Soạn bài Ôn tập về văn bản thuyết minh

Photo of author

By THPT An Giang

[ad_1]

Nội dung đang xem: Soạn bài Ôn tập về văn bản thuyết minh

Hôm nay, Download.vn sẽ cung cấp bài Soạn văn 8: Ôn tập về văn bản thuyết minh, vô cùng hữu ích cho học sinh.

Soạn bài Ôn tập về văn bản thuyết minh
Soạn bài Ôn tập về văn bản thuyết minh

Tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh lớp 8 chuẩn bị bài nhanh chóng và đầy đủ nhất. Mời tham khảo nội dung chi tiết dưới đây.

Soạn bài Ôn tập về văn bản thuyết minh

I. Ôn tập lý thuyết

Câu 1. Văn bản thuyết minh có vai trò và tác dụng như thế nào trong đời sống?

Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức (kiến thức) về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân… của các hiện tượng và các sự vật trong tự nhiên xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.

Câu 2. Văn bản thuyết minh có những tính chất gì khác với văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận?

  • Văn tự sự: Kể lại sự việc, nhân vật theo một trình tự.
  • Văn miêu tả: Tái hiện đặc điểm tính chất của con người, sự vật.
  • Văn biểu cảm: Thiên về bộc lộ cảm xúc, tình cảm.
  • Văn nghị luận: Trình bày ý kiến, luận điểm.
  • Văn thuyết minh: Cung cấp tri thức khách quan về sự vật, hiện tượng…

Câu 3. Muốn làm tốt bài văn thuyết minh, cần phải chuẩn bị những gì? Bài văn thuyết minh phải làm nổi bật điều gì?

Muốn làm tốt bài văn thuyết minh, người viết phải:

  • Quan sát, tìm hiểu về sự vật, hiện tượng cần thuyết minh.
  • Nắm bắt bản chất đặc trưng của sự vật, hiện tượng cần thuyết minh.

Câu 4. Những phương pháp thuyết minh nào thường được chú ý vận dụng?

Các phương pháp thuyết minh như: nêu định nghĩa, giải thích, liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu, so sánh, phân tích, phân loại.

Xem thêm:  Văn mẫu lớp 8: Nghị luận Thương người như thể thương thân

II. Luyện tập

Câu 1.  Hãy nêu cách lập ý và lập dàn bài đối với các đề bài sau:

a. Giới thiệu một đồ dùng trong học tập hoặc sinh hoạt

(1) Mở bài: Giới thiệu khái quát về đồ dùng trong học tập hoặc sinh hoạt.

(2) Thân bài:

  • Cấu tạo của đồ dùng
  • Đặc điểm của đồ dùng.
  • Vai trò của đồ dùng

(3) Kết bài

Giá trị của đồ dùng đối với cuộc sống.

b. Giới thiệu một danh lam thắng cảnh ở quê hương em

(1). Mở bài: Giới thiệu chung về danh lam thắng cảnh.

(2) Thân bài

  • Vị trí địa lí, quá trình hình thành và phát triển
  • Cấu trúc, quy mô
  • Sơ lược sự tích, hiện vật trưng bà
  • Phong tục, lễ hội

(3) Kết bài

Ý nghĩa lịch sử, văn hóa xã hội của thắng cảnh.

c. Thuyết minh về một văn bản, một thể loại văn học mà em đã học.

(1) Mở bài

Khái quát chung về văn bản hoặc thể loại đó.

(2) Thân bài

  • Đặc điểm nội dung
  • Đặc điểm hình thức
  • Giá trị của văn bản hoặc thể loại.

(3) Kết bài

Cảm nhận của em về vẻ đẹp của thể loại văn học đó.

d. Giới thiệu một phương pháp (làm đồ dùng học tập, thí nghiệm)

(1) Mở bài:

Giới thiệu khái quát về phương pháp.

(2) Thân bài

– Nguyên vật liệu.

– Cách làm.

– Yêu cầu thành phẩm.

(3) Kết bài

Khẳng định lại giá trị của sản phẩm.

Câu 2. Tập viết đoạn văn theo các đề bài sau

a. Giới thiệu một đồ dùng trong học tập hoặc sinh hoạt

Chiếc thước kẻ có hình chữ nhật. Chiều dài của thước là 20 xăng-ti-mét. Trên mặt thước có in các vạch kẻ màu đen theo đơn vị xăng-ti-mét. Thước có màu trong suốt, rất dẻo dai. Phía góc bên trái còn in những bông hoa đào.

b. Giới thiệu một danh lam thắng cảnh ở quê hương em

Thành Cổ Loa được xây dựng vào khoảng thế kỷ III TCN, dưới thời trị vì của An Dương Vương, do sự chỉ đạo trực tiếp của Cao Lỗ. Thành tọa lạc tại một khu đất đồi nằm ở tả ngạn sông Hoàng – vốn là một nhánh lớn của sông Hồng. Ở thời Âu Lạc thì vị trí của Cổ Loa nằm ngay tam giác châu thổ sông Hồng, là nơi giao lưu giữa đường thủy và đường bộ. Đây được coi là vị trí có thể kiểm soát được cả đồng bằng lẫn vùng núi nên được chọn làm kinh đô.

