Soạn Sinh 9 Bài 4: Lai hai cặp tính trạng

Photo of author

By THPT An Giang

[ad_1]

Nội dung đang xem: Soạn Sinh 9 Bài 4: Lai hai cặp tính trạng

Sinh học 9 Bài 4: Lai hai cặp tính trạng là tài liệu vô cùng hữu ích giúp các em học sinh lớp 9 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để giải các bài tập phần nội dung bài học và bài tập cuối bài trang 16 được nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Giải Sinh 9 bài 4 trang 16 giúp các em hiểu được kiến thức về các thí nghiệm của Menđen và biến dị tổ hợp. Giải Sinh 9 bài 4: Lai hai cặp tính trạng được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài, đồng thời là tư liệu hữu ích giúp giáo viên thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh học tập. Vậy sau đây là nội dung chi tiết Giải Sinh 9 bài 4: Lai hai cặp tính trạng mời các bạn cùng tải tại đây.

Lý thuyết Sinh 9 Bài 4: Lai hai cặp tính trạng

I. Thí nghiệm của Menđen

– Hạt màu vàng, vỏ trơn × Hạt màu xanh, vỏ nhăn.

– Phân tích kết quả thí nghiệm của Menden:

Kiểu hình F2 Số hạt Tỉ lệ kiểu hình F2 Tỉ lệ từng cặp tính trạng ở F2
Vàng, trơn 315 9/16 vàng/xanh = 3/1
Vàng, nhăn 101 3/16
Xanh, trơn 108 3/16 (trơn )/(nhăn ) = 3/1
Xanh, nhăn 32 1/16

– Tỷ lệ của từng cặp tính trạng:

+ Vàng : Xanh ≈ 3 : 1 theo qui luật phân li của Menden thì tính trạng trội là vàng chiếm 3/4, tính trạng lặn là xanh chiếm 1/4.

Xem thêm:  Soạn Sinh 9 Bài 60: Bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái

+ Xanh : Nhăn ≈ 3 : 1 thì tính trạng trội là trơn chiếm 3/4, tính trạng lặn là nhăn chiếm 1/4.

– Nhận xét: Tỉ lệ các kiểu hình ở F2 chính bằng tích tỉ lệ của từng tính trạng hợp thành nó.

  • Hạt vàng, trơn = 3/4 vàng × 3/4 trơn = 9/16
  • Hạt vàng, nhăn = 3/4 vàng × 1/4 nhăn = 3/16
  • Hạt xanh, trơn = 1/4 xanh × 3/4 trơn = 3/16
  • Hạt xanh, nhăn = 1/4 xanh × 1/4 nhăn = 1/16

– Tỷ lệ phân li kiểu hình ở F2 = 9 : 3 : 3 : 1 = (3 : 1) (3 : 1) (tỷ lệ phân li của từng cặp tính trạng). Các tính trạng màu sắc và hình dạng quả phân li độc lập với nhau.

– Kết luận:

“Khi hai bố mẹ khác nhau về hai cặp tính trạng thuần chủng tương phản di truyền độc lập với nhau, thì F2 có tỉ lệ mỗi kiểu hình bằng tích tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó”.

II. Biến dị tổ hợp

– Quan sát thí nghiệm ta nhận thấy:

  • Ở F2, ngoài các các kiểu hình giống bố mẹ ở P là vàng, trơn và xanh, nhăn.
  • Xuất hiện thêm các tính trạng khác là xanh, trơn và vàng nhăn được gọi là biến dị tổ hợ

– Biến dị tổ hợp: chính sự phân li độc lập của các cặp tính trạng của P đã làm xuất hiện các kiểu hình khác P, kiểu hình này được gọi là biến dị tổ hợp.

-Ý nghĩa: làm phong phú di truyền ở những loài sinh vật có hình thức sinh sản hữu tính (giao phối).

Trả lời câu hỏi nội dung bài học Sinh 9 Bài 4

Câu hỏi trang 14

Quan sát hình 4 và điền nội dung phù hợp vào bảng 4

Trả lời:

Bảng 4. Bảng phân tích kết quả của Menđen

soan sinh 9 bai 4 lai hai cap tinh trang

Câu hỏi trang 15

Hãy điền cụm từ hợp lí vào chỗ trống trong câu sau đây:

Khi lai cặp bố mẹ khác nhau về hai cặp tính trạng thuần chủng tương phản di truyền độc lập với nhau thì F2 có tỉ lệ mỗi kiểu hình bằng …… của các tính trạng hợp thành nó.

Xem thêm:  Soạn Sinh 9 Bài 15: ADN

Trả lời:

Khi lai cặp bố mẹ khác nhau về hai cặp tính trạng thuần chủng tương phản di truyền độc lập với nhau thì F2 có tỉ lệ mỗi kiểu hình bằng tích tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó.

