Soạn Sinh 9 Bài 19: Mối quan hệ giữa gen và tính trạng

Photo of author

By THPT An Giang

[ad_1]

Nội dung đang xem: Soạn Sinh 9 Bài 19: Mối quan hệ giữa gen và tính trạng

Sinh học 9 Bài 19: Mối quan hệ giữa gen và tính trạng là tài liệu vô cùng hữu ích giúp các em học sinh lớp 9 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để giải các bài tập phần nội dung bài học và bài tập cuối bài trang 59 được nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Giải Sinh 9 bài 19 trang 59 giúp các em hiểu được kiến thức về Mối quan hệ giữa gen và tính trạng. Giải Sinh 9 bài 19 Mối quan hệ giữa gen và tính trạng được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài, đồng thời là tư liệu hữu ích giúp giáo viên thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh học tập. Vậy sau đây là nội dung chi tiết Giải Sinh 9 bài 19: Mối quan hệ giữa gen và tính trạng mời các bạn cùng tải tại đây.

Lý thuyết Sinh 9 Bài 19: Mối quan hệ giữa gen và tính trạng

I. Mối quan hệ giữa ARN và Prôtêin

– Gen mang thông tin cấu trúc nên phân tử protein. Gen chỉ có trong nhân tế bào là chủ yếu, mà prôtêin lại được tổng hợp ở tế bào chất → giữa gen và protein phải có mối quan hệ với nhau thông qua 1 cấu trúc trung gian nào đó.

Xem thêm:  Soạn Sinh 9 Bài 43: Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật

– Cấu trúc trung gian đó là phân tử ARN được tạo ra thông qua quá trình phiên mã.

– ARN được hình thành → rời khỏi nhân → tế bào chất → tổng hợp chuỗi axit amin (dịch mã) → Phản ánh mối quan hệ mật thiết giữa ARN và protein

– Thành phần tham gia dịch mã: phân tử mARN, tARN, riboxom, các axit amin tự do của môi trường.

– Diễn biến:

  • mARN rời khỏi nhân đến riboxom để làm khuôn mẫu tổng hợp protein.
  • Các tARN mang axit amin vào riboxom khớp với mARN theo nguyên tắc bổ sung A-U, G-X, sau đó đặt axit amin vào đúng vị trí.
  • Khi riboxom dịch đi một nấc trên mARN thì một axit amin được nổi tiếp vào chuỗi.
  • Khi riboxom được dịch chuyển hết chiều dài của mARN thì chuỗi axit amin được tổng hợp xong và tách khỏi riboxom, riboxom tách ra thành 2 tiểu phần.

– Kết quả: tạo ra chuỗi pôlipeptit gồm các axit amin với trình tự sắp xếp được quy định bởi trình tự sắp xếp các nuclêôtit trên mARN.

II. Mối quan hệ giữa gen và tính trạng

Mối quan hệ giữa gen và tính trạng được biểu diễn bằng sơ đồ sau:

+ Mối liên hệ

– ADN làm khuôn mẫu để tổng hợp phân tử mARN

– mARN làm khuôn mẫu để tổng hợp chuỗi axit amin – cấu trúc bậc 1 của protein

– Prôtêin tham gia cấu trúc và hoạt động sinh lý của tế bào → biểu hiện thành tính trạng

Xem thêm:  Bộ đề thi chọn học sinh giỏi môn Sinh học lớp 9 cấp tỉnh có đáp án

→ Trình tự các nuclêôtit trong mạch khuôn của ADN quy định tính trạng của cơ thể được biểu hiện.

Trả lời câu hỏi Sinh 9 Bài 19

Câu hỏi trang 57

Hãy cho biết cấu trúc trung gian và vai trò của nó trong mối quan hệ giữa gen và protein?

Trả lời:

mARN là cấu trúc trung gian trong mối quan hệ giữa gen và protein, có vai trò truyền đạt thông tin và cấu trúc của protein sắp được tổng hợp từ nhân ra tế bào chất.

Câu hỏi trang 58

Gen ( một đoạn của ADN) (1) mARN (2) Protein (3) Tính trạng

Từ sơ đồ trên, hãy giải thích :

– Mối liên hệ giữa các thành phần trong sơ đồ theo trật tự 1,2,3

– Bản chất của mối liên hệ trong sơ đồ.

Trả lời:

– Gen là khuôn mẫu để tổng hợp mARN. mARN là khuôn mẫu để tổng hợp axit amin cấu thành nên protein. Protein chịu tác động của môi trường trực tiếp biểu hiện thành tính trạng của cơ thể.

– Bản chất của mối liên hệ là trình tự các nụleotit trong gen (ADN) quy định trình tự các nucleotit trong ARN, qua đó quy định trình tự các axit amin cấu thành protein. Protein tham gia vào cấu trúc hoạt động sinh lí của tế báo, từ đó biểu hiện thành tính trạng của cơ thể.

Giải bài tập SGK Sinh 9 Bài 19 trang 59

Câu 1

Nêu Mối quan hệ giữa gen và tính trạng, giữa ARN và prôtêin.

Xem thêm:  Soạn Sinh 9 Bài 23: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể

Gợi ý đáp án

Giữa gen và ARN, giữa ARN và prôtêin có mối quan hệ chặt chẽ với nhau: ADN là khuôn mẫu quy định tổng hợp ARN, ARN lại là khuôn để tổng hợp chuỗi axit amin quy định cấu trúc của prôtêin. Từ đó, prôtêin trực tiếp biểu hiện thành tính trạng của cơ thể.

Câu 2

Nguyên tắc bổ sung được biểu hiện trong mối quan hệ ở sơ đồ dưới đây như thế nào?

text { Gen (một đoạn } mathrm{ADN}) stackrel{1}{rightarrow} mathrm{mARN} stackrel{2}{rightarrow} text { Prôtêin }

Gợi ý đáp án

Nguyên tắc bổ sung được biểu hiện trong mối quan hệ:

– Trình tự các nuclêôtit trong ADN quy định trình tự các nuclêôtit trong mARN theo nguyên tắc bổ sung: A liên kết với U, T liên kết với A, G liên kết với X và X liên kết với G.

– mARN sau khi được hình thành rời nhân ra tế bào chất để tổng hợp chuỗi axit amin, mà thực chất là xác định trật tự sắp xếp của các axit amin. Sự tạo thành chuỗi axit amin dựa trên khuôn mẫu của mARN và diễn ra theo nguyên tắc bổ sung trong đó A liên kết với U, G liên kết với X, đồng thời tương quan cứ 3 nuclêôtit ứng với một axit amin.

Câu 3

Nêu bản chất của mối quan hệ giữa gen và tính trạng qua sơ đồ:

text { Gen (một đoạn } mathrm{ADN}) stackrel{1}{rightarrow} mathrm{mARN} stackrel{2}{rightarrow} text { Prôtêin } stackrel{3}{rightarrow} text { Tính trạng }

Gợi ý đáp án

Bản chất mối quan hệ giữa gen và tính trạng qua sơ đồ là trình tự các nuclêôtit trong mạch khuân của ADN quy định trình tự các nuclêôtit trong mARN, qua đó quy định trình tự các axit amin trong cấu trúc bậc 1 của prôtêin. Prôtêin trực tiếp tham gia vào cấu trúc và hoạt động sinh lí của tế bào, từ đó biểu hiện thành tính trạng của cơ thể. Như vậy, thông qua prôtêin giữa gen và tính trạng có mối quan hệ mật thiết với nhau, hay gen quy định tính trạng.

[ad_2]

Đăng bởi: THPT An Giang

Chuyên mục: Học Tập