Tổng hợp công thức tính toán trong Địa Lý

Photo of author

By THPT An Giang

[ad_1]

Nội dung đang xem: Tổng hợp công thức tính toán trong Địa Lý

Công thức Địa lí là một trong những kiến thức quan trọng, cơ bản mà học sinh ở bất kì cấp học nào cũng cần phải nắm vững. Các công thức tính Địa lí bao gồm 12 công thức quan trọng kèm theo một số dạng bài tập minh họa. Qua 12 công thức Địa lí các bạn có thêm nhiều tư liệu học tập, củng cố kiến thức, biết cách xử lí số liệu khi đề bài yêu cầu tính toán kết quả dữ liệu.

Phần câu hỏi tính toán luôn là một phần khó nhất đối với các em học sinh khi làm bài kiểm tra môn Địa lý, kể cả bài thi THPT Quốc gia. Để làm tốt phần bài tập này, các bạn học sinh cần nắm rõ các công thức Địa lý, ôn luyện và làm bài thường xuyên để có thể củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng giải đề nhanh, đúng nhất. Hi vọng đây sẽ là tài liệu cực kì hữu ích đối với các bạn học sinh. Bên cạnh đó các bạn xem thêm cách tính mật độ dân số, biểu đồ tròn, biểu đồ miền, Cách nhận biết các dạng biểu đồ Địa lý.

Các công thức tính toán trong Địa Lý

Khi làm các bài kiểm tra, bài thi môn Địa lí, các bạn đều gặp phải các bảng số liệu. Tùy vào yêu cầu của bài cũng như số liệu có sẵn để bạn tiến hành xử lí nó. Chính vì vậy chúng tôi tổng hợp lại những công thức thường gặp và thường được sử dụng nhất trong môn Địa lí để các bạn tiện theo dõi. Đây là những công thức giúp các bạn vận dụng để xử lí các bảng số liệu khi bài yêu cầu tính kết quả. Một số công thức Địa lý sau đây:

Yêu cầu Đơn vị Công thức tính

1.Mật độ

Người / km2

Mật độ =Dân số
              diện tích

2.Sản lượng

Tấn hay

Triệu tấn

Sản lượng = diện tích x năng suất

3.Năng suất

Tạ / ha

Tấn/ha

Năng suất = sản lượng
                    diện tích

4.Bình quân

Đất trên người

m2 / người

Bình quân đất = diện tích Đất 
                                 số dân

5.Bình quân

Thu nhập

trên người

USD / người

B/quân thu nhập = Tổng thu nhập
                                     số dân

6.Bình quân

Sản lượng trên người

Kg/ người

B/quân sản lượng = tổng sản lượng 
                                         số dân

7. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên

%

Tỉ lệ gia tăng = Tỉ suất sinh – tỉ suất tử

(đơn vị sinh và tử là ‰ mà TLGTTN là %

vì thế ta đổi từ ‰ ra %

bằng cách lấy cả tử và mẫu chia cho 10)

8. Tính tỉ trọng

%

Cho tổng số (hay cả nước) = 100%

Rồi lấy giá trị từng phần x 100% chia cho tổng số

A% = giá trị của A x 100%

chia cho tổng số

9. Tính tốc độ tăng trưởng

%

Cho năm đầu tiên của bảng số liệu = 100%

% năm sau = giá trị của năm sau x 100%

chia cho giá trị năm đầu .

10.Từ % tính ra giá trị thực

Theo giá trị tính

(tỉ USD hay

triệu tấn ,,,)

Giá trị của A = % của A x giá trị của tổng số

11. Tìm giá trị Xuất nhập khẩu

Tỉ USD hay

triệu đồng

Tổng XNK = Xuất khẩu + Nhập khẩu

Cán cân XNK = Xuất khẩu – Nhập khẩu

Tổng XNK + CCXNK = 2 Xuất khẩu + 0

12. Tính biên độ nhiệt

Độ C

Biên độ nhiệt= Nhiệt độ cao nhất – Nhiệt độ thấp nhất

Một số lưu ý về đơn vị

– Tỷ suất gia tăng dân số tính bằng phần trăm (%) nhưng tỷ suất sinh và tỉ suất tử tính bằng phần nghìn nên phải đổi từ phần nghìn ra phần trăm bằng cách chia kết quả (hiệu tìm được) cho 10.

