Giải Toán 9 Bài 1: Một số hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông

Photo of author

By THPT An Giang

[ad_1]

Nội dung đang xem: Giải Toán 9 Bài 1: Một số hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông

Giải Toán 9 bài 1: Một số hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông giúp các em học sinh lớp 9 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để giải các câu hỏi phần bài tập và luyện tập trang 68, 69, 70 được nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Giải bài tập Toán 9 trang 68, 69, 70 giúp các em hiểu được hệ thức giữa cạnh góc vuông và hình chiếu của nó trên cạnh huyền. Giải Toán 9 bài 1 được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài, đồng thời là tư liệu hữu ích giúp giáo viên thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh học tập. Vậy sau đây là nội dung chi tiết Giải Toán 9 Một số hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông, mời các bạn cùng tải tại đây.

Giải bài tập toán 9 trang 68, 69, 70 tập 1

Bài 1 (trang 68 SGK Toán 9 Tập 1)

Hãy tính x và y trong mỗi hình sau: (h.4a, b)

Xem thêm:  Giải Toán 9 Bài 8: Rút gọn biểu thức chứa căn thức bậc hai

giai toan 9 bai 1 mot so he thuc ve canh va duong cao trong tam giac vuong

Gợi ý đáp án 

a) Đặt tên các đỉnh của tam giác như hình dưới:

Áp dụng định lí Pytago vào Delta{ABC} vuông tại A, ta có:

BC=sqrt{AB^2+AC^2}=sqrt{6^2+8^2}=10

Áp dụng hệ thức lượng vào Delta{ABC} vuông tại A, đường cao AH, ta có:

AB^2=BC.BHRightarrow BH=dfrac{AB^2}{BC}=dfrac{6^2}{10}=3,6

Lại có HC=BC-BH=10-3,6=6,4

Vậy x =BH= 3,6; y=HC = 6,4.

b) Đặt tên các đỉnh của tam giác như hình dưới

Áp dụng hệ thức lượng vào Delta{ABC} vuông tại A, đường cao AH, ta có:

AB^2=BH.BC Leftrightarrow 12^2=20.x Rightarrow x=dfrac{12^2}{20}=7,2

Lại có: HC=BC-BH=20-7,2=12,8

Vậy x=BH = 7,2; y=HC = 12,8.

Bài 2 (trang 68 SGK Toán 9 Tập 1)

Hãy tính x và y trong mỗi hình sau: (h.5)

giai toan 9 bai 1 mot so he thuc ve canh va duong cao trong tam giac vuong 1

Gợi ý đáp án 

Ta có: BC=BH + HC=1+4=5.

Xét Delta{ABC} vuông tại A, đường cao AH, áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông, ta có:

AB^2=BH.BC Leftrightarrow x^2=1.5 (với x > 0)

Leftrightarrow x^2=5

Leftrightarrow x=sqrt 5.

AC^2=CH.BC Leftrightarrow y^2=4.5 (với y> 0)

Leftrightarrow y^2=20

Leftrightarrow y=sqrt{20}

Leftrightarrow y=2sqrt{5}.

Vậy x= sqrt 5, y=2sqrt 5.

Bài 3 (trang 69 SGK Toán 9 Tập 1)

Hãy tính x và y trong mỗi hình sau: (h.6)

giai toan 9 bai 1 mot so he thuc ve canh va duong cao trong tam giac vuong 2

Gợi ý đáp án 

Xét Delta{ABC} vuông tại A. Theo định lí Pytago, ta có:

BC^2=AB^2+AC^2

Leftrightarrow y^2=5^2+7^2

Leftrightarrow y^2=25+49

Leftrightarrow y^2=74

Leftrightarrow y=sqrt{74}

Áp dụng hệ thức liên quan đến đường cao trong tam giác vuông, ta có:

dfrac{1}{AH^2}=dfrac{1}{AB^2}+dfrac{1}{AC^2}

Leftrightarrow dfrac{1}{x^2}=dfrac{1}{5^2}+dfrac{1}{7^2}

Leftrightarrow dfrac{1}{x^2}=dfrac{1}{25}+dfrac{1}{49}

Leftrightarrow dfrac{1}{x^2}=dfrac{49}{25.49}+dfrac{25}{25.49}

Leftrightarrow dfrac{1}{x^2}=dfrac{49+25}{25.49}

Leftrightarrow dfrac{1}{x^2}=dfrac{74}{1225}

Leftrightarrow x=sqrt{dfrac{1225}{74}}

Leftrightarrow x=dfrac{35sqrt{74}}{74}

Vậy  x=dfrac{35sqrt{74}}{74}, , y=sqrt {74}

Bài 4 (trang 69 SGK Toán 9 Tập 1)

