Lịch sử 10 Bài 7: Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại

Photo of author

By THPT An Giang

[ad_1]

Nội dung đang xem: Lịch sử 10 Bài 7: Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại

Soạn Sử 10 Bài 7: Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các em học sinh lớp 10 xem gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi trang 58 →67 thuộc chủ đề 4: Cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử thế giới.

Giải Lịch sử 10 Bài 7 các em sẽ biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi của bài Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại chủ đề 4 trong sách giáo khoa Lịch sử 10 Kết nối tri thức với cuộc sống. Đồng thời đây cũng là tư liệu hữu ích giúp giáo viên soạn giáo án cho riêng mình. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bài Soạn Sử 10 Bài 7, mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.

Trả lời câu hỏi hình thành kiến thức mới Sử 10 Bài 7

1. Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất

Câu hỏi 1 trang 59: Thông qua các hình 2, 3, 4 và thông tin trong mục a, em hãy trình bày bối cảnh của cách mạng công nghiệp lần thứ nhất ở Anh.

Xem thêm:  Lược sử 10 Bài 12: Văn hóa Đại Việt.

Gợi ý đáp án

– Bối cảnh của cách mạng công nghiệp lần thứ nhất:

+ Cách mạng tư sản nổ ra sớm và thành công, nguồn tích luỹ tư bản (từ buôn bán nô lệ da đen và bóc lột thuộc địa);

+ Giàu tài nguyên thiên nhiên;

+ Những tiến bộ kĩ thuật trong sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp đã tạo ra nguồn lương thực dồi dào và lực lượng lao động cho các nhà máy, xí nghiệp.

+ Sự phát triển của ngành dệt ở Anh đã đặt ra nhu cầu cải tiến kĩ thuật và cơ khí hoá ngành này.

=> Trong bối cảnh đó, cách mạng công nghiệp diễn ra đầu tiên ở Anh vào cuối thế kỉ XVIII sau đó nhanh chóng lan rộng ra các nước châu Âu và Bắc Mĩ.

Câu hỏi 2 trang 59: Theo em, tại sao Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất lại diễn ra đầu tiên ở nước Anh?

Gợi ý đáp án

– Anh là nước tiến hành cách mạng công nghiệp sớm nhất nhờ những điều kiện thuận lợi như: tiến hành cách mạng tư sản sớm; kinh tế phát triển; nguồn nhân công phục vụ cho công nghiệp dồi dào và có nhiều cải tiến kĩ thuật trong sản xuất.

2. Cách mạng công nghiệp lần thứ hai

Câu hỏi trang 62: Em hãy cho biết: Cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra trong bối cảnh nào?

Gợi ý đáp án

– Bối cảnh diễn ra Cách mạng công nghiệp lần thứ hai:

+ Nước Anh đã đạt được những thành tựu quan trọng trong Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và tiếp tục đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá đất nước.

Xem thêm:  Lịch sử 10 Bài 5: Khái niệm văn minh

+ Đầu thế kỉ XIX, nhiều nước tư bản ở châu Âu và Bắc Mỹ tuy vẫn còn là nước nông nghiệp nhưng có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển công nghiệp.

+ Các ngành khoa học Vật lí, Hoá học, Sinh học,… đã đạt được nhiều thành tựu, như: Thuyết vạn vật hấp dẫn (Niutơn), Định luật bảo toàn vật chất và năng lượng (Lô-mô-nô-xốp), Thuyết tiến hoá (Đác-uyn),…

Trả lời Luyện tập, vận dụng Sử 10 Bài 7 trang 67

Luyện tập 1

Hãy trình bày một số thành tựu cơ bản của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại trên trục thời gian.

Gợi ý đáp án

* Trục thời gian tham khảo: một số thành tựu của cách mạng công nghiệp lần thứ nhất

lich su 10 bai 7 1

* Trục thời gian tham khảo:một số thành tựu của cách mạng công nghiệp lần thứ hai

giai su 10 bai 7 2

Luyện tập 2

Lựa chọn và giới thiệu về một số thành tựu mà em cho là tiêu biểu nhất.

Gợi ý đáp án

* Giới thiệu về: tàu thủy Phơn-tơn

– Tàu thủy Phơn-tơn ra đời vào năm 1807, chạy bằng động cơ hơi nước.

– Tàu được mang tên kĩ sư người Mĩ: Rô-bớt Phơn-tơn

– Ngay chuyến chạy thử đầu tiên khởi hành từ Niu-oóc, tàu đã chạy được khoảng 240km

* Giới thiệu về: bóng đèn sợi đốt (của Ê-đi-xơn)

– Tháng 1 năm 1879, Ê-đi-xơn bắt đầu chế tạo bóng đèn điện, chiếc đèn này sẽ phát sáng khi dòng điện đi qua dây tóc mỏng platin đặt trong một bóng thủy tinh hút chân không để chống oxy hóa, tuy nhiên nó chỉ chạy được vài giờ. Ê-đi-xơn tiếp tục nghiên cứu và cho ra đời chiếc bóng đèn cháy lâu hơn bằng cách dùng dây tóc là sợi vải tẩm carbon. Đến trưa ngày 21/10/1879, chiếc bóng đèn đã cháy được 45 giờ.

Xem thêm:  10 Bài Lịch Sử 20: Khối Đại Đoàn Kết Dân Tộc Việt Nam.

– Sau đó Ê-đi-xơn tiếp tục thực hiện nhiều thí nghiệm khác và cuối cùng vào ngày 31/12/1879 ông công bố phát minh bóng đèn điện sợi đốt của mình, một chiếc bóng đèn có sức chịu đựng cao trong môi trường chân không lớn, nó sẽ cháy sáng hàng trăm giờ. Sự kiện này đã làm nên sự thay đổi lớn của thế giới sau đó.

– Tuy nhiên Ê-đi-xơn không phải người đầu tiên phát minh ra bóng đèn điện, trước đây từng có ít nhất 22 nhà phát minh nghiên cứu về loại đèn này nhưng đèn sợi đốt của Ê-đi-xơn là hoàn chỉnh và mang lại nhiều tiện ích nhất cho cuộc sống con người.

Luyện tập 3

Có ý kiến cho rằng: Một số thành tựu của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại cũng đưa đến tác động tiêu cực, thậm chí là gây ra các thảm họa cho nhân loại. Em có đồng ý với ý kiến này không? Vì sao?

Gợi ý đáp án

– Em đồng ý với ý kiến trên, vì: bên cạnh những tác động tích cực, thì các cuộc cách mạng công nghiệp cũng gây ra một số tác động, như:

+ Ô nhiễm môi trường

+ Tình trạng bóc lột lao động phụ nữ và trẻ em

+ Sự xâm chiếm và tranh giành thuộc địa.

Vận dụng

Thường ngày, em sử dụng những thiết bị nào dùng đến nguồn điện? Hãy viết một đoạn văn ngắn chia sẻ suy nghĩ của em về giả thiết: Nếu các nhà khoa học, kĩ thuật chưa phát minh ra điện và các thiết bị tiêu thụ điện năng thì cuộc sống chúng ta sẽ ra sao?

Gợi ý đáp án

– Những thiết bị sử dụng đến nguồn điện: tivi; tủ lạnh; máy vi tính; máy giặt; nồi cơm điện; bếp điện từ; điện thoại…

[ad_2]

Đăng bởi: THPT An Giang

Chuyên mục: Học Tập

Viết một bình luận