Đổi đơn vị: 1tấn = 10 tạ = 1.000kg. Nếu đổi tấn ra tạ thì sau khi chia, lấy kết quả chia được nhân với 10, nếu đổi tấn ra kg thì nhân với 1000.

Xem thêm:  Đề cương ôn thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2022 - 2023

1 hải lý = 1852 m

1 tấn = 10 tạ = 1000 kg

1 ha = 10000 m2

1 km2 = 100 ha = 1.000.000 m2

+ Tính mật độ sẽ lấy số nguyên, không có số lẻ.

+ Chỉ nên lấy tối đa 2 số lẻ (trừ khi đề yêu cầu lấy nhiều hơn)

Một số bài tập tính toán trong Địa Lý

Cho bảng số liệu sau:

DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG CÀ PHÊ, HỒ TIÊU NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2010 – 2017

Năm

Cà phê

Hồ tiêu

Diện tích (nghìn ha)

Sản lượng (nghìn tấn)

Diện tích (nghìn ha)

Sản lượng (nghìn tấn)

2010

554,8

1100,5

51,3

105,4

2014

641,2

1408,4

85,6

151,6

2015

643,3

1453,0

101,6

176,8

2017

664,6

1529,7

152,0

241,5

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

a) Nhận xét tình hình sản xuất cà phê, hồ tiêu ở nước ta, giai đoạn 2010 – 2017?

b) Đề xuất các giải pháp nhằm ổn định sản xuất cây công nghiệp tại các vùng chuyên canh. Nêu ý nghĩa chủ yếu của việc đẩy mạnh sản xuất cây đặc sản ở Trung du và miền núi Bắc Bộ?

a) Nhận xét

Nhận xét tình hình sản xuất cà phê, hồ tiêu ở nước ta giai đoạn 2010 – 2017.

– Diện tích, sản lượng, năng suất cà phê, hồ tiêu tăng.

+ Cà phê: diện tích tăng 109,8 nghìn ha; sản lượng tăng 429,2 nghìn tấn.

+ Hồ tiêu: diện tích tăng 100,7 nghìn ha; sản lượng tăng 136,1 nghìn tấn.

– Tốc độ tăng diện tích, sản lượng, năng suất khác nhau:

+ Cà phê: diện tích tăng 119,8%; sản lượng tăng 139,0%.

+ Hồ tiêu: diện tích tăng 296,3%; sản lượng tăng 229,1%.

+ Năng suất: cà phê tăng từ 1983,6 kg/ha (2010) lên 2301,7 kg/ha (2017); hồ tiêu giảm từ 2054,6kg/ha (2010) xuống còn 1588,8 kg/ha (2017).

b) Đề xuất các giải pháp nhằm ổn định sản xuất cây công nghiệp tại các vùng chuyên canh. Nêu ý nghĩa chủ yếu của việc đẩy mạnh sản xuất cây đặc sản ở Trung du và miền núi Bắc Bộ

* Đề xuất các giải pháp nhằm ổn định sản xuất cây công nghiệp tại các vùng chuyên canh

– Quy hoạch chặt chẽ, có cơ sở khoa học các vùng chuyên canh.

– Đa dạng hóa cơ cấu cây công nghiệp.

– Đẩy mạnh tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu.

– Đầu tư phát triển công nghiệp chế biến.

* Ý nghĩa chủ yếu của việc đẩy mạnh sản xuất cây đặc sản ở Trung du và miền núi Bắc Bộ

– Tận dụng tài nguyên, phát triển nông nghiệp hàng hóa.

– Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành, lãnh thổ.

– Khai thác thế mạnh của vùng núi, tạo nhiều việc làm.