Giải bài tập SGK Sinh 9 Bài 4 trang 16

Câu 1

Căn cứ vào đâu mà Menđen lại cho rằng các tính trạng màu sắc và hình dạng hạt đậu trong thí nghiệm của mình di truyền độc lập với nhau?

Gợi ý đáp án

– Tính trạng màu sắc và hình dạng hạt đậu trong thí nghiệm của Menđen di truyền độc lập với nhau (không phụ thuộc vào nhau) vì tỉ lệ mỗi kiểu hình ở F2 bằng tích tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó (tỉ lệ của các tính trạng có mối tương quan với tỉ lệ các kiểu hình ở F2).

– Ví dụ: Hạt vàng, trơn = 3/4 vàng × 3/4 trơn = 9/16

Hạt xanh, nhăn = 1/4 xanh × 1/4 nhăn = 1/16

Câu 2

Biến dị tổ hợp là gì? Nó được xuất hiện ở hình thức sinh sản nào?

Gợi ý đáp án

– Sự phân li độc lập của các cặp tính trạng đã đưa đến sự tổ hợp lại các tính trạng của P, làm xuất hiện các kiểu hình khác P, kiểu hình này gọi là biến dị tổ hợp.

– Biến dị tổ hợp được xuất hiện trong các hình thức sinh sản hữu tính (giao phối).

Câu 3

Thực chất của sự di truyền độc lập các tính trạng là nhất thiết F2 phải có:

a) Tỉ lệ phân li của mỗi cặp tính trạng là 3 trội : 1 lặn.

b) Tỉ lệ của mỗi kiểu hình bằng tích tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó.

Xem thêm:  Bộ đề thi chọn học sinh giỏi môn Sinh học lớp 9 cấp tỉnh có đáp án

c) 4 kiểu hình khác nhau.

d) Các biến dị tổ hợp.

Hãy chọn câu trả lời đúng.

Gợi ý đáp án

Đáp án: b.

Câu hỏi tự học Lai hai cặp tính trạng

Câu 1: Biến dị tổ hợp là gì?

A. Là làm thay đổi những kiểu hình đã có
B. Là tạo ra những biến đổi hàng loạt
C. Là sự tổ hợp lại những tính trạng đã có ở bố mẹ
D. Cả A và B đều đúng

Câu 2: Tại sao biến dị tổ hợp chỉ xảy ra trong sinh sản hữu tính?

A. Vì thông qua giảm phân (phân li độc lập, tổ hợp tự do của các cặp gen tương ứng) đã tạo ra sự đa dạng của các giao tử
B. Vì trong thụ tinh, các giao tử kết hợp với nhau một cách ngẫu nhiên đã tạo ra nhiều tổ hợp gen
C. Vì trong quá trình giảm phân đã có những biến đổi của các gen
D. Cả A và B

Câu 3: Theo dõi thí nghiệm của Menđen, khi lai đậu Hà Lan thuần chủng hạt vàng, trơn và hạt xanh, nhăn vói nhau thu được F1 đều hạt vàng, trơn. Khi cho F1 tự thụ phấn thì F2 có tỉ lệ kiểu hình là:

A. 9 hạt vàng, nhăn: 3 hạt vàng, trơn: 3 xanh, nhăn: 1 xanh, trơn
B. 9 vàng, trơn: 3 xanh, nhăn: 3 xanh, trơn: 1 vàng, nhăn
C. 9 vàng, nhăn: 3 xanh, nhăn: 3 vàng, trơn: 1 xanh, trơn
D. 9 vàng, trơn: 3 vàng, nhăn: 3 xanh, trơn: 1 xanh, nhăn

Câu 4: Trong thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của Menđen, khi cho F1 lai phân tích thì kết quả thu được về kiểu hình sẽ như thế nào?

A. 1 vàng, trơn : 1 xanh, nhăn
B. 3 vàng, trơn : 1 xanh, nhăn
C. 1 vàng, trơn : 1 vàng nhăn : 1 xanh, trơn : 1 xanh, nhăn
D. 4 vàng, trơn : 4 vàng, nhăn : 1 xanh, trơn : 1 xanh, nhăn

Câu 5: Lai hai và nhiều cặp tính trạng là phép lai trong đó:

A. Cặp bố mẹ thuần chủng đem lai phân biệt nhau nhiều cặp tính trạng tương phản
B. Cặp bố mẹ thuần chủng đem lai phân biệt nhau về hai hay nhiều cặp tính trạng tương phản
C. Cặp bố mẹ thuần chủng đem lai phân biệt nhau hai cặp tính trạng tương phản
D. Cặp bố mẹ đem lai phân biệt nhau về hai hay nhiều cặp tính trạng tương phản

[ad_2]

Đăng bởi: THPT An Giang

Chuyên mục: Học Tập

Viết một bình luận