“Viết văn nghị luận: Khám phá tầm quan trọng của tự sự và miêu tả trong đoạn văn”

Photo of author

By THPT An Giang

[ad_1]

Nội dung đang xem: Soạn bài Tìm hiểu yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận

Hôm nay, Download.vn mời bạn đọc tham khảo tài liệu Soạn văn 8: Tìm hiểu yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận, vô cùng hữu ích và cần thiêt.

Soạn bài Tìm hiểu yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận
Soạn bài Tìm hiểu yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận

Mong rằng tài liệu này có thể giúp học sinh lớp 8 chuẩn bị bài nhanh chóng và đầy đủ. Mời tham khảo dưới đây.

Soạn Tìm hiểu yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận

I. Yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận

1. Đọc các đoạn văn trong SGK và trả lời câu hỏi.

– Vì sao đoạn trích (a) có yếu tố tự sự nhưng không phải là văn bản tự sự, còn đoạn trích (b) có yếu tố miêu tả nhưng không phải là văn bản miêu tả?

– Giả sử đoạn trích (a) không có những chi tiết cụ thể kể lại một kiểu bắt lính kì quặc và tàn ác, liệu ta có thể lường hết được việc mộ lính “tình nguyện” đã gây ra sự nhũng lạm trắng trợn đến mức nào không? Còn ở đoạn trích (b) nếu thiếu những dòng miêu tả sinh động về những người lính Việt Nam bị xích tay, hay bị nhốt trong trường học, “có lính Pháp canh gác, lưỡi lê tuốt trần, đạn lên nòng sẵn” thì ta có hình dung rõ sự giả dối, lừa gạt trong lời rêu rao về “lòng sốt sắng đầu quân tấp nập và không ngần ngại” được không?

Xem thêm:  Soạn bài Hành động nói (tiếp theo)

– Từ việc tìm hiểu trên, em có nhận xét gì về vai trò của các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận?

Gợi ý:

– Đoạn trích (a) và (b) có sử dụng yếu tố miêu tả và tự sự nhưng cả hai đều là văn bản nghị luận. Mục đích của hai đoạn trích là vạch trần, tố cáo tội ác của thực dân Pháp.

– Nếu như ở đoạn (a) không có các chi tiết cụ thể kể về sự việc bắt lính thì người đọc không thể hình dung được việc mộ lính tình nguyện đã diễn ra hết sức trắng trợn và tinh vi đến mức nào.

– Nếu như ở đoạn b không có những dòng miêu tả về hình ảnh những người lính Việt Nam bị xích tay, bị nhốt trong trường học thì người đọc sẽ không thể hình dung được sự thê thảm của những người bị bắt lính như thế nào, văn bản sẽ mất đi sự sinh động cụ thể.

=> Yếu tố tự sự và miêu tả giúp cho văn bản nghị luận trở nên sinh động, cụ thể, và có sức thuyết phục mạnh mẽ hơn.

2. Đọc văn bản trong SGK và trả lời câu hỏi.

a. Tìm những yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản trên và cho biết tác dụng của chúng.

b. Vì sao tác giả văn bản trên đã không kể lại đầy đủ và cặn kẽ toàn bộ hai truyện Chàng Trăng và Nàng Han, mà chỉ tả cụ thể một số hình ảnh và kể kĩ một số chi tiết trong những câu chuyện ấy?

Xem thêm:  Văn mẫu lớp 8: Nghị luận về tình yêu quê hương của Tế Hanh

Gợi ý:

a. Những yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đoạn văn trên:

– Yếu tố tự sự: Kể về chuyện chàng Trăng (mẹ chàng mơ thấy thỏ trắng nhảy qua ngực và đẻ ra chàng, sau đó chàng giết tên bạo chúa và biến vào mặt trăng) của dân tộc M’nông và chuyện Nàng Han (có công đánh giặc ngoại xâm sau đó nàng bay về trời) của dân tộc Thái.

– Yếu tố miêu tả:

  • Mơ thấy thỏ trắng nhảy qua ngực.
  • Chàng không nói, không cười, chỉ thích chơi khiên đao
  • Dòng thác Pông-gơ-ni những vầng sáng bạc
  • Cờ lệnh bằng chăn dệt ngũ sắc
  • Những vũng, những ao chi chít nối tiếp vết chân voi ngựa của quân nàng.

b.Vì kể và tả chỉ đóng yếu tố phụ, không phải mục đích chính của văn bản.

3. Từ việc tìm hiểu trên, hãy cho biết: Khi đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận, cần chú ý những gì?

  • Tránh làm dụng yếu tố miêu tả, tự sự trong văn bản nghị luận.
  • Miêu tả và tự sự chỉ dùng với mục đích làm sáng tỏ luận điểm, làm cho luận điểm trở nên nổi bật.

Tổng kết:

– Bài văn nghị luận thường vẫn cần phải có các yếu tố tự sự và miêu tả. Hai yếu tố này giúp cho việc trình bày luận cứ trong bài văn được rõ ràng, cụ thể, sinh động hơn, và do đó có sức thuyết phục mạnh mẽ hơn.

Xem thêm:  Giải Toán 8 Bài 1: Phân thức đại số

– Các yếu tố tự sự và miêu tả được dùng làm luận cứ phải phục vụ cho việc làm rõ luận điểm, không được phá vỡ mạch lạc nghị luận của bài văn.

II. Luyện tập

Câu 1. Chỉ ra các yếu tố tự sự và miêu tả trong đoạn văn nghị luận ở SGK và cho biết tác dụng của chúng.

Gợi ý:

– Yếu tố tự sự: Sắp Trung thu; Mười mấy ngày qua…; Đêm nay rất đẹp.

– Yếu tố miêu tả:

  • Trời xứ Bắc hẳn trong, trăng hẳn tròn và sáng; Bỗng đêm nay trăng sáng quá chừng. Trong suốt, bao la, huyền ảo, vỗ về
  • Ngay bên cửa sổ, lồng trong bóng cây… Nó ăm ắp, tình tứ, nó rạo rực, nó muốn yêu, muốn thưởng thức, muốn chan hòa, muốn giãi bày, muốn bộc lộ.
  • Như đành để mặc cho đêm đẹp, đêm lành cho trăng mời trăng giục.

– Tác dụng: Giúp người đọc hiểu rõ hơn về hoàn cảnh sáng tác bài thơ và tâm trạng của nhà thơ trong đêm trăng.

Câu 2. Nếu viết bài tập làm văn theo đề bài “Nêu ý kiến của em về vẻ đẹp của bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen” thì em có cần vận dụng các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài làm không? Vì sao?

Gợi ý:

– Nên sử dụng các yếu tố miêu tả để bài văn hay hơn, sinh động hơn.

– Việc vận dụng sẽ giúp người viết gợi tả được vẻ đẹp của hoa sen, của hồ sen đồng thời kết hợp với yếu tố tự sự giúp người viết đối thoại với bạn đọc hoặc nói lên sự gắn bó, những kỉ niệm của bản thân với hoa sen.

[ad_2]

Đăng bởi: THPT An Giang

Chuyên mục: Học Tập