Toán 6 Bài 4: Xác suất thực nghiệm trong một số trò chơi và thí nghiệm đơn giản

Photo of author

By THPT An Giang

[ad_1]

Nội dung đang xem: Toán 6 Bài 4: Xác suất thực nghiệm trong một số trò chơi và thí nghiệm đơn giản

Giải Toán 6 Bài 4: Xác suất thực nghiệm trong một số trò chơi và thí nghiệm đơn giản Cánh diều giúp các em học sinh lớp 6 tham khảo phương pháp giải phần Hoạt động, Luyện tập cùng với 5 bài tập SGK Toán 6 tập 2 trang 19, 20 thuộc Chương 4 Một số yếu tố thống kê và xác suất.

Giải Toán 6 trang 19, 20 Cánh diều tập 2 được biên soạn rất chi tiết, hướng dẫn các em phương pháp giải rõ ràng để các em hiểu được bài Xác suất thực nghiệm trong một số trò chơi và thí nghiệm đơn giản nhanh nhất. Đồng thời qua giải Toán lớp 6 trang 19, 20 tập 2 học sinh tự rèn luyện củng cố, bồi dưỡng và kiểm tra vốn kiến thức toán của bản thân mình để học tốt chương 4. Vậy sau đây là giải Toán lớp 6 trang 19, 20 Cánh diều tập 2, mời các bạn cùng tải tại đây.

Toán 6 Bài 4: Xác suất thực nghiệm trong một số trò chơi và thí nghiệm đơn giản

Giải Toán 6 bài 4 phần Luyện tập và vận dụng

Hoạt động 1

Tung một đồng xu 8 lần liên tiếp, bạn Hòa có kết quả thống kê như sau:

Lần tung Kết quả tung
1 Xuất hiện mặt N
2 Xuất hiện mặt N
3 Xuất hiện mặt S
4 Xuất hiện mặt N
5 Xuất hiện mặt S
6 Xuất hiện mặt N
7 Xuất hiện mặt N
8 Xuất hiện mặt S

a) Hãy kiểm đếm số lần xuất hiện mặt N và số lần xuất hiện mặt S sau 8 lần tung đồng xu.

b) Viết tỉ số của số lần xuất hiện mặt N và tổng số lần tung đồng xu.

c) Viết tỉ số của số lần xuất hiện mặt S và tổng số lần tung đồng xu.

Lời giải chi tiết

a) Quan sát bảng thống kê kết quả ta có:

+ Số lần xuất hiện mặt S: 3 lần

+ Số lần xuất hiện mặt N: 5 lần

b) Số lần xuất hiện mặt N là 5 lần

Số lần tung đồng xu là 8 lần

=> Khi đó tỉ số của số lần xuất hiện mặt N và tổng số lần tung đồng xu là: \frac{5}{8}

Xem thêm:  "Bài 2 Môn Toán Lớp 6: Tập hợp các số nguyên"

Vậy tỉ số của số lần xuất hiện mặt N và tổng số lần tung đồng xu là: \frac{5}{8}

Luyện tập 1

Nếu tung một đồng xu 25 lần liên tiếp, có 15 lần xuất hiện mặt N thì xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt S bằng bao nhiêu?

Gợi ý đáp án

Nhận xét kết quả nhận được ta có:

+ Số lần xuất hiện mặt N là: 15 lần

+ Số lần tung đồng xu liên tiếp là 25 lần

=> Số lần xuất hiện mặt S là: 25 – 15 = 10 lần

=> Xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt S là: \frac{{15}}{{25}} = \frac{{15:5}}{{25:5}} = \frac{3}{5}

Vậy xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt S là \frac{3}{5}

Hoạt động 2

Một hộp có 1 quả bóng xanh, 1 quả bóng đỏ và 1 quả bóng vàng; các quả bóng có kích thước và khối lượng như nhau.

Mỗi lần bạn Yến lấy ngẫu nhiên một quả bóng trong hộp, ghi lại màu của quả bóng lấy ra và bỏ lại quả bóng đó vào hộp. Sau 10 lần lấy bóng liên tiếp, bạn Yến có kết quả thống kê như sau:

Lần lấy bóng Kết quả
1 Xuất hiện màu xanh
2 Xuất hiện màu đỏ
3 Xuất hiện màu đỏ
4 Xuất hiện màu vàng
5 Xuất hiện màu xanh
6 Xuất hiện màu vàng
7 Xuất hiện màu đỏ
8 Xuất hiện màu xanh
9 Xuất hiện màu đỏ
10 Xuất hiện màu vàng

a) Hãy kiểm đếm số lần xuất hiện màu xanh, màu đỏ và màu vàng sau 10 lần lấy bóng.

b) Viết tỉ số của số lần xuất hiện màu xanh và tổng số lần lấy bóng.

c) Viết tỉ số của số lần xuất hiện màu đỏ và tổng số lần lấy bóng.

d) Viết tỉ số của số lần xuất hiện màu vàng và tổng số lần lấy bóng.

Gợi ý đáp án

a) Quan sát bảng thống kê sau 10 lần lấy bóng, ta có kết quả như sau:

– Số lần xuất hiện màu xanh: 3 lần

– Số lần xuất hiện màu đỏ: 4 lần

– Số lần xuất hiện màu vàng: 3 lần

b) Số lần lấy được bóng màu xanh là 3 lần

Tổng số lần lấy bóng là 10 lần

=> Khi đó tỉ số của số lần xuất hiện màu xanh và tổng số lần lấy bóng là: \frac{3}{{10}}

c) Số lần lấy được bóng màu đỏ là 4 lần

Tổng số lần lấy ra là 10 lần

=> Khi đó tỉ số của số lần xuất hiện màu đỏ và tổng số lần lấy bóng là: \frac{4}{{10}} = \frac{2}{5}

d) Số lần lấy được bóng màu vàng là 3 lần

Xem thêm:  Toán 6 Luyện tập chung trang 69

Tổng số lần lấy ra là 10 lần

=> Khi đó tỉ số của số lần xuất hiện màu vàng và tổng số lần lấy bóng là: \frac{3}{{10}}

Luyện tập 2

Gợi ý đáp án 

Số lần xuất hiện màu vàng là: 5 lần

Số lần lấy ngẫu nhiên bóng là: 20 lần

=> Xác suất thực nghiệm xuất hiện màu vàng là: \frac{5}{{20}} = \frac{{5:5}}{{20:5}} = \frac{1}{4}

Vậy xác suất thực nghiệm xuất hiện màu vàng là: \frac{1}{4}

Giải Toán 6 Cánh diều trang 19, 20 tập 2

Câu 1

Tung một đồng xu 20 lần liên tiếp. Hãy ghi kết quả thống kê theo mẫu sau:

Lần tung Kết quả tung Số lần xuất hiện mặt N Số lần xuất hiện mặt S
1 ? ? ?
?

Tính xác suất thực nghiệm:

a) Xuất hiện mặt N;

b) Xuất hiện mặt S;

Gợi ý đáp án:

Xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt N khi tung đồng xu 20 lần là