KHTN Lớp 6 Bài 6: Đo khối lượng

Photo of author

By THPT An Giang

[ad_1]

Nội dung đang xem: KHTN Lớp 6 Bài 6: Đo khối lượng

Giải Khoa học tự nhiên 6 Bài 6: Đo khối lượng giúp các em học sinh lớp 6 tham khảo, nhanh chóng trả lời câu hỏi mở đầu, các hoạt động trong SGK Khoa học tự nhiên 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống trang 20, 21.

Giải KHTN 6 bài Đo khối lượng giúp các em đo được khối lượng bằng cân, hiểu được tầm quan trọng của việc ước lượng để học thật tốt Bài 6 chương I: Mở đầu về Khoa học tự nhiên. Qua đó, cũng giúp thầy cô có thêm kinh nghiệm soạn giáo án cho học sinh.

Phần mở đầu

❓Một bạn lần lượt rót sữa, nước vào hai cốc giống nhau. Em hãy nghĩ cách giúp bạn đó xác định khối lượng sữa và nước ở hai cốc này có bằng nhau không.

Trả lời:

Bạn đó có thể dùng các dụng cụ đo thông dụng như cân đồng hồ, cân điện tử, … để đo khối lượng của mỗi cốc và so sánh với nhau.

I. Đơn vị khối lượng

Khối lượng của một vật là lượng chất chứa trong vật đó.

Trong Hệ đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta, đơn vị cơ bản đo khối lượng là kilôgam, kí hiệu là kg.

Xem thêm:  KHTN Lớp 6 Bài 4: Sử dụng kính hiển vi quang học

Các đơn vị đo khối lượng khác:

1 gam (g) = 0,001 kg

1 miligam (mg) = 0,001 g

1 héctôgam = 100 g (1 lạng)

1 tạ = 100 kg

1 tấn (1 t) = 1000 kg

II. Dụng cụ đo khối lượng

Câu 1

❓Hãy mô tả một tình huống cho thấy sự cần thiết của việc ước lượng khối lượng trong các hoạt động hàng ngày của em.

Trả lời:

Ví dụ khi muốn cân một bao gạo, ta cần ước lượng khối lượng của nó và chọn loại cân phù hợp để có thể cân được khối lượng của bao gạo đó.

Câu 2

❓Thử dự đoán khối lượng của một bạn khác trong nhóm dựa vào sự so sánh với khối lượng đã biết của cơ thể.

Trả lời:

+ Nếu ngoại hình bạn ấy to hơn em thì bạn ấy có khối lượng lớn hơn em.

+ Nếu ngoại hình bạn ấy nhỏ hơn em thì bạn ấy có khối lượng nhỏ hơn em.

III. Cách đo khối lượng

Câu 1

❓Ước lượng khối lượng của nước chứa đầy trong một chai nhựa. Kiểm tra kết quả ước lượng bằng cách sử dụng cân đồng hồ.

Trả lời:

Ước lượng khối lượng của nước chứa đầy trong một chai coca 1,5 lít là 1,5 kg.

Sau đó đặt chai coca lên cân đồng hồ và đọc kết quả: 1,4 kg.

Câu 2

❓Theo em, cần lưu ý điều gì để thu kết quả đo chính xác hơn? Tại sao?

Trả lời:

Để thu được kết quả đo chính xác hơn, cần chọn loại cân có GHĐ và ĐCNN thích hợp nhất.

Xem thêm:  KHTN Lớp 6 Bài 4: Đo chiều dài

Vì với ĐCNN càng nhỏ và phù hợp với khối lượng cần đo thì thu được kết quả càng chính xác.

Câu 3

❓Do ước lượng không đúng nên một học sinh đã để vật có khối lượng rất lớn lên đĩa cân đồng hồ. Hãy nêu các hại có thể gây ra cho cân.

Trả lời:

Các tác hại có thể gây ra cho cân là:

  • Bị hỏng trục lò xo có thể làm hỏng kim chỉ định.
  • Bị méo, biến dạng cân.

Câu 4

❓Các thao tác nào dưới đây là sai khi dùng cân đồng hồ hoặc cân điện tử? Nêu cách khắc phục để thu được kết quả đo chính xác.

a) Đặt cân trên bề mặt không bằng phẳng.

b) Đặt mắt vuông góc với mặt đồng hồ.

c) Để vật cồng kềnh trên đĩa cân.

d) Để vật lệch một bên trên đĩa cân.

e) Đọc kết quả khi cân ổn định.

Trả lời:

Các thao tác sai khi dùng cân đồng hồ hoặc cân điện tử là:

a) Đặt cân trên bề mặt không bằng phẳng.

Điều này làm kết quả đo được không chính xác, cần phải để cân trên bề mặt bằng phẳng.

b) Đặt mắt vuông góc với mặt đồng hồ.

Cần đặt mặt vuông góc với vị trí kim chỉ định chỉ vào trí vạch chia trên mặt cân.

c) Để vật cồng kềnh trên đĩa cân

Cần để vật có kích thước và khối lượng phù hợp lên cân.

[ad_2]

Đăng bởi: THPT An Giang

Chuyên mục: Học Tập

Viết một bình luận