Soạn bài Hành động nói (tiếp theo)

Photo of author

By THPT An Giang

[ad_1]

Nội dung đang xem: Soạn bài Hành động nói (tiếp theo)

Download.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 8: Hành động nói (tiếp theo), nhằm giúp học sinh khi chuẩn bị bài.

Hy vọng với tài liệu dưới đây, các bạn học sinh lớp 8 có thể bổ sung được những kiến thức hữu ích về bài học trên.

Soạn văn Hành động nói (Tiếp theo)

I. Cách thực hiện hành động nói

1. Đánh số thứ tự trước mỗi câu trần thuật trong đoạn trích sau đây. Xác định mục đích nói của những câu ấy bằng cách đánh dấu (+) vào ô thích hợp và dấu (-) vào ô không thích hợp theo bảng tổng hợp kết quả bên dưới.

Mục đích

1

2

3

4

5

Hỏi

Trình bày

+

+

+

Điều khiển

+

+

Hứa hẹn

Bộc lộ cảm xúc

2. Dựa theo cách tổng hợp kết quả ở bài tập trên, hãy lập bảng trình bày quan hệ giữa các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật với những kiểu hành động nói mà em đã biết. Cho ví dụ minh họa.

Mục đích

Câu nghi vấn

Câu cầu khiến

Câu cảm thán

Câu trần thuật

Hỏi

Hôm nay là thứ mấy?

Trình bày

Hôm nay là thứ hai.

Điều khiển

Vẫn chưa đi học à?

Đi học đi

Nó đi học rồi.

Hứa hẹn

Con sẽ đi học ngay bây giờ, được chứ?

Em sẽ đi học

Bộc lộ cảm xúc

Trời đẹp không?

Trời đẹp quá!

Trời đẹp.

Xem thêm:  "Viết văn nghị luận: Khám phá tầm quan trọng của tự sự và miêu tả trong đoạn văn"

Tổng kết: Mỗi hành động nói đều có thể được thực hiện bằng kiểu câu có chức năng chính phù hợp với hành động đó (cách dùng trực tiếp) hoặc bằng kiểu câu khác (cách dùng gián tiếp).

II. Luyện tập

Câu 1. Tìm các câu nghi vấn trong bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn. Cho biết những câu ấy được dùng làm gì. Vị trí của mỗi câu nghi vấn trong từng đoạn văn có liên quan như thế nào đến mục đích nói của nó?

– Những câu nghi vấn có trong bài Hịch tướng sĩ:

  • Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui vẻ phỏng có được không?
  • Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi không muốn vui vẻ, phỏng có được không?
  • Vì sao vậy?
  • Nếu vậy, rồi đây sau khi giặc giã dẹp yên, muôn đời để thẹn, há còn mặt mũi nào đứng trong trời đất nữa?

– Mục đích nói:

  • Câu 1 và 2: Khẳng định rằng tướng sĩ sẽ không thể vui vẻ được.
  • Câu 2: Dùng để hỏi
  • Câu 3: Khẳng định sự nhục nhã, đớn hèn, xấu xa của những kẻ cam tâm không biết rửa nhục, không lo trừ hung và không chịu độc binh sĩ luyện tập theo sách Binh thư yếu lược.

Câu 2. Nhiều người có nhận xét là trong các bài nói, bài viết của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường kêu gọi chiến sĩ, đồng bào bằng những câu trần thuật. Hãy tìm những câu trần thuật có mục đích cầu khiến trong các đoạn trích dưới đây của Người và cho biết hình thức diễn đạt ấy có tác dụng như thế nào trong việc động viên quần chúng.

Xem thêm:  Văn mẫu lớp 8: Cảm nhận về bài thơ Khi con tu hú của Tố Hữu (Sơ đồ tư duy)

Gợi ý:

a. Đoạn 1:

– Câu trần thuật:

  • Hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta, thì ta còn phải tiếp tục chiến đấu, quét sạch nó đi.
  • Quân và dân miền Bắc quyết ra sức thi đua yêu nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội và làm trong nghĩa vụ của mình đối với đồng bào miền Nam ruột thịt.

– Mục đích: là lời cổ vũ, động viên đồng bào cả nước đứng lên đấu tranh chống giặc ngoại xâm.

b. Đoạn 2:

– Câu trần thuật: Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân tộc và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới.

– Mục đích: Thể hiện sự mong mỏi của Bác mong muốn Đảng và nhân dân phấn đấu để xây dựng đất nước. Khích lệ, động viên tinh thần của nhân dân ta.

Câu 3. Tìm các câu có mục đích cầu khiến trong đoạn trích sau. Mỗi câu ấy thể hiện quan hệ giữa các nhân vật và tính cách nhân vật như thế nào?

Gợi ý:

– Các câu cầu khiến trong đoạn trích:

  • Anh đào giúp em một cái ngách sang bên nhà anh, phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang. (Dế Choắt)
  • Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. (Dế Mèn)
Xem thêm:  Văn mẫu lớp 8: Thuyết minh về chùa Tây Phương (4 mẫu)

– Mỗi câu đều cho ta thấy được tính cách và mối quan hệ của các nhân vật trong câu chuyện ấy.

  • Dế Mèn là một kẻ kiêu căng, hống hách, ngạo mạn, không coi ai ra gì và không có tình thương với đồng loại, với những kẻ yếu đuối hơn mình. Trái lại Dế Mèn còn bắt nạt, chế nhạo họ.
  • Dế Choắt là một người sức khỏe không được tốt, tính tình hiền lành, an phận

– Mối quan hệ giữa Dế Mèn và Dế Choắt:

  • Dế Choắt với Dế Mèn: Yếu thế hơn, muốn nhờ vả, cầu cạnh nên tìm cách nói khó để được Dế Mèn giúp đào một cái ngách sang tổ của Dế Mèn
  • Dế Mèn với Dế Choắt: Dế Mèn tự cho mình là bề trên, khỏe mạnh hơn nên trịch thượng, khinh thường Dế Choắt. Dế Choắt còn chưa nói hết câu, Dế Mèn đã tỏ vẻ khinh thường, mắng xối xả rồi bỏ về không thèm bận tâm.

Câu 4. Trong các cách hỏi đường dưới đây, em nên dùng những cách nào để hỏi người lớn?

Gợi ý:

b. Bác làm ơn chỉ giùm cháu bưu điện ở đâu ạ.

e. Bác có thể chỉ giúp cháu bưu điện ở đâu không ạ?

Câu 5. Trong quán ăn, một người nói với người bên cạnh: “Anh có thể chuyển giúp tôi lọ gia vị không ạ?”. Theo em, trong những hành động dưới đây, người nghe nên chọn hành động nào?

Gợi ý:

c. Đưa lọ gia vị cho người kia và nói: “Mời anh” (hoặc “Mời chị”, “Mời bác”…)

[ad_2]

Đăng bởi: THPT An Giang

Chuyên mục: Học Tập

Viết một bình luận