Lời giải bài toán bằng việc tạo ra hệ phương trình theo dạng năng suất.

Photo of author

By THPT An Giang

[ad_1]

Nội dung đang xem: Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình dạng năng suất

Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình dạng năng suất là một trong những dạng toán trọng tâm thường xuất hiện trong các bài kiểm tra, bài thi vào lớp 10 môn Toán.

Tài liệu tổng hợp toàn bộ kiến thức về cách giải kèm theo một số ví dụ minh họa và bài tập tự luyện. Thông qua giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình dạng năng suất giúp học sinh củng cố, nắm vững chắc kiến thức nền tảng, vận dụng với các bài tập cơ bản để đạt được kết quả cao trong kì thi vào lớp 10 sắp tới. Bên cạnh đó các bạn xem thêm cách giải hệ phương trình đối xứng loại 1.

1. Các bước giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình

Bước 1: Lập hệ phương trình:

+ Đặt ẩn và tìm điều kiện của ẩn (nếu có).

+ Biểu diễn các đại lượng chưa biết theo ẩn và các đại lượng đã biết.

Xem thêm:  Tìm điều kiện tham số m để ba đường thẳng đồng quy

+ Lập hệ phương trình biểu diễn tương quan giữa các đại lượng.

Bước 2: Giải hệ phương trình.

Bước 3: So sánh với điều kiện và kết luận.

2. Công thức tính năng suất, thời gian

Công thức:

– Thời gian hoàn thành một công việc : T = \frac{1}{N} (N là năng suất)

– Số công việc hoàn thành trong một đơn vị thời gian T:

Công việc = N. T

3. Cách giải bài toán bằng cách lập HPT dạng năng suất

Ví dụ 1: Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình.

Hai đội xây dựng cùng làm chung một công việc và dự định xong trong 12 ngày. Họ cùng làm chung với nhau được 8 ngày thì đội 1 được điều đi làm việc khác. Đội 2 tiếp tục làm, do cải tiến kĩ thuật năng suất tăng gấp đôi nên đội 2 đã làm xong phần công việc còn lại trong 3,5 ngày. Hỏi mỗi đội làm một mình thì sau bao lâu sẽ làm xong công việc trên.

Hướng dẫn giải

Gọi x, y là số ngày đội 1, đội 2 làm xong công việc (x, y > 12)

Trong 1 ngày đội 1 làm được: \frac{1}{x} công việc

Trong 1 ngày đội 2 làm được: \frac{1}{y} công việc

Trong một ngày cả hai đội làm được: \frac{1}{{12}} công việc

Ta có phương trình \frac{1}{x} + \frac{1}{y} = \frac{1}{{12}} (1)

Khi cả hai đội làm chung 8 ngày, cả hai đội làm được 2/3 công việc

Số công việc còn lại để đội 2 làm là 1/3 công việc

Do đội 2 làm với năng suất gấp đôi: \frac{2}{y}

Theo bài ra: 3,5.\frac{2}{y} = \frac{1}{3} (2)

Xem thêm:  Bài tập Tết môn Toán lớp 9 năm 2022 - 2023

Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình:

\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}
  {3,5.\dfrac{2}{y} = \dfrac{1}{3}} \\ 
  {\dfrac{1}{x} + \dfrac{1}{y} = \dfrac{1}{{12}}} 
\end{array}} \right. \Rightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}
  {x = 28} \\ 
  {y = 21} 
\end{array}} \right.

Kết luận: Đội thứ nhất hoàn thành công việc một mình trong 28 giờ.

Đội thứ hai hoàn thành công việc một mình trong 21 giờ.

Ví dụ 2: Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình:

Một tổ sản xuất phải làm được 600 sản phẩm trong một thời gian quy định với năng suất quy định. Sau khi làm xong 400 sản phẩm tổ sản xuất tăng năng suất lao động, mỗi ngày làm tăng thêm 10 sản phẩm so với quy định. Vì vậy mà công việc được hoàn thành sớm hơn quy định một ngày. Tính xem, theo quy định, mỗi ngày tổ sản xuất phải làm bao nhiêu sản phẩm?

Hướng dẫn giải

Gọi số sản phẩm làm theo quy định trong 1 ngày là x (sản phẩm) (0 < x < 600)

Số sản phẩm làm được khi tăng năng suất là y (sản phẩm) (y > 0)

Ta có y = x + 10 (1)

Thời gian hoàn thành theo quy định là: \frac{{600}}{x} (ngày)

Thời gian làm 400 sản phẩm đầu là \frac{{400}}{x} (ngày)

Thời gian làm 200 sản phẩm còn lại là \frac{{200}}{y} (ngày)

Ta có phương trình: \frac{{400}}{x} + \frac{{200}}{y} = \frac{{600}}{x} - 1 (2)

Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình: \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}
  {y = x + 10} \\ 
  {\dfrac{{400}}{x} + \dfrac{{200}}{y} = \dfrac{{600}}{x} - 1} 
\end{array}} \right. \Rightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}
  {x = 40} \\ 
  {y = 50} 
\end{array}} \right.

Vậy theo quy định mỗi ngày tổ sản xuất phải làm 40 sản phẩm.

4. Bài tập giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình

Bài 1: Một công nhân dự định làm 72 sản phẩm trong thời gian nhất định. Nhưng thực tế xí nghiệp lại giao 80 sản phẩm, mặc dù người đó mỗi giờ làm thêm 1 sản phẩm so với dự kiến nhưng thời gian hoàn thành vẫn chậm 12 phút so với dự định. Tính năng suất dự kiến mỗi giờ của người đó, biết rằng mỗi giờ người đó làm không quá 20 sản phẩm.

Xem thêm:  Giải Toán 9 Bài 6: Biến đổi đơn giản biểu thức chứa căn thức bậc hai

Bài 2: Một nhóm thợ đặt kế hoạch sản xuất 1200 sản phẩm. Trong 12 ngày đầu họ làm theo đúng kế hoạch đề ra, những ngày còn lại họ đã làm vượt mức mỗi ngày 20 sản phẩm, nên hoàn thành kế hoạch sớm 2 ngày. Hỏi theo kế hoạch mỗi ngày cần sản xuất bao nhiêu sản phẩm.

Bài 3: Một tổ sản xuất dự kiến làm xong một số sản phẩm trong 18 ngày. Nhưng khi làm mỗi ngày tổ làm vượt mức 5 sản phẩm nên sau 16 ngày tổ đã hoàn thành công việc và còn làm thêm được 20 sản phẩm nữa. Tính số sản phẩm dự kiến ban đầu.

Bài 4: Một người lập kế hoạch làm 300 sản phẩm với năng suất dự định. Sau khi làm được 5 ngày, nhờ cải tiến kĩ thuật, người đó đã tăng năng suất thêm 10 sản phẩm một ngày, do đo đã hoàn thành công việc sau 7 ngày. Hãy tính năng suất ban đầu

[ad_2]

Đăng bởi: THPT An Giang

Chuyên mục: Học Tập