Soạn bài Ôn tập và kiểm tra phần tiếng Việt

Photo of author

By THPT An Giang

[ad_1]

Nội dung đang xem: Soạn bài Ôn tập và kiểm tra phần tiếng Việt

Cuối chương trình học kì I, môn Ngữ Văn lớp 8 sẽ dành một bài để học sinh ôn tập và kiểm tra những kiến thức về phần Tiếng Việt.

Sau đây, Download.vn sẽ giới thiệu tài liệu Soạn văn 8: Ôn tập và kiểm tra phần tiếng Việt, giúp cho học sinh có thể củng cố kiến thức của mình.

I. Từ vựng

1. Lý thuyết

– Cấp độ khái quát nghĩa của từ:

  • Nghĩa của một từ ngữ có thể rộng hơn (khái quát hơn) hoặc hẹp hơn (ít khát quát hơn) nghĩa của từ khác:
  • Một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng khi có phạm vi nghĩa của từ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ khác.
  • Một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp khi có phạm vi nghĩa của từ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ khác.
  • Một từ ngữ có nghĩa rộng với từ này, nhưng lại có nghĩa hẹp với từ kia.

– Trường từ vựng: là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.

– Từ tượng hình, từ tượng thanh:

  • Từ tượng hình là từ gợi tả dáng vẻ, hình ảnh, trạng thái của sự vật. Từ tượng thanh là từ mô tả âm thanh của tự nhiên, con người.
  • Từ tượng hình, tượng thanh gợi được hình ảnh âm thanh cụ thể, sinh động và có giá trị biểu cảm cao, thường được dùng trong văn miêu tả và tự sự.
Xem thêm:  Bài viết số 7 lớp 8 đề 2: Nghị luận xã hội Văn học và tình thương

– Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội:

  • Từ ngữ địa phương chỉ sử dụng ở một (hoặc một số) địa phương.
  • Biệt ngữ xã hội chỉ được dùng trong một tầng lớp nhất định.

– Các biện pháp tu từ từ vựng:

  • Nói quá: là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật hiện tượng được miêu tả nhằm nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
  • Nói giảm, nói tránh: là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác đau buồn, nặng nề, ghê sợ hay thiếu tế nhị, lịch sự.

2. Thực hành

a.

– Dựa vào kiến thức văn học dân gian về cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ, hãy điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống:

Văn học dân gian gồm: Truyện truyền thuyết, Truyện cổ tích, Truyện ngụ ngôn, Truyện cười.

– Giải thích những từ ngữ có nghĩa hẹp trong sơ đồ trên:

  • Truyền thuyết là loại truyện dân gian, kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, có yếu tố tưởng tượng, kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các nhân vật và sự kiện lịch sử được kể đến.
  • Truyện cổ tích là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc: Nhân vật bất hạnh, Nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng kì lạ, Nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch, Nhân vật là động vật (con vật biết nói năng, hoạt động, tính cách như con người)…
  • Truyện ngụ ngôn là loại truyện dân gian kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn truyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.
  • Truyện cười là loại truyện dân gian kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội.
Xem thêm:  Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi môn Toán lớp 8

– Những câu giải thích có từ chung là “truyện kể dân gian” – mang cấp độ khái quát về thể loại.

b. Tìm trong ca dao Việt Nam hai ví dụ về biện pháp tu từ nói quá hoặc nói giảm, nói tránh.

– Nói quá:

Lỗ mũi mười tám gánh lông,
Chồng yêu, chồng bảo tơ hồng trời cho.
Đêm nằm thì ngáy o o,
Chồng yêu, chồng bảo ngáy cho vui nhà.
Đi chợ thì hay ăn quà,
Chồng yêu, chồng bảo về nhà đỡ cơm.
Trên đầu những rác cùng rơm,
Chồng yêu, chồng bảo hoa thơm rắc đầu.

*

Râu tôm nấu với ruột bầu
Chồng chan, vợ húp gật đầu khen ngon

*

Đàn ông rộng miệng thì tài,
Đàn bà rộng miệng điếc tai láng giềng.
Làm trai cho đáng sức trai,
Khom lưng chống gối gánh hai hạt vừng.

– Nói giảm nói tránh:

Gió đưa cây cải về trời
Rau răm ở lại chịu lời đắng cay.

*

Chàng ơi phụ thiếp làm chi,
Thiếp như cơm nguội đỡ khi đói lòng.

b. Viết hai câu, trong đó một câu có dùng từ tượng hình, một câu có dùng từ tượng thanh.

Mưa ào ào như trút nước xuống con đường làng. Ngoài kia, gió thổi mạnh làm cánh cửa kêu lắc rắc, nghe thật đáng sợ.

II. Ngữ pháp

1. Lý thuyết

– Trợ từ là những từ dùng để nhấn mạnh, hoặc biểu thị, thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó.

Xem thêm:  Văn mẫu lớp 8: Đoạn văn cảm nhận về nhân vật Ông đồ (4 mẫu)

– Thán từ là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp.

– Tình thái từ là những từ được thêm vào câu để cấu tạo thành câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán để bộc lộ sắc thái tình cảm của người nói.

– Câu ghép là câu do hai hoặc nhiều cụm C – V không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm C – V được gọi là một vế câu.

2. Thực hành

a. Viết hai câu, trong đó một câu có dùng trợ từ và tình thái từ, một câu có dùng trợ từ và thán từ.

– Chiếc đồng hồ này những một triệu đồng á?

– Ôi, chúng ta phải đến trường ngay!

b. Đọc đoạn trích trong SGK và trả lời câu hỏi

– Câu ghép: Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị.

– Có thể tách câu ghép trên thành câu đơn. Nhưng khi tách ra thì ý cần diễn đạt sẽ thay đổi. Ở đây Hồ Chí Minh muốn diễn đạt cả ba sự việc trên được diễn ra song hành cùng với nhau, có ảnh hưởng và không thể tách rời.

c. Xác định câu ghép và cách nối vế câu trong đoạn trích sau:

* Xác định câu ghép:

– Chúng ta không thể nói tiếng ta đẹp như thế nào cũng như ta không thể nào phân tích cái đẹp của ánh sáng, của thiên nhiên.

– Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay là cao quý, vĩ đại nghĩa là rất đẹp.

* Cách nối các vế câu: Sử dụng quan hệ từ “cũng như”, “bởi vì”.

[ad_2]

Đăng bởi: THPT An Giang

Chuyên mục: Học Tập

Viết một bình luận