Toán 6 Bài 11: Ước chung, ước chung lớn nhất

Photo of author

By THPT An Giang

[ad_1]

Nội dung đang xem: Toán 6 Bài 11: Ước chung, ước chung lớn nhất

Giải Toán 6 Bài 11: Ước chung, ước chung lớn nhất giúp các em học sinh lớp 6 tham khảo, nhanh chóng trả lời toàn bộ câu hỏi phần Hoạt động, Luyện tập, Vận dụng, cùng 6 bài tập trong SGK Toán 6 Tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 44, 45, 46, 47, 48.

Qua đó, giúp các em xác định được ước chung, ước chung lớn nhất của hai hoặc ba số tự nhiên đã cho. Đồng thời, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án Bài 11 Chương II: Tính chia hết trong tập hợp các số tự nhiên trong bài viết dưới đây của Download.vn nhé:

Giải Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sống Hoạt động

Hoạt động 1

Tìm các tập hợp Ư(24) và Ư(28).

Gợi ý đáp án:

+) Vì 24 chia hết cho các số: 1; 2; 3; 4; 6; 8; 12; 24

Do đó: Ư(24) = {1; 2; 3; 4; 6; 8; 12; 24}.

+) Vì 28 chia hết cho các số: 1; 2; 4; 7; 14; 28

Xem thêm:  Toán 6 Bài 2: Hình chữ nhật. Hình thoi

Do đó: Ư(28) = {1; 2; 4; 7; 14; 28}.

Hoạt động 2

Gọi ƯC(24, 28) là tập hợp các số vừa là ước của 24, vừa là ước của 28. Hãy viết tập hợp

ƯC(24, 28).

Gợi ý đáp án:

Ta có: Ư(24) = {1; 2; 3; 4; 6; 8; 12; 24}

Ư(28) = {1; 2; 4; 7; 14; 28}

Các số vừa là ước của 24, vừa là ước của 28 là: 1; 2; 4.

Vậy ƯC(24; 28) = {1; 2; 4}.

Hoạt động 3

Tìm số lớn nhất trong tập ƯC(24, 28).

Gợi ý đáp án:

Ta có: ƯC(24; 28) = {1; 2; 4}

Số lớn nhất trong ƯC(24; 28) là 4.

Giải Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sống Luyện tập và vận dụng

Luyện tập 1

Bố có 12 quả bóng màu xanh và 15 quả bóng màu đỏ. Bố muốn chia số bóng cho ba anh em Việt, Hà và Nam đều như nhau gồm cả bóng màu xanh và bóng màu đỏ. Hỏi bố có thực hiện được điều đó hay không?

Gợi ý đáp án:

Ta có: 12 ⁝ 3, 15 ⁝ 3 hay 3 ∈ Ư(12); 3 ∈ Ư(15)

Nên 3 ∈ ƯC(12; 15) do đó bố chia được số bóng cho ba anh em Việt, Hà và Nam đều như nhau gồm cả bóng màu xanh và bóng màu đỏ.

Vậy bố có thể thực hiện phép chia này.

Vận dụng 1

Tuần này lớp 6A và 6B gồm 40 học sinh nữ và 36 học sinh nam được phân công đi thu gom rác làm sạch bờ biển ở địa phương. Nếu chia nhóm sao cho số học sinh nam và nữ trong các nhóm bằng nhau thì:

Xem thêm:  Toán 6 Bài 11: Hoạt động thực hành và trải nghiệm

a) Có thể chia được thành bao nhiêu nhóm học sinh?

b) Có thể chia nhiều nhất bao nhiêu nhóm học sinh?

Gợi ý đáp án:

a) Gọi x là số nhóm học sinh chia được (x khác 1)

Khi đó x ∈ ƯC(36; 40)

Ư(36) = {1; 2; 3; 4; 6; 9; 12; 18; 36}

Ư(40) = {1; 2; 4; 5; 8; 10; 20; 40}

Vì x khác 1 nên x ∈ {2; 4}

b) Số nhóm chia được nhiều nhất là ƯCLN(36; 40) = 4

Luyện tập 2

Tìm ƯCLN (36, 84).

