Toán 6 Bài tập cuối chương III

Photo of author

By THPT An Giang

[ad_1]

Nội dung đang xem: Toán 6 Bài tập cuối chương III

Toán lớp 6 Bài tập cuối chương 3 trang 117, 118 giúp các em học sinh lớp 6 tham khảo phương pháp, cách giải các bài tập từ câu 1 đến câu 9 SGK Toán 6 Cánh diều tập 1.

Giải Toán 6 trang 117, 118 sách Cánh diều được biên soạn rất chi tiết, hướng dẫn các em phương pháp giải rõ ràng để các em hiểu được các bài toán về hình học trực quan nhanh nhất. Đồng thời qua giải Toán lớp 6 trang 117, 118 học sinh tự rèn luyện củng cố, bồi dưỡng và kiểm tra vốn kiến thức toán của bản thân mình để học tốt chương 3: Hình học trực quan. Vậy sau đây là giải Toán lớp 6 trang 117, 118 sách Cánh diều, mời các bạn cùng tải tại đây.

Giải bài tập Toán 6 trang 117, 118 tập 1

Bài 1

Tạo ra hình hộp có nắp.

Vẽ các hình chữ nhật trên một miếng bìa. sau đó cắt, gấp lại và dán miếng bìa để tạo ra một hình có nắp

Gợi ý đáp án:

Kẻ các nét đứt và nét liền như hình vẽ.

Cắt miếng bìa theo mép ngoài cùng như hình vẽ.

Gấp miếng bìa theo các nét đứt về hướng miếng bìa hình chữ nhật lớn ở bên phải ta được một hình hộp có nắp

Bài 2

Cho các hình sau đây:

  • (1) Đoạn thẳng AB
  • (2) Tam giác đều ABC
  • (3) Hình tròn tâm O
  • (4) Hình thang cân ABCD ( có đáy lớn CD)
  • (5) Hình thoi ABCD

Trong các hình nói trên:

a) Hình nào có trục đối xứng? Chỉ ra trục đối xứng của hình đó

b) Hình nào có tâm đối xứng? Chỉ ra tâm đối xứng của hình đó

Gợi ý đáp án:

a) Hướng dẫn giải

– Tìm hình có trục đối xứng.

– Tìm trục đối xứng của mỗi hình.

Xem thêm:  Toán 6 Bài 34: Đoạn thẳng. Độ dài đoạn thẳng

Trong các hình trên, hình có trục đối xứng là:

  • (1) Đoạn thẳng AB: Trục đối xứng là đường thẳng đi qua và vuông góc với trung điểm
  • (2) Tam giác đều ABC: Trục đối xứng là đường thẳng đi qua trọng tâm
  • (3) Hình tròn tâm O: Trục đối xứng là đường thẳng đi qua tâm O
  • (4) Hình thang cân ABCD ( có đáy lớn CD): Trục đối xứng là đường thẳng đi qua và vuông góc với trung điểm của hai cạnh đáy

b) Hướng dẫn giải

– Tìm hình có tâm đối xứng

– Tìm tâm đối xứng của mỗi hình.

Hình nào có tâm đối xứng:

  • (1) Đoạn thẳng AB: Tâm đối xứng là trung điểm của đoạn thẳng
  • (2) Tam giác đều ABC: Tâm đối xứng là trọng tâm của tam giác
  • (3) Hình tròn tâm O: Tâm đối xứng là điểm O
  • (5) Hình thoi ABCD: Tâm đối xứng là giao điểm của hai đường chéo

Bài 3

Hãy quan sát xung quanh và chỉ ra những hình

a) Có trục đối xứng

b) Có tâm đối xứng

Gợi ý đáp án:

a) Quan sát xung quanh và chỉ ra những hình có trục đối xứng

  • Hình chiếc lá:
  • Hình chiếc lá:
  • Hình con chuồn chuồn:

Trên thực tế, có nhiều hình khác có trục đối xứng, các em có thể tự tìm thêm.

b) Quan sát xung quanh và chỉ ra những hình có tâm đối xứng

Hình gạch hoa
Hình gạch hoa
Hình bông hoa
Hình bông hoa
Hình biển báo giao thông
Hình biển báo giao thông

Bài 4

Hãy tìm và kể ra một số ứng dụng của tính đối xứng trong thực tiễn mà em biết

Gợi ý đáp án:

Trong nghệ thuật trang trí
Trong nghệ thuật trang trí
Toan 6 bai 7 5
Trong thiết kế kiến trúc: Tháp Eiffel ở Paris, Pháp
Trong thiết kế kiến trúc: Tháp Eiffel ở Paris, Pháp

Bài 5

a) Một hình thoi có cạnh 4cm thì chu vi của nó bằng bao nhiêu?

b) Một hình vuông có chu vi 40cm thì cạnh của nó bằng bao nhiêu?

c) Một hình chữ nhật có chu vi 30 cm và chiều rộng là 7cm thì chiều dài của nó bằng bao nhiêu?

d) Một hình chữ nhật có chu vi 36 cm và chiều dài gấp đôi chiều rộng thì mỗi cạnh của nó bằng bao nhiêu?

