Địa lí 6 Bài 1: Hệ thống kinh vĩ tuyến. Tọa độ địa lí của một địa điểm trên bản đồ

Photo of author

By THPT An Giang

[ad_1]

Nội dung đang xem: Địa lí 6 Bài 1: Hệ thống kinh vĩ tuyến. Tọa độ địa lí của một địa điểm trên bản đồ

Giải bài tập Địa lý 6 Bài 1 Hệ thống kinh vĩ tuyến – Tọa độ địa lí của một địa điểm trên bản đồ sách Cánh diều là tài liệu vô cùng hữu ích giúp các em học sinh lớp 6 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để giải các bài tập phần nội dung bài học và câu hỏi phần luyện tập vận dụng được nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Giải Địa lý 6 trang 103 sách Cánh diều giúp các em hiểu được  thế nào là kinh tuyến, vĩ tuyến. Soạn Địa lí 6 bài 1 được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài, đồng thời là tư liệu hữu ích giúp giáo viên thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh học tập. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bài soạn: Hệ thống kinh vĩ tuyến – Tọa độ địa lí của một địa điểm trên bản đồ, mời các bạn cùng tải tại đây.

Lý thuyết Địa lí 6 bài 1

1. Kinh tuyến và vĩ tuyến

Xem thêm:  Địa lí 6 Bài 21: Biển và đại dương

– Quả Địa Cầu là mô hình thu nhỏ của Trái Đất.

– Kinh tuyến là những đường nối liền 2 điểm cực Bắc và cực Nam trên quả Địa Cầu.

– Vĩ tuyến là những vòng tròn trên quả Địa Cầu vuông góc với các kinh tuyến. Các vĩ tuyến song song với nhau.

– Kinh tuyến gốc: Kinh tuyến được đánh số 0°, đi qua đài thiên văn Grin-uýt ở ngoại ô thủ đô Luân Đôn (Anh).

– Vĩ tuyến gốc (0°): là Xích đạo.

– Xích đạo chia quả Địa Cầu thành bán cầu Bắc và bán cầu Nam.

– Kinh tuyến gốc và kinh tuyến 180° chia Trái Đất thành bán cầu Tây và bán cầu Đông.

2. Tọa độ địa lí của một điểm trên bản đồ

– Vĩ trí của một điểm trên bản đồ (hoặc Địa Cầu) được xác định tại điểm cắt nhau của đường vĩ tuyến và đường kinh tuyến đi qua điểm đó.

– Kinh độ của một điểm là khoảng cách tính bằng độ từ kinh tuyến gốc đến kinh tuyến đi qua điểm đó.

– Vĩ độ của một điểm là khoảng cách tính bằng độ từ Xích đạo đến vĩ tuyến đi qua điểm đó.

Phần mở đầu

Hằng ngày, chúng ta đều cần nhớ sẽ đi những đâu, đến các địa điểm nào trong không gian sống quen thuộc của mình. Chúng ta cũng thường thông tin cho người thân, bạn bè về địa điểm nào đó. Những làm thế nào để xác định được vị trí của một địa điểm trên bản đồ? Làm thế nào để vẽ bản đồ một cách chính xác?

Xem thêm:  Địa lí 6 Bài 16: Thủy quyển. Vòng tuần hoàn nước. Nước ngầm, băng hà

Phần nội dung bài học

Kinh tuyến và vĩ tuyến

Câu hỏi: Quan sát hình 1.2, hãy xác định: Các đường kinh tuyến, kinh tuyến gốc; các đường vĩ tuyến, vĩ tuyến gốc; bán cầu Bắc, bán cầu Nam.

dia li 6 bai 1 he thong kinh vi tuyen toa do dia li cua mot dia diem tren ban do

Gợi ý trả lời

  • Kinh tuyến là các đường nối liền từ cực bắc đến cực nam.
  • Kinh tuyến gốc là đường kinh tuyến 0 độ đi qua thủ đô Luân Đôn nước Anh.
  • Vĩ tuyến là những vòng tròn trên quả địa cầu vuông góc với các kinh tuyến.
  • Vĩ tuyến gốc 0 độ là đường vĩ tuyến lớn nhất, được gọi là xích đạo.
  • Bán cầu Bắc là nửa cầu nằm phía trên ( nửa trên đường xích đạo).
  • Bán cầu Nam là nửa cầu nằm phía dưới (nửa dưới đường xích đạo).

Tọa độ địa lí của một điểm trên bản đồ

dia li 6 bai 1 he thong kinh vi tuyen toa do dia li cua mot dia diem tren ban do 1

Câu hỏi: Hãy viết tọa độ địa lí của điểm B, C trong hình 1.3 và điểm H, K trong hình 1.4

Gợi ý trả lời

Trong hình 1.3, tọa độ địa lí của:

  • Điểm B: (20 oB , 110 oĐ)
  • Điểm C: (10 oN , 10 oT)

Trong hình 1.4, tọa độ địa lí của:

  • Điểm H là: (60 oB , 40 oĐ)
  • Điểm K là: (40 oB , 20 oĐ)

Phần luyện tập và vận dụng

Câu 1

Quan sát hình 1.2, hãy cho biết:

  • Vĩ tuyến nào là dài nhất. Vĩ tuyến nào là ngắn nhất
  • Độ dài của kinh tuyến gốc so với các kinh tuyến khác như thế nào?

Gợi ý đáp án

Quan sát hình 2.1 ta thấy:

  • Vĩ tuyến dài nhất là vĩ tuyến gốc (hay được gọi là đường xích đạo)
  • Hai vĩ tuyến ngắn nhất là hai vĩ tuyến gần với cực Bắc và cực Nam.
  • Độ dài của kinh tuyến gốc bằng độ dài của các kinh tuyến khác.
Xem thêm:  Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 6 sách Cánh diều

Câu 2

Quan sát hình 1.3, hãy xác định và ghi lại tọa độ địa lí của các điểm D, E.

Gợi ý đáp án

Tọa độ địa lí của

  • Điểm D là: (40 oB , 60 oĐ )
  • Điểm E là: (20 oN , 30 oĐ )

Câu 3

Sử dụng quả địa cầu, hãy xác định tọa độ địa lí của thủ đô và ghi lại tọa độ đã xác định được.

Gợi ý đáp án

Xác định tọa độ địa lí của một số thủ đô

VD: Thủ đô của Việt Nam có tọa độ: Hà Nội (20oB, 105oĐ).

[ad_2]

Đăng bởi: THPT An Giang

Chuyên mục: Học Tập

Viết một bình luận