Xem thêm:  Bài viết số 5 lớp 8 đề 5: Thuyết minh về một giống vật nuôi

c. Thuyết minh về một văn bản, một thể loại văn học mà em đã học.

Trước hết, về khái niệm truyện ngắn, sẽ có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau. Nhưng hiểu đơn giản thì đúng như tên gọi của nó, truyện ngắn là một thể loại văn học, với các câu truyện được kể bằng văn xuôi. Có dung lượng ngắn gọn, súc tích và hàm nghĩa hơn các câu truyện dài như tiểu thuyết. Thông thường truyện ngắn có độ dài chỉ từ vài dòng đến vài chục trang, trong khi đó tiểu thuyết rất khó dừng lại ở con số đó. Vì thế, tình huống truyện luôn là vấn đề quan trọng bậc nhất của nghệ thuật truyện ngắn.

d. Giới thiệu một phương pháp (làm đồ dùng học tập, thí nghiệm)

Khi học văn, chúng ta cần rèn luyện kĩ năng viết. Viết nhiều, văn chương được luyện dẻo, khi bạn viết sẽ cảm thấy như một thói quen. Viết nhiều thì tay càng dẻo, văn càng ngày càng bóng bẩy, mượt mà hơn. Bạn có thể dành ra mỗi ngày ba mươi phút hoặc nếu có thời gian là khoảng một tiếng đồng hồ để dành cho việc viết văn. Việc tập làm quen với việc viết về những vấn đề văn học không chỉ giúp bạn nắm chắc kiến thức một lần nữa, mà còn giúp cho ta viết nhanh hơn, sức viết kéo dài hơn,… Sau một thời gian, đảm bảo bạn sẽ không đến với văn chương như một nỗi sợ hãi nữa. Nhưng để làm được điều này thì cần phải chăm chỉ luyện tập. Văn không ngày một ngày hai mà hay, người không phải ngày một ngày hai mà giỏi. Chính vì vậy mà vấn đề tự học một lần nữa lại được đặt lên hàng đầu. Tự học là cách tốt nhất giúp ta tự ôn luyện được kiến thức đồng thời củng cố và bồi đắp thêm vốn kiến thức của mình.

Xem thêm:  Văn mẫu lớp 8: Phân tích bức tranh tứ bình trong bài Nhớ rừng

e. Thuyết minh về một giống vật nuôi

Chó là một loại động vật có rất nhiều vai trò trong cuộc sống của con người: phổ biến nhất là trong coi nhà cửa, huấn luyện để săn bắn, chó dùng trong nghiệp vụ (cứu hộ, truy bắt tội phạm…). Nhờ thông minh, chó có thể dễ dàng tiếp thu những mệnh lệnh của con người để làm theo. Chúng cũng là một loài động vật rất trung thành. Mối quan hệ giữa con người và loài chó đang ngày càng trở nên gắn bó hơn. Vậy nên mới có rất nhiều câu chuyện cảm động về loài chó hy sinh mạng sống để cứu chủ của mình. Ở một số nơi, trong đời sống tâm linh, chó còn trở thành linh vật, được thờ cúng…

g. Giới thiệu một sản phẩm, trò chơi mang bản sắc Việt (như chiếc nón lá, chiếc áo dài, trò chơi thả diều)

Nón lá bao gồm rất nhiều loại khác nhau. Chúng ta có nón quai thao, nón rơm, nón bài thơ (trong nón có thêu một vài câu thơ)… Trong đời sống hàng ngày, chiếc nón lá vô cùng hữu ích, đó chính là dùng để che nắng che mưa. Với đặc tính là vành tương đối rộng, người sử dụng sẽ không lo bị ướt mỗi khi trời mưa hay không lo bị nắng chiếu vào. Không chỉ che nắng, che mưa cho người sử dụng mà chiếc nón lá còn trở thành một biểu tượng cho vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Từ ngàn đời, phụ nữ Việt trong tà áo dài và đội chiếc nón lá đã trở thành một biểu tượng vô cùng đẹp cho dân tộc. Trong văn hóa nghệ thuật, nón lá được sử dụng như là một đạo cụ trong biểu diễn, múa nón trở thành một điệu múa tiêu biểu cho sân khấu dân gian.

[ad_2]

Đăng bởi: THPT An Giang

Chuyên mục: Học Tập

Viết một bình luận