Xem thêm:  Bài 42 Toán lớp 6: Khả năng và sự kiện trong trò chơi, thí nghiệm

Phương pháp giải:

Chu vi của hình thoi cạnh a:

C = 4. a.

Gợi ý đáp án:

a) Một hình thoi có cạnh 4cm thì chu vi của nó bằng:

4 x 4 = 16cm

b) Một hình vuông có chu vi 40cm thì cạnh của nó bằng:

40 : 4 = 10 cm

c) Một hình chữ nhật có chu vi 30 cm và chiều rộng là 7cm thì chiều dài của nó bằng: 8 cm

d) Một hình chữ nhật có chu vi 36 cm và chiều dài gấp đôi chiều rộng thì chiều dài bằng 12cm, chiều rộng bằng 6cm

Bài 6

Sử dụng thước, hãy đo và cho biết chu vi của một số đồ vật có dạng hình chữ nhật trong thực tiễn. Chẳng hạn: đo chu vi mặt bàn học của em; đo chu vi bìa một quyển sách mà em có;…

Phương pháp giải

Sử dụng thước đo dây đo chiều dài và chiều rộng của vật.

Gợi ý đáp án

Chẳng hạn: chiều dài bàn học của em bằng 80 cm, chiều rộng bằng 50 cm.

Khi đó chu vi mặt bàn là: C=2.(80+50)=260cm

Bài 7

Quan sát Hình 97, Hình 98 và tính diện tích của phần tô xanh ở mỗi hình đó.

Toan 6 bai 8

Phương pháp giải 

– Quan sát.

– Tìm và xác định các hình nhỏ ghép thành hình 97 và 98.

– Diện tích hình vuông cạnh a: S=a.a

– Diện tích hình chữ nhật cạnh a và b: S=a.b

Gợi ý đáp án:

Diện tích phần tô xanh hình 97 là tổng diện tích của một hình vuông, một hình thoi, một hình chữ nhật và một hình thang

S = ( 13 x 4 ) + (3 x 13) + (5 x 12) + ( 13 + 15) x 11 : 2 = 305 ( cm2)

Diện tích phần tô xanh hình 98 là tổng diện tích của một hình bình hành, một hình chữ nhật và một tam giác

S = (15 x 45 ) + (20 x 45) + (18 x 45 ) : 2 = 1980 ( cm2)

Bài 8

Trên mảnh đất có dạng hình chữ nhật với chiều dài là 28m và chiều rộng là 24 m, người ta định xây dựng một vườn hoa hình chữ nhật và bớt ra một phần đường đi như ở Hình 99

Xem thêm:  Toán 6 Bài 35: Trung điểm của đoạn thẳng

a) Tính diện tích mảnh đất có dạng hình chữ nhật đó.

b) Tính diện tích vườn hoa

c) Người ta định dùng những viên gạch chống trượt có dạng hình vuông có cạnh là 50 cm để lát đường đi. Cần dùng bao nhiêu viên gạch như thế? Biết rằng diện tích các mối nối và sự hao hụt không đáng kể

d)Người ta làm hàng rào xung quanh vườn hoa. Tính chiều dài hàng rào đó

Toan 6 bai 8 1

Gợi ý đáp án:

áp dụng công thức: Diện tích hình chữ nhật cạnh a và b: S=a.b.

a) Diện tích mảnh đất có dạng hình chữ nhật đó là: 24 x 28 = 672  m2

b) Diện tích vườn hoa là: 23 x 27 = 621 (m2)

c) Người ta định dùng những viên gạch chống trượt có dạng hình vuông có cạnh là 50 cm để lát đường đi. Cần dùng bao nhiêu viên gạch như thế? Biết rằng diện tích các mối nối và sự hao hụt không đáng kể

Diện tích phần đường đi là: 672 – 621 = 51 (m2) = 510 000 cm2

Cần dùng số viên gạch để lát đường đi là: 510 000 : 50 = 10.200 ( viên gạch )

d) Chiều dài hàng rào là: ( 23 + 27) x 2 = 100 m

Bài 9

Bạn Thảo muốn cắt miếng bìa màu xanh có diện tích là 28 cm2 như Hình 100. Biết chu vi hình vuông ABCD là 16cm. Tính giúp bạn Thảo độ dài cạnh EG

Toan 6 bai 8 2

Hướng dẫn giải 

– Tính cạnh hình vuông.

– Tính diện tích hình vuông

– Tính diện tích 1 hình thang cân.

– Độ dài cạnh hình thang chưa biết:

a= 2S:h-b, với b là cạnh đã biết.

Gợi ý đáp án:

Diện tích của hình vuông ABCD là: 4 x 4 = 16 ( cm2)

Diện tích phần còn lại của miếng bìa là: 28 – 16 = 12 ( cm2)

Diện tích phần còn lại của miếng bìa là tổng diện tích của 4 hình thang cân. Do vậy, diện tích của hình thang cân chứa cạnh EG là:

12 : 4 = 3 ( cm2)

Độ dài cạnh EG là: 3 x 2 – 4 = 2 (cm)

[ad_2]

Đăng bởi: THPT An Giang

Chuyên mục: Học Tập

Viết một bình luận