Hoá học 8 Bài 5: Nguyên tố Hóa học Giải Hoá học lớp 8 trang 20

Photo of author

By THPT An Giang

Chào mừng bạn đến với blog chia sẻ Trường THPT An Giang trong bài viết về ” Làm bài tập hóa 8 bài 5 “. Chúng tôi sẽ cung cấp và chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức dành cho bạn.

Giải Hoá học 8 Bài 5: Nguyên tố hóa học là tài liệu vô cùng hữu ích giúp các em học sinh lớp 8 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để giải các câu hỏi trang 20 chương 1được nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Giải Hóa 8 bài 5 Nguyên tố hóa học được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài, đồng thời là tư liệu hữu ích giúp giáo viên thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh học tập. Vậy sau đây là nội dung chi tiết Giải bài tập Hóa 8 Bài 5 Nguyên tố hóa học, mời các bạn cùng tải tại đây.

Lý thuyết Nguyên tố hóa học

1. Nguyên tố hóa học là gì?

a. Định nghĩa

Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân

Số proton là đặc trưng của một nguyên tố hóa học

Các nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố có tính chất giống nhau

b. Kí hiệu hóa học:

Xem thêm:  Phân tích hình ảnh người phụ nữ trong bài Bánh trôi nước

Dùng để biểu diễn nguyên tố hóa học

Kí hiệu hóa học được biểu diễn bằng một hoặc hai chữ cái, chữ đầu được viết in hoa.

VD: kí hiệu nguyên tố canxi là Ca, nguyên tố Xesi là Cs, nguyên tố kali là K,…

+ Quy ước: mỗi kí hiệu của nguyên tố chỉ một nguyên tử nguyên tố đó.

2. Nguyên tử khối

Nguyên tử có khối lượng vô cùng bé, nếu tính bằng gam thì số trị quá nhỏ

Khối lượng nguyên tử C bằng 1,9926.10-23 g

– Quy ước: lấy 1/12 khối lượng nguyên tử C làm đơn vị khối lượng nguyên tử gọi là đơn vị cacbon (đvC), kí hiệu là u

Dựa theo đơn vị này để tính khối lượng nguyên tử

Nguyên tử khối là khối lượng của một nguyên tử tính bằng đơn vị cacbon

Có thể so sánh độ nặng nhẹ giữa các nguyên tố bằng việc lập tỉ số giữa các nguyên tử khối:

  • Nếu lớn hơn 1: nặng hơn
  • Nếu nhỏ hơn 1: nhẹ hơn
  • Nếu bằng 1: bằng nhau

Giải bài tập Hóa 8 Bài 5 trang 20

Bài 1 trang 20 SGK Hóa 8

Ghép vào vở bài tập những câu sau đây với đầy đủ các từ hay cụm từ thích hợp.

a) Đáng lẽ nói những … loại này, những … loại kia, thì trong hóa học nói … hóa học này … hóa học kia.

b) Những nguyên tử có cùng … trong hạt nhân đều là … cùng loại, thuộc cùng một … hóa học.

Gợi ý đáp án:

a) Đáng lẽ nói những nguyên tử loại này, những nguyên tử loại kia thì trong hóa học nói là nguyên tố hóa học này, nguyên tố hóa học kia.

Xem thêm:  Ý nghĩa truyện cổ tích Tấm Cám - câu chuyện về lòng lương thiện

b) Những nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân đều là nguyên tử cùng loại, thuộc cùng một nguyên tố hóa học.

Bài 2 trang 20 SGK Hóa 8

a) Nguyên tố hóa học là gì?

b) Cách biểu diễn nguyên tố? Cho thí dụ.

Gợi ý đáp án:

a) Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân.

b) Mỗi nguyên tố hóa học được biểu diễn bằng một hay hai chữ cái đầu tiên trong tên latinh nguyên tố đó, trong đó chữ cái đầu tiên được viết dưới dạng in hoa, gọi là kí hiệu hóa học.

Thí dụ: H, Ca, Al.