Hãy tính x và y trong mỗi hình sau: (h.7)

giai toan 9 bai 1 mot so he thuc ve canh va duong cao trong tam giac vuong 3

Gợi ý đáp án 

Theo định lí 2 ta có:

22 = 1.x => x = 4

Theo định lí 1 ta có:

y2 = x(1 + x) = 4(1 + 4) = 20

=> y = √20 = 2√5

Giải bài tập toán 9 trang 69, 70 tập 1: Luyện tập

Bài 5 (trang 69 SGK Toán 9 Tập 1)

Trong tam giác vuông với các cạnh góc vuông có độ dài 3 và 4, kẻ đường cao ứng với cạnh huyền. Hãy tính đường cao này và độ dài các đoạn thẳng mà nó định ra trên cạnh huyền.

giai toan 9 bai 1 mot so he thuc ve canh va duong cao trong tam giac vuong 4

Gợi ý đáp án 

Xét Delta{ABC} vuông tại A, đường cao AH có AB=3, AC=4. Ta cần tính AH, BH và CH.

Áp dụng định lí Pytago cho Delta{ABC} vuông tại A, ta có:

BC^2=AB^2+AC^2

Leftrightarrow BC^2= 3^2+4^2

Leftrightarrow BC^2=9+16=25

Leftrightarrow BC=sqrt{25}= 5.

Xét Delta{ABC} vuông tại A, đường cao AH. Áp dụng các hệ thức lượng trong tam giác vuông, ta được:

Xem thêm:  Bộ đề thi học kì 1 lớp 9 năm 2022 - 2023

*AH.BC=AB.AC Leftrightarrow AH.5=3.4

Leftrightarrow AH=dfrac{3.4}{5}=2,4

* AB^2=BH.BC Leftrightarrow 3^2=BH.5

Leftrightarrow 9=BH.5

Leftrightarrow BH=dfrac{9}{5}=1,8

* AC^2=CH.BC Leftrightarrow 4^2=CH.5

Leftrightarrow 16=CH.5

Leftrightarrow CH=dfrac{16}{5}=3,2

Bài 6 (trang 69 SGK Toán 9 Tập 1)

Đường cao của một tam giác vuông chia cạnh huyền thành hai đoạn thẳng có độ dài là 1 và 2. Hãy tính các cạnh góc vuông của tam giác này.

Gợi ý đáp án 

ΔABC vuông tại A và đường cao AH như trên hình.

giai toan 9 bai 1 mot so he thuc ve canh va duong cao trong tam giac vuong 5

BC = BH + HC = 1 + 2 = 3

Theo định lí 1: AB2 = BH.BC = 1.3 = 3

=> AB = √3

Theo định lí 1: AC2 = HC.BC = 2.3 = 6

=> AC = √6

Vậy độ dài các cạnh góc vuông của tam giác lần lượt là √3 và √6.

Bài 7 (trang 69 SGK Toán 9 Tập 1)

Người ta đưa ra hai cách vẽ đoạn trung bình nhân x của hai đoạn thẳng a, b (tức là x2 = ab) như trong hai hình sau:

giai toan 9 bai 1 mot so he thuc ve canh va duong cao trong tam giac vuong 6

Gợi ý đáp án 

Theo cách dựng, ΔABC có đường trung tuyến AO bằng một nửa cạnh BC, do đó ΔABC vuông tại A.

giai toan 9 bai 1 mot so he thuc ve canh va duong cao trong tam giac vuong 7

Vì vậy AH2 = BH.CH hay x2 = ab

Đây chính là hệ thức (2) hay cách vẽ trên là đúng.