Gợi ý đáp án:

36 = 22 .32

84 = 22 .3.7

Ta thấy 2 và 3 là các thừa số nguyên tố chung của 36 và 84. Số mũ nhỏ nhất của 2 là 2, số mũ nhỏ nhất của 3 là 1 nên

ƯCLN(36; 84) = 22 .3 = 12

Vận dụng 2

Một đại hội bộ binh có ba trung đội: trung đội I có 24 chiến sĩ, trung đội II có 28 chiến sĩ, trung đội III có 36 chiến sĩ. Trong cuộc diễu binh, cả ba trung đội phải xếp thành các hàng dọc đều nhau mà không có chiến sĩ nào trong mỗi trung đội bị lẻ hàng. Hỏi có thể xếp được nhiều nhất bao nhiêu hàng dọc?

Gợi ý đáp án:

Số hàng dọc nhiều nhất có thể xếp được là ƯCLN(24; 28; 36)

Ta có:

24 = 23 .3

28 = 22 .7

36 = 22 .32

Ta thấy 2 là thừa số nguyên tố chung của 24; 28 và 36. Số mũ nhỏ nhất của 2 là 22 nên ƯCLN(24; 28; 36) = 4

Vậy có thể xếp được 4 hàng dọc

Luyện tập 3

Rút gọn về phân số tối giản: a) \frac{90}{27}        b) \frac{50}{125}

Gợi ý đáp án:

a) \frac{90}{27}=\frac{90:9}{27:9}=\frac{10}{3} là phân số tối giản

Xem thêm:  Toán 6 Bài tập cuối chương IV Cánh diều

b) \frac{50}{125}=\frac{50:25}{125:25}=\frac{2}{5} là phân số tối giản

Giải Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 48 tập 1

Bài 2.30

Tìm tập hợp ước chung của:

Gợi ý đáp án:

a) Ư(30) = {1; 2; 3; 5; 6; 10; 15; 30}

Ư(45) = {1; 3; 5; 9; 15; 45}

Vậy ƯC (30; 45) = {1; 3; 5; 15}

b) Ư(42) = {1; 2; 3; 6; 7; 14; 21; 42}

Ư(70) = {1; 2; 5; 7; 10; 14; 35; 70}

Vậy ƯC (30; 45) = {1; 2; 7; 14}

Bài 2.31

Tìm ƯCLN của hai số:

Gợi ý đáp án:

a) Ta có: 40 = 23.5; 70 = 2.5.7

Vậy ƯCLN (40; 70) = 2.5 = 10

b) Ta có: 55 = 5.11; 77 = 7.11

Vậy ƯCLN (55; 77) = 11

Bài 2.32

Tìm ƯCLN của:

b) 24.3; 22.32.524.11

Gợi ý đáp án:

a) 22.52.3.5

Ta thấy 2 và 5 là thừa số nguyên tố chung. Số mũ nhỏ nhất của 2 là 1 và số mũ nhỏ nhất của 5 là 1 nên

ƯCLN cần tìm là 2.5 = 10

b) 24.3; 22.32.524.11

Ta thấy 2 là thừa số nguyên tố chung. Số mũ nhỏ nhất của 2 là 22 nên
ƯCLN cần tìm là 22 = 4

Bài 2.33

Cho hai số a = 72 và b = 96

  1. Phân tích a và b ra thừa số nguyên tố
  2. Tìm ƯCLN(a, b), rồi tìm ƯC(a, b)

Gợi ý đáp án:

a) a = 72 = 23.32

b = 96 = 25.3

b) Ta thấy 2 và 3 là các thừa số chung của 70 và 96. Số mũ nhỏ nhất của 2 là 3 và số mũ nhỏ nhất của 3 là 1 nên

ƯCLN(72; 96) = 23.3=24

ƯC(a, b) = Ư(24) = {1; 2; 3; 4; 6; 8; 12; 24}

Bài 2.34

Các phân số sau đã là phân số tối giản chưa? Nếu chưa, hãy rút gọn về phân số tối giản?

a) \frac{50}{85}

b) \frac{23}{81}

Gợi ý đáp án:

a) \frac{50}{85}

Ta có ƯCLN(50; 85) = 45 nên \frac{50}{85} chưa là phân số tối giản

Ta có: \frac{50}{85}=\frac{50: 5}{85: 5}=\frac{10}{17}

Ta được \frac{10}{17}là phân số tối giản

b) \frac{23}{81}

Ta có ƯCLN(23; 81) = 1 nên \frac{23}{81} là phân số tối giản

Bài 2.35

Hãy cho hai ví dụ về hai số có ƯCLN bằng 1 mà cả hai đều là hợp số

Gợi ý đáp án:

Hai ví dụ về hai số có ƯCLN bằng 1 mà cả hai đều là hợp số:

[ad_2]

Đăng bởi: THPT An Giang

Chuyên mục: Học Tập

Viết một bình luận