Bài 3 trang 20 SGK Hóa 8

a) Các cách viết 2C, 5O, 3Ca lần lượt chỉ ý gì?

b) Hãy dùng chữ số và kí hiệu hóa học diễn đạt các ý sau: Ba nguyên tử nitơ, bảy nguyên tử canxi, bốn nguyên tử natri.

Gợi ý đáp án:

a) Ý nghĩa của các cách viết:

2C ⇒ hai nguyên tử cacbon

5O ⇒ năm nguyên tử oxi

3Ca ⇒ ba nguyên tử canxi

b)

ba nguyên tử nitơ ⇒ 3N

bảy nguyên tử canxi ⇒ 7Ca

bốn nguyên tử natri ⇒ 4Na

Bài 4 trang 20 SGK Hóa 8

Lấy bao nhiêu phần khối lượng của nguyên tử cacbon làm đơn vị cacbon? Nguyên tử khối là gì?

Gợi ý đáp án:

Lấy khối lượng của nguyên tử cacbon làm đơn vị cacbon.

Nguyên tử khối là khối lượng của một nguyên tử tính bằng đơn vị cacbon.

Bài 5 trang 20 SGK Hóa 8

Hãy so sánh nguyên tử magie nặng hay nhẹ hơn bao nhiêu lần so với

Xem thêm:  Al + 6HNO3 → 3H2O + 3NO2 + Al(NO3)3 | , Phản ứng oxi-hoá khử

a) nguyên tử cacbon

b) nguyên tử lưu huỳnh

c) nguyên tử nhôm

Gợi ý đáp án

(Xem bảng 1, trang 42/SGK)

– Giữa hai nguyên tử magie và cacbon, magie nặng hơn, bằng dfrac{{24}}{{12}} = 2 lần nguyên tử cacbon

– Giữa nguyên tử magie và lưu huỳnh, magie nhẹ hơn nguyên tử lưu huỳnh, bằng lần nguyên tử lưu huỳnh.

– Giữa nguyên tử magie và nguyên tử nhôm, magie nhẹ hơn nguyên tử nhôm, bằng lần nguyên tử nhôm

Bài 6 trang 20 SGK Hóa 8

Nguyên tử X nặng gấp hai lần nguyên tử nitơ. Tính nguyên tử khối và cho biết X thuộc nguyên tố nào? Viết kí hiệu hóa học của nguyên tố đó.

Nguyên tử khối của N = 14 đvC

⇒ Nguyên tử khối của X = 2 x 14 = 28 (đvC)

Vậy X là nguyên tố silic (Si)

Bài 7 trang 20 SGK Hóa 8

a) Theo giá trị khối lượng tính bằng gam của nguyên tử cacbon cho trong bài học, hãy tính xem một đơn vị cacbon tương ứng với bao nhiêu gam?

b) Khối lượng tính bằng gam của nguyên tử nhôm là A, B, C hay D?

A. 5,324.10-23g.

B. 6,023.10-23g.

C. 4,482.10-23g.

D. 3,990.10-23g.

Gợi ý đáp án:

a) Ta có khối lượng 1 nguyên tử C = 1,9926 . 10-23 g và bằng 12 đvC

⇒ khối lượng của 1 đơn vị cacbon là

b) Khối lượng tính bằng gam của nguyên tử nhôm

Nhân số trị nguyên tử khối của nhôm với số gam tương ứng của một đơn vị cacbon

M Al = 27x 1,66.10 -24 g = 44,82.10 -24 g = 4,482.10 -23 g.

Đáp án C.

Bài 8 trang 20 SGK Hóa 8

Nhận xét sau đây gồm hai ý: Nguyên tử đơteri thuộc cùng nguyên tố hóa học với nguyên tử hiđro vì chúng đều có 1 proton trong hạt nhân”. Cho sơ đồ thành phần cấu tạo của hai nguyên tử như hình vẽ bên

Hãy chọn phương án đúng trong số các phương án sau:

A. Ý (1) đúng, ý (2) sai.

B. Ý (1) sai, ý (2) đúng.

C. Cả hai ý đều sai.

D. Cả hai ý đều đúng.

Gợi ý đáp án:

Phương án D