Bài 8 (trang 70 SGK Toán 9 Tập 1)

Tìm x và y trong mỗi hình sau:

giai toan 9 bai 1 mot so he thuc ve canh va duong cao trong tam giac vuong 8

Gợi ý đáp án 

Đặt tên các điểm như hình vẽ:

Xét Delta{ABC} vuông tại A, đường cao AH. Áp dụng hệ thức h^2=b'.c', ta được:

AH^2=BH.CH

Leftrightarrow x^2=4.9=36

Leftrightarrow x=sqrt{36}=6

Vậy x=6

b) Đặt tên các điểm như hình vẽ

Xét Delta{DEF} vuông tại D, đường cao DH. Áp dụng hệ thức dfrac{1}{h^2}=dfrac{1}{b^2}+dfrac{1}{c^2}, ta được:

dfrac{1}{DH^2}=dfrac{1}{DE^2}+dfrac{1}{DF^2} Leftrightarrow dfrac{1}{2^2}=dfrac{1}{y^2}+dfrac{1}{y^2}

Leftrightarrow dfrac{1}{4}=dfrac{2}{y^2}

Leftrightarrow y^2=4.2=8

Leftrightarrow y=sqrt 8=2sqrt 2.

Xét Delta{DHF} vuông tại H. Áp dụng định lí Pytago, ta có:

DF^2=DH^2+HF^2 Leftrightarrow (2sqrt 2)^2=2^2+x^2

Leftrightarrow 8=4+x^2

Leftrightarrow x^2=4

Leftrightarrow x=sqrt 4=2

Vậy x= 2, y=2sqrt 2.

c) Đặt tên các điểm như hình vẽ:

Xét Delta{MNP} vuông tại P, đường cao PH. Áp dụng hệ thức h^2=b'.c‘, ta được:

PH^2=HM.HN Leftrightarrow 12^2=16.x

Leftrightarrow 144=16.x

Leftrightarrow x=dfrac{144}{16}=9

Xét Delta{PHN}vuông tại H. Áp dụng định lí Pytago, ta có:

PN^2=PH^2+HN^2 Leftrightarrow y^2=12^2+9^2

Leftrightarrow y^2=144+81=225

Leftrightarrow y= sqrt{225}=15

Vậy x=9, y=15.

Bài 9 (trang 70 SGK Toán 9 Tập 1)

Cho hình vuông ABCD. Gọi I là một điểm nằm giữa A và B. Tia DI và tia CB cắt nhau ở K. Kẻ đường thẳng qua D, vuông góc với DI. Đường thẳng này cắt đường thẳng BC tại L. Chứng minh rằng:

a) Tam giác DIL là một tam giác cân

b) Tổng dfrac{1}{DI^{2}}+dfrac{1}{DK^{2}}

Xem thêm:  40 đề luyện thi học sinh giỏi Toán 9

Gợi ý đáp án

giai toan 9 bai 1 mot so he thuc ve canh va duong cao trong tam giac vuong 9

a) Xét Delta ADI và Delta CDL có:

widehat{A}=widehat{C}= 90^{circ}

AD=CD (hai cạnh hình vuông)

widehat{D_{1}}=widehat{D_{2}} (cùng phụ với widehat{CDI})

Do đó Delta ADI=Delta CDL (g.c.g)

Suy ra DI=DL.

Vậy Delta DIL cân (đpcm).

b) Xét Delta{DLK} vuông tại D, đường cao DC.

Áp dụng hệ thức dfrac{1}{h^{2}}=dfrac{1}{b^{2}}+dfrac{1}{c^{2}}, ta có:

dfrac{1}{DC^{2}}=dfrac{1}{DL^{2}}+dfrac{1}{DK^{2}} (mà DL=DI)

Suy ra dfrac{1}{DC^{2}}=dfrac{1}{DI^{2}}+dfrac{1}{DK^{2}}

Do DC không đổi nên dfrac{1}{DI^{2}}+dfrac{1}{DK^{2}}là không đổi.

Nhận xét: Câu a) chỉ là gợi ý để làm câu b). Điều phải chứng minh ở câu b) rất gần với hệ thức dfrac{1}{h^{2}}=dfrac{1}{b^{2}}+dfrac{1}{c^{2}}

Nếu đề bài không cho vẽ DLperp DK thì ta vẫn phải vẽ đường phụ DLperp DK để có thể vận dụng hệ thức trên.

Lý thuyết Một số hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông

I. Hệ thức giữa cạnh góc vuông và hình chiếu của nó trên cạnh huyền

* Phát biểu: Trong tam giác vuông, bình phương mỗi cạnh góc vuông bằng tích của cạnh huyền và hình chiếu của cạnh góc vuông đó trên cạnh huyền.

