Phân tích bốn câu thơ sau: “Thu ăn măng trúc, đông ăn giá. Xuân

Photo of author

By THPT An Giang

Chào mừng bạn đến với blog chia sẻ Trường THPT An Giang trong bài viết về ” Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao “. Chúng tôi sẽ cung cấp và chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức dành cho bạn.

“Nhàn” là một tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Bỉnh Khiêm, qua bài thơ ta có thể thấy “nhàn” của của Nguyễn Bỉnh Khiêm chính là tự tìm thấy cho mình một sự an nhàn, thanh thản trong tâm hồn, rời xa những vật chất, những vinh hoa phú quý phù phiếm, giữ cho mình một cốt cách thanh cao, không để những dục vọng xấu xa làm vấy bẩn lương tâm, làm vẩn đục tâm hồn.

Dàn ý Phân tích bốn câu thơ sau: “Thu ăn măng trúc, đông ăn giá/ Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao./ Rượu đến gốc cây, ta sẽ nhắp./Nhìn xem phú quí, tựa chiêm bao”

I. Mở bài

* Tác giả

– Quê quán: Vĩnh Bảo, Hải Phòng.

– Sinh trưởng trong một gia đình danh gia vọng tộc, cha mẹ đều là người học cao.

– Nguyễn Bỉnh Khiêm là một trong những nhân vật có tầm ảnh hưởng tới lịch sử, văn hoa thế kỉ XXI.

* Tác phẩm: thể hiện vẻ đẹp tâm hồn nhân cách đồng thời ca ngợi phẩm chất, cốt cách thanh cao của người thi nhân.

II. Thân bài

* Qua 4 câu thơ cuối đã khẳng định rõ quan điểm “nhàn” của ông.

– 2 câu luận: cuộc sống, vui vẻ, an nhàn, hòa hợp với thiên nhiên sau khi rời xa chốn quan trường.

Xem thêm:  Toán lớp 5 trang 99 Luyện tập

– 2 câu kết: ca ngợi vẻ đẹp nhân cách, khẳng định cái tồn tại vĩnh hằng là cốt cách con người chứ không phải vinh hoa phú quý.

* Giá trị nghệ thuật.

* Lồng ghép ý kiến, nhận định.

III. Kết bài

Cảm nhận của bản thân sau khi học xong tác phẩm.

Phân tích bốn câu thơ sau: “Thu ăn măng trúc, đông ăn giá. Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao. Rượu đến gốc cây, ta sẽ nhắp. Nhìn xem phú quí, tựa chiêm bao”

Trong văn học trung đại, có rất nhiều các nhà thơ tài hoa, uyên bác có đóng góp to lớn vào nền văn chương nước nhà. Tiêu biểu trong đó, không thể không đến Nguyễn Bỉnh Khiêm- một thi sĩ đương thời. “Nhàn” là một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông, bài thơ thể hiện những quan điểm, triết lí sống thanh cao của người thi nhân xong xã hội xô bồ này.

Nguyễn Bỉnh Khiêm là người tài hoa, học vấn uyên bác, ông đã từng làm quan trong triều, nhưng để cốt cách không vị vấy bẩn bởi chốn quan trường nên ông đã cáo quan về ở ẩn. “Nhàn” được sáng tác khi tác giả đã trở về quê ở ẩn. Chữ “nhàn” ở nhan đề bài thơ không hề tầm thường, nó đã thế hiện rõ ràng một thái động và triết lí sống của tác giả. Bài thơ được viết theo thể thất ngôn bát cú đường luật, diễn tả cuộc sống an nhàn, thảnh thơi khi tránh xa hư vinh, phú quý:

Xem thêm:  Tổng hợp 999 lời chúc mừng sinh nhật ý nghĩa và hay nhất

“Thu ăn măng trúc, đông ăn giá

Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao

Rượu đến gốc cây, ta sẽ nhắp

Nhìn xem phú quý, tựa chiêm bao”

Đến với hai câu luận người đọc sẽ được thấy, lối sống bình dị mà thanh cao, khi xa rời vòng danh lợi của bậc hiền triết:

“Thu ăn măng trúc đông ăn giá

Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao”

Chỉ với một cặp câu, đã lột tả được cuộc sống sinh hoạt của Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng rất mộc mạc, giản dị như những người nông nhân khác. “măng, tre, trúc, giá” đều là những món đồ ăn dân dã rất dễ để tìm thấy. Thu đến ta ăn măng trúc, đông về ta lại ăn giá, mùa nào thức nấy chứ chẳng cầu kì khó kiếm. Đặc biệt với câu thơ: “xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao” đã gợi lên một hình ảnh, lối sống sinh hoạt dân dã quen thuộc nơi làng quê. Một cuộc sống nhàn nhã, thanh đạm, ấy mang lại thú vui an nhàn, thảnh thơi, đó cũng là một cuộc sống được nhiều người mơ ước mà chẳng mấy ai có được.

Hai câu kết dường như là sự đúc kết tinh thần và cốt cách của tác giả sau cuộc sống sinh hoạt đời thường mà nhàn nhã, thanh cao:

“Rượu đến cội cây ta sẽ uống

Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao”

Nguyễn Bỉnh Khiêm đang sống trong một thời đại mà chế độ phong kiến bắt đầu suy giảm, khủng hoảng, mọi nền tảng đạo đức đã bị biến dạng, những phần tử gian xảo đua nhau tranh lợi, một thời đại mà tiền bạc, hư vinh lên ngôi. Hình ảnh “Cội cây”- một điển tích Thuần Vu Phần, ý muốn nói rằng công danh, tiền bạc chỉ là phù du. Phú quý đến với ta chỉ như một giấc mơ, có rồi sẽ lại mất. Và “nhàn” ở đây chính là tìm thấy cho mình một sự an nhàn, thanh thản trong tâm hồn, rời xa những vật chất, những vinh hoa phú quý phù phiếm, giữ cho mình một cốt cách thanh cao trong thời loạn, không để những dục vọng xấu xa làm vấy bẩn lương tâm, làm vẩn đục tâm hồn.

Xem thêm:  Top 11 mẫu phân tích Tràng Giang hay nhất

Bằng việc sử dụng các biện pháp liệt kê, hình ảnh giản dị đời thường đã tạo nên sự kết hợp hài hòa giữa triết lí và trữ tình, qua đó càng làm ngời sáng nên vẻ đẹp tâm hồn nhân cách của người thi sĩ Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Trên đây là Dàn ý và bài văn mẫu về Phân tích bốn câu thơ sau: “Thu ăn măng trúc, đông ăn giá. Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao. Rượu đến gốc cây, ta sẽ nhắp. Nhìn xem phú quí, tựa chiêm bao” do Topbee biên soạn. Rất mong bài viết trên sẽ giúp ích cho quá trình học tập của các em, chúc các em đạt điểm cao bộ môn Ngữ Văn!