Lịch sử 6 Bài 17: Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt

Photo of author

By THPT An Giang

THPT An Giang

Lịch sử lớp 6 Bài 17: Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt là một bài học quan trọng giúp chúng ta hiểu về cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt. Bài viết dưới đây sẽ giúp chúng ta tìm hiểu sâu hơn về nội dung bài học này.

Phần Mở đầu

❓Sau khi chiếm được Âu Lạc, các triều đại phong kiến phương Bắc đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm thủ tiêu văn hoá của người Việt. Trong cuộc đầu tranh sinh tồn, người Việt đã làm gì để bảo vệ những giá trị văn hoá truyền thống của mình? Điều gì đã tạo nên sự kỳ diệu đó?

Trả lời:

  • Để bảo vệ và phát triển văn hóa dân tộc trong hàng ngàn năm sống dưới sự ách thống trị của phương Bắc, người Việt đã:
    • Luôn có ý thức giữ gìn nền văn hóa bản địa của mình:
      • Truyền dạy tiếng Việt cho con, cháu; nghe – nói hoàn toàn bằng tiếng mẹ đẻ.
      • Duy trì các phong tục – tập quán, như: thờ cúng tổ tiên; thờ cúng anh hùng dân tộc; nhuộm răng đen, ăn trầu, xăm mình…
    • Tiếp thu có chọn lọc những yếu tố văn hóa Trung Hoa để phát triển văn hóa dân tộc.
  • Tinh thần yêu nước, đoàn kết; ý chí bất khuất của nhân dân và sức sống bền bỉ của nền văn hóa bản địa là những yếu tố quan trọng nhất giúp người Việt không bị đồng hoá và vẫn luôn nuôi dưỡng ý chí giành lại độc lập sau hàng nghìn năm bị đô hộ.
Xem thêm:  Địa lí 6 Bài 18: Biển và đại dương

Phần nội dung bài học

1. Sức sống của nền văn hóa bản địa

❓Hãy chỉ ra những phong tục tập quán được nhắc đến trong tư liệu:
“Dân ta vẽ mình…ưa tắm sông nên họ chèo đò và lội nước rất giỏi: ngày thường không đội mũ, đứng thì vòng hai tay,… Tiếp khách thì đãi trầu cau.”

Trả lời: Những phong tục của người Việt được nhắc đến trong tư liệu trên: xăm mình, từng trầu, ăn trầu, búi tóc, nhuộm răng đen,…

❓Hãy cho biết một số nét văn hóa của người Việt cổ vẫn được giữ trong thời Bắc thuộc.

Trả lời: Một số nét văn hóa của người Việt vẫn được duy trì trong thời Bắc thuộc: thờ cúng tổ tiên, tảo mộ, tưởng niệm thần thành hoàng ở đình làng, viết chữ Nho, xin chữ,…

2. Tiếp thu có chọn lọc Văn hóa Trung Hoa

❓Trong thời kì Bắc thuộc, nhân dân ta đã tiếp thu có chọn lọc văn hóa Trung Hoa như thế nào?

Trả lời:
Trong suốt thời Bắc thuộc, nhân dân ta đã tiếp thu có chọn lọc những yếu tố văn hoá Trung Hoa để phát triển văn hoá dân tộc:

  • Học một số phát minh kỹ thuật như làm giấy, chế tạo đồ thủy tinh,…
  • Tiếp thu một số lễ tết của Trung Quốc nhưng đã có sự vận dụng phù hợp với văn hoá của người Việt.
  • Tiếp thu Đạo giáo, có sự hoà nhập với tín ngưỡng dân gian.
  • Tiếp thu chữ Hán, một số quy tắc lễ nghĩa, cách đặt tên họ giống người Trung Quốc, tư tưởng gia trưởng, phụ quyền, nhưng vẫn giữ gìn truyền thống tôn trọng người già và phụ nữ.
  • Đón nhận một số dòng Phật giáo, xuất hiện nhiều vị cao tăng nổi tiếng đã sang kinh đô nhà Đường để giảng kinh cho vua Đường.
Xem thêm:  Lịch sử 6 Bài 18: Các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc trước thế kỉ X

Phần luyện tập và vận dụng

Câu 1

❓Nhân dân ta đã làm gì để bảo vệ và phát triển văn hóa dân tộc trong hàng ngàn năm Bắc thuộc?

Trả lời:
Người Việt luôn có ý thức giữ gìn văn hóa bản địa của mình.

  • Tiếng Việt vẫn được người Việt truyền dạy cho con cháu. Người Việt vẫn nghe và nói hoàn toàn bằng tiếng mẹ đẻ.
  • Những tín ngưỡng truyền thống tiếp tục được duy trì như: thờ cúng tổ tiên, thờ các vị thần tự nhiên,
  • Trong các làng xã, những phong tục tập quán như búi tóc, xăm mình, nhuộm răng đen, ăn trầu, làm bánh chưng, bánh giày vẫn được lưu truyền từ đời này sang đời khác.
  • Chứng tỏ sức sống của nền văn hóa bản địa của người Việt là vô cùng mạnh mẽ không dễ bị đồng hóa và người Việt luôn biết cách để bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống của mình không những thế còn phát triển đến cả ngày nay.

Câu 2

❓Hãy chỉ ra những phong tục tập quán của người Việt trong thời kì Bắc thuộc vẫn được duy trì đến ngày nay.

Trả lời:
Những phong tục của người Việt trong thời kì Bắc thuộc vẫn được duy trì đến ngày nay: làm bánh chưng bánh giầy, xăm mình, ăn trầu ở một số vùng quê.

Đọc bài viết này, chúng ta đã hiểu rõ hơn về cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt. Đây là một phần quan trọng trong lịch sử của chúng ta, để chúng ta có thể tự hào và trân trọng giữ gìn và phát triển văn hóa của dân tộc Việt Nam.

Xem thêm:  Lịch sử 6 Bài 12: Các vương quốc ở Đông Nam Á trước thế kỉ X

Đăng bởi: THPT An Giang