* Bài toán: Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH. Chứng minh rằng A{B^2} = BH.BCA{C^2} = CH.CB

giai toan 9 bai 1 mot so he thuc ve canh va duong cao trong tam giac vuong

Chứng minh:

+ Xét Delta ABHDelta CBA có:

widehat {ABC}chung

widehat {AHB} = widehat {BAC}left( { = {{90}^0}} right)

Suy ra Delta ABHsimDelta CBA (g.g) Rightarrow frac{{AB}}{{BC}} = frac{{BH}}{{AB}} (cặp cạnh tương ứng tỉ lệ)

Rightarrow A{B^2} = BH.BC(đpcm)

II. Một số hệ thức liên quan tới đường cao

1. Định lí 1

* Phát biểu: Trong một tam giác vuông, bình phương đường cao ứng với cạnh huyền bằng tích hai hình chiếu của hai cạnh góc vuông trên cạnh huyền.

* Bài toán: Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH. Chứng minh rằng :A{H^2} = BH.CH

Chứng minh:

giai toan 9 bai 1 mot so he thuc ve canh va duong cao trong tam giac vuong 1

+ Xét Delta ABHDelta CBA có:

widehat {ABC}chung

widehat {AHB} = widehat {BAC}left( { = {{90}^0}} right)

Suy ra Delta ABHsimDelta CBA (g.g) Rightarrow widehat {BAH} = widehat {BCA} (cặp góc tương ứng tỉ lệ)

+ Xét Delta AHCDelta BHA có:

widehat {BAH} = widehat {BCA}(cmt)

widehat {AHB} = widehat {AHC}left( { = {{90}^0}} right)

Suy ra Delta AHCsimDelta BHA(g.g) Rightarrow frac{{AH}}{{BH}} = frac{{HC}}{{HA}} (cặp cạnh tương ứng tỉ lệ)

(đpcm)

Rightarrow A{H^2} = BH.CH

2. Định lý 2

* Phát biểu: Trong một tam giác vuông, tích hai cạnh góc vuông bằng tích của cạnh huyền và đường cao tương ứng.

* Bài toán: Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH. Chứng minh rằng AB.AC = AH.BC

Chứng minh:

+ Xét tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH có:

{S_{Delta ABC}} = frac{1}{2}.AB.AC = frac{1}{2}.AH.BC Rightarrow AB.AC = AH.BC(đpcm)

3. Định lý 3

* Phát biểu: Trong một tam giác vuông, nghịch đảo của bình phương đường cao ứng với cạnh huyền bằng tổng các nghịch đảo của bình phương hai cạnh góc vuông.

* Bài toán: Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH. Chứng minh rằng frac{1}{{A{H^2}}} = frac{1}{{A{B^2}}} + frac{1}{{A{C^2}}}

Chứng minh:

+ Xét tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH có:

{S_{Delta ABC}} = frac{1}{2}.AB.AC = frac{1}{2}.AH.BC Rightarrow AB.AC = AH.BC

Rightarrow A{B^2}.A{C^2} = A{H^2}.B{C^2} Rightarrow A{B^2}.A{C^2} = A{H^2}.(A{B^2} + A{C^2})

Rightarrow frac{1}{{A{H^2}}} = frac{{A{B^2} + A{C^2}}}{{A{B^2}.A{C^2}}} = frac{1}{{A{C^2}}} + frac{1}{{A{B^2}}}(đpcm)

!Ví dụ: Cho tam giác ABC vuông tại A, có AB = 6cm và AC = 8cm và đường cao AH. Tính BC, AH, BH và HC.

+ Xét tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH có:

  • A{B^2} + A{C^2} = B{C^2} (Pytago)

Thay số tính được BC = 10 (cm)

  • frac{1}{{A{H^2}}} = frac{1}{{A{B^2}}} + frac{1}{{A{C^2}}} (hệ thức lượng trong tam giác vuông)

Thay số tính được AH = frac{{24}}{5} (cm)

  • ·A{B^2} = BH.BC (hệ thức lượng trong tam giác vuông)

Thay số tính được BH = frac{{18}}{5} (cm)

  • ·A{H^2} = BH.HC (hệ thức lượng trong tam giác vuông)

Thay số tính được HC = frac{{32}}{5} (cm)

[ad_2]

Đăng bởi: THPT An Giang

Chuyên mục: Học Tập

Viết một bình luận