– Đa dạng hóa các sản phẩm, nâng cao vị thế của vùng.

Cho bảng số liệu sau:

DIỆN TÍCH CAO SU CỦA CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á VÀ THẾ GIỚI (Đơn vị: Triệu ha)

Năm 1985 1995 2005 2013
Đông Nam Á 3,4 4,9 6,4 9,0
Thế giới 4,2 6,3 9,0 12,0

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

a) Nhận xét sự thay đổi diện tích cao su của các nước Đông Nam Á và thế giới giai đoạn 1985 – 2013?

b) Giải thích.

a) Nhận xét

– Diện tích cây cà phê ở Đông Nam Á và trên thế giới ngày càng tăng (Đông Nam Á tăng thêm 5,6 nghìn ha; thế giới tăng thêm 7,8 nghìn ha).

– Diện tích cây cà phê ở Đông Nam Á tăng chậm hơn thế giới (264,7% so với 285,7%).

– Tỉ trọng cây cà phê ở Đông Nam Á lên tới 75% (2013), còn lại các khu vực khác trên thế giới chỉ chiếm 25% diện tích cây cà phê. Tuy nhiên, so với năm 1985 thì giảm 6%.

b) Giải thích

– Diện tích cây cà phê ngày càng tăng do nhu cầu của thị trường về sản phẩm cây cà phê ngày càng lớn nên nhiều quốc gia mở rộng diện tích, trong đó có khu vực Đông Nam Á.

– Các nước Đông Nam Á có nhiều điều kiện về tự nhiên (đất badan, khí hậu nhiệt đới nóng ẩm,…) và dân cư, xã hội thuận lợi để đẩy mạnh phát triển cây cà phê.

Xem thêm:  Địa lí 12 Bài 19: Thực hành: Vẽ biểu đồ và phân tích sự phân hóa về thu nhập bình quân theo đầu người giữa các vùng

– Tỉ trọng diện tích cây cà phê ở khu vực Đông Nam Á giảm là do một số khu vực khác trên thế giới đẩy mạnh mở rộng diện tích như Bra-xin, Ấn Độ, châu Phi,…

Cho bảng số liệu sau:

SẢN LƯỢNG LÚA CỦA NƯỚC TA, NĂM 2005 VÀ NĂM 2016 (Đơn vị: Nghìn tấn)

Năm

Tổng số

Lúa đông xuân

Lúa hè thu và thu đông

Lúa mùa

2005

35832,9

17331,6

10436,2

8065,1

2016

43609,5

19404,4

15010,1

9195,0

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

a) Nhận xét tình hình sản xuất lúa ở nước ta, năm 2005 và năm 2016?

b) Giải thích.

a) Nhận xét

– Sản lượng lúa nước ta có xu hướng tăng lên và tăng thêm 7776,6 nghìn tấn. Trong đó, lúa đông xuân tăng thêm 2072,8 nghìn tấn; lúa hè thu và thu đông tăng 4573,9 nghìn tấn và lúa mùa tăng thêm 1129,9 nghìn tấn.

– Tỉ trọng sản lượng lúa phân theo mùa vụ có sự thay đổi:

+ Lúa đông xuân luôn chiếm tỉ trọng cao nhất (44,5%) nhưng có xu hướng giảm (giảm 3,9%).

+ Lúa hè thu và thu đông có xu hướng tăng nhanh và tăng thêm 5,3%.

+ Lúa mùa luôn chiếm tỉ trọng nhỏ nhất và có xu hướng giảm (giảm 1,4%).

Năm Tổng số Lúa đông xuân Lúa hè thu và thu đông Lúa mùa
2005 100,0 48,4 29,1 22,5
2016 100,0 44,5 34,4 21,1

b) Giải thích

– Sản lượng lương thực tăng lên là do việc đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ, cơ giới hóa và thủy lợi hóa trong sản xuất lúa. Đồng thời, đẩy mạnh việc mở rộng diện tích trồng lúa trên cả nước.

