

Tình huống 2:

Em trai Hòa mới chuyển cấp nên chưa có phương pháp học tập hiệu quả.

Tình huống 3:

Mẹ của Xuân kinh doanh cửa hàng ăn uống. Thời gian gần đây do ảnh hưởng của dịch bệnh nên công việc không thuận lợi. Mẹ rất lo lắng và căng thẳng.

Gợi ý đáp án

+ Tình huống 1: Nếu là Hưng, em sẽ chủ động nhận công việc giúp đỡ việc nhà và chăm sóc ông sau mỗi giờ học

+ Tình huống 2: Chủ động trò chuyện, chia sẻ phương pháp học và kinh nghiệm các môn học của mình với em trai; hỏi han tình hình kiến thức của em và những khó khăn em đang gặp phải trong từng môn học.

Tình huống 3: Trò chuyện, chia sẻ, an ủi mẹ, mát xa, giúp mẹ thư giãn, kể chuyện và múa hát giúp mẹ đỡ căng thẳng.

Câu 2

Chia sẻ những việc em đã làm thể hiện trách nhiệm với bố mẹ, người thân và cảm xúc của em cũng như các thành viên trong gia định khi em thê hiện được sự quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ mọi người.

Gợi ý đáp án

– Em hay nhặt rau, rửa rau, rửa hoa quả, xếp bát đũa, dọn cơm

– Quét nhà, xếp đồ phụ mẹ…

Hoạt động 5

Rèn luyện giao tiếp, ứng xử phù hợp trong gia đình

Câu 1

Đóng vai xử lí tình huống thể hiện cách giao tiếp, ứng xử phù hợp trong gia đình.

Tình huống 1:

Chị gái em rất buồn vì kế hoạch khởi nghiệp của chị gặp nhiều khó khăn. Chị ở trong phòng cả ngày và không muốn nói chuyện với ai.

Tình huống 2:

Mấy ngày nay, bố mẹ bất đồng quan điểm về việc chọn nghề của anh trai em khiến bầu không khí trong gia đình không được vui.

Tình huống 3:

Mẹ không đồng ý việc em chơi thân với bạn khác giới nên hay can thiệp vào các mối quan hệ bạn bè của em.

Gợi ý đáp án

+ Tình huống 1: Gõ cửa, xin phép chị vào phòng, động viên chị những lời tích cực, rủ chị đi chơi để thư giãn.

+ Tình huống 2: hỏi han, động viên, lắng nghe chia sẻ của anh trai và thể hiện sự ủng hộ của mình với quyết định của anh; đồng thời lựa chọn cơ hội để bình tĩnh nói chuyện với bố mẹ nên giải quyết trong vui vẻ, có sự lắng nghe ở cả đôi bên.

Xem thêm:  Hoạt động trải nghiệm số 10: Thông tin về nghề nghiệp.

+ Tình huống 3: chủ động, bình tĩnh giải thích với mẹ là mối quan hệ chỉ dựa trên mối quan hệ bạn bè bình thường, cùng giúp nhau trong học tập, và khuyên mẹ không nên quá lo lắng.

Câu 2

Chia sẻ những tình huống mà em ứng xử khéo léo, phù hợp trong gia đình.

Gợi ý đáp án

Tình huống em ứng xử khéo léo, phù hợp trong gia đình:

+ Bố mẹ trách phạt em khi thấy em trai bị ngã: bình tĩnh giải thích với bố mẹ lí do em trai bị ngã và xin lỗi, vì đã để xảy ra tình huống đó, hứa lần sau sẽ cẩn thận, chú ý hơn.

+ Chị gái hạnh phúc vì đạt được điểm cao trong kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh: chia sẻ niềm vui với chị, ôm và chúc mừng chị, học hỏi phương pháp học tập từ chị.

Hoạt động 6

Xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân

Câu 1

Lựa chọn một mục tiêu tài chính cá nhân và xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân để thực hiện mục tiêu đó.

Gợi ý đáp án

+ Mục tiêu cụ thể: cuối năm học mua được chiếc xe đạp mới

+ Nội dung cần thực hiện:

– Mỗi tháng tiết kiệm được ít nhất 100.000 đồng

– Hạn chế ăn vặt, chi tiêu vào những khoản không cần thiết

+ Cách thức thực hiện:

– Đi làm thêm để tăng thêm thu nhập

– Tiết kiệm từ tiền ăn sáng

+ Thời gian để đạt mục tiêu: 1 năm

Câu 2

Chia sẻ kế hoạch tài chính cá nhân với thầy cô. các bạn và người thân đề tiếp thu những góp ý phù hợp.

Gợi ý đáp án

Hs tự thực hiện.

Câu 3

Thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân và đánh giá kết quả.

Gợi ý đáp án

HS tự thực hiện.

Hoạt động 7

Tham gia hoạt động phát triển kinh tế gia đình

Câu 1

Đề xuất các biện pháp góp phần phát triển kinh tế gia đình mà em có thể tham gia.

Gợi ý đáp án

+ Em học khá tốt môn văn, ngôn từ, câu chữ mạch lạc, bay bổng, vì vậy có thể viết bài giới thiệu các sản phẩm, mặt hàng của gia đình lên các hội nhóm, trang cá nhân để quảng cáo, được nhiều người biết đến.

+ Tính toán nhanh, cẩn thận, vì vậy em có thể giúp gia đình trong việc trả tiền thừa cho khách và phụ giúp bố mẹ việc kinh doanh.

Câu 2

Chia sẻ với người thân về các biện pháp đã đề xuất để xin ý kiến, lựa chọn biện pháp phù hợp và xác định những việc cụ thể cần làm

Gợi ý đáp án

Học sinh tự chia sẻ với người thân như bố mẹ, ông bà và các biện pháp đã đề xuất và lắng nghe ý kiến góp ý.

Câu 3

Thực hiện một số việc làm để phát triển kinh tế gia đình và chia sẻ kết quả đạt được.

Gợi ý đáp án

– Tiết kiệm chi tiêu hằng ngày

– Không được lãng phí điện nước

– Bảo quản dụng cụ cá nhân và gia đình

[ad_2]
Đăng bởi: THPT An Giang
Chuyên mục: Học Tập