– Tỉ trọng lúa hè thu và thu đông tăng lên là do việc đẩy mạnh tăng vụ, đưa nhiều giống cây lúa có năng suất, chất lượng vào trong sản xuất,…

Cho bảng số liệu sau:

SẢN LƯỢNG THỦY SẢN NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2005 – 2015 (Đơn vị: Nghìn tấn)

Năm Tổng số Chia ra
Khai thác Nuôi trồng
2005 3466,8 1987,9 1478,9
2010 5142,7 2414,4 2728,3
2013 6019,7 2803,8 3215,9
2015 6549,7 3036,4 3513,3

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

a) Nhận xét tỉ trọng sản lượng thủy sản ở nước ta trong giai đoạn 2005 – 2015?

b) Giải thích sự thay đổi tỉ trọng sản lượng thủy sản ở nước ta trong giai đoạn 2005 – 2015?

a) Nhận xét

– Xử lí số liệu:

+ Công thức: Sản lượng thủy sản thành phần = Sản lượng thủy sản thành phần / tổng số x 100%.

+ Áp dụng công thức, ta tính được bảng số liệu sau đây:

SẢN LƯỢNG THỦY SẢN NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2005 – 2015 (Đơn vị: %)

Năm Tổng số Chia ra
Khai thác Nuôi trồng
2005 100,0 57,3 42,7
2010 100,0 46,9 53,1
2013 100,0 46,6 53,4
2015 100,0 46,4 53,6

– Sản lượng thủy sản ở nước ta ngày càng tăng và tăng thêm 3082,9 nghìn tấn. Trong đó, thủy sản khai thác tăng thêm 1048,5 nghìn tấn; thủy sản nuôi trồng tăng thêm 2034,4 nghìn tấn.

– Sản lượng thủy sản khai thác tăng chậm hơn thủy sản nuôi trồng (152,7% so với 237,6%).

– Tỉ trọng sản lượng thủy sản khai thác và nuôi trồng có sự thay đổi:

+ Nuôi trồng chiếm tỉ trọng lớn hơn khai thác (53,6% so với 46,4%).

+ Thủy sản khai thác có tỉ trọng giảm liên tục và giảm 10,9%.

+ Thủy sản nuôi trồng có tỉ trọng tăng liên tục và tăng 10,9%.

b) Giải thích

– Thủy sản nước ta tăng liên tục qua các năm là do các sản phẩm của ngành thủy sản ngày càng được ưu chuộng không chỉ trong nước mà còn đẩy mạnh xuất khẩu. Thủy sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực ở nước ta hiện nay.

– Thủy sản nuôi trồng tăng nhanh hơn khai thác là do hạn chế được các rủi ro của thị trường, thời tiết và có nhiều điều kiện để nuôi trồng thủy, hải sản (nước mặt, kênh rạch, ao, hồ, cửa sông, biển,…). Trong khi đó, thủy sản khai thác gần bờ ngày càng suy giảm; khai thác xa bờ còn nhiều hạn chế về cơ sở hạ tầng tàu thuyền, thời tiết (bão), đội ngũ đánh bắt,…

– Thủy sản nuôi trồng tăng nhanh kéo theo tỉ trọng tăng nhanh, dần dần chiếm cao hơn thủy sản đánh bắt.

Xem thêm:  1090 câu hỏi trắc nghiệm Địa lý lớp 12

Cho bảng số liệu sau:

SỐ DÂN THÀNH THỊ VÀ TỈ LỆ DÂN THÀNH THỊ Ở NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 1995 – 2018

Năm

1995

2000

2010

2014

2018

Số dân thành thị (triệu người)

14,9

18,8

26,5

30,0

32,6

Tỉ lệ dân thành thị (%)

20,8

24,2

30,1

33,1

34,2

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

a) Nhận xét dân số thành thị và tỉ lệ dân thành thị ở nước ta, giai đoạn 1995 – 2018?

b) Giải thích tại sao dân thành thị nước ta những năm gần đây tăng nhanh?

a) Nhận xét

– Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị ở nước ta có xu hướng tăng liên tục qua các năm.

– Dân số thành thị tăng thêm 17,7 triệu người với tốc độ tăng 218,7%.

– Tỉ lệ dân thành thị tăng thêm 13,4% với tốc độ trung bình 0,6%/năm.

b) Giải thích

Dân thành thị nước ta những năm gần đây tăng nhanh là do nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa và một lượng lớn lao động từ các vùng nông thôn xuống các đô thị tìm kiếm việc làm, đặc biệt là các đô thị lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Thủ Dầu Một,.

Bài tập 6

Tính mật độ dân số năm 2001 của các nước trong bảng dưới đây và nêu nhận xét.

Tên nước Diện tích Dân số (Triệu người)
Việt Nam 329314 78.7
Trung Quốc 9597000 1273,3
In-đô-nê-xi-a 1919000 206,1

Trả lời

– Mật độ dân số là số người trên đơn vị diện tích (có thể gồm hay không gồm các vùng canh tác hay các vùng có tiềm năng sản xuất). Thông thường nó có thể được tính cho một vùng, một thành phố, quốc gia, một đơn vị lãnh thổ hay toàn bộ thế giới.

Đơn vị: Người/Km2

– Tính mật độ năm 2001 của các nước:

+ Việt Nam: 78.700.000 người / 329.314 km2 = 239 người/km2

+ Trung Quốc: 1.273.300.000 người / 9.597.000 = 133 người/km2

+ In-đô-nê-xi-a: 206.100.000 người / 1.919.000 = 107 người/km2

Nhận xét: Việt Nam có diện tích và dân số ít hơn Trung Quốc và In-đô-nê-xi-a nhưng lại có mật độ dân số cao hơn. Nguyên nhân là do diện tích Việt Nam hẹp, nhỏ hơn 2 nước và người đông.

Bài tập 7

Cho bảng số liệu:

Số dân, diện tích gieo trồng, sản lượng và bình quân lương thực có hạt theo đầu người của Đồng bằng sông Hồng và cả nước năm 1995 và năm 2005.

Các chỉ số

Đồng bằng sông Hồng

Cả nước

1995

2005

1995

2005

Số dân (nghìn người)

16137

18028

71996

83106

Diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt (nghìn ha)

1117

1221

7322

8383

Sản lượng lương thực có hạt (nghìn tấn)

5340

6518

26141

39622

Bình quân lương thực có hạt (kg/người)

331

362

363

477

Tính tỉ trọng của Đồng bằng sông Hồng so với cả nước theo các chỉ số và nhận xét.

Trả lời 

a. Tỉ trọng của Đồng bằng sông Hồng so với cả nước

tong hop cong thuc tinh toan trong dia ly

Các chỉ số 1995 2005
Dân số 22,4 21,7
Diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt 15,3 14,6
Sản lượng lương thực có hạt 20,4 16,5
Bình quân lương thực có hạt/người 91,2 75,9

b. Nhận xét

– Tỉ trọng các chỉ số của đồng bằng sông Hồng đều có xu hướng giảm qua các năm trong giao đoạn 1995 – 2005

– Có tỉ trọng giảm mạnh nhất là bình quân lương thực có hạt /người và sản lượng lương thực có hạt.

– Tỉ trọng dân số, diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt giảm nhẹ qua các năm.

Trên đây là toàn bộ các công thức Địa lý đầy đủ liên quan đến tính toán môn Địa. Qua đó giúp các bạn vận dụng để xử lí các bảng số liệu khi bài yêu cầu tính kết quả. Chính vì thế, bạn nào chưa nắm rõ thì đây quả là một bài viết có ích cho các bạn đúng không nào. Chúc các bạn ôn tập và đạt được kết quả cao trong các bài kiểm tra, bài thi sắp tới.

[ad_2]

Đăng bởi: THPT An Giang

Chuyên mục: Học Tập

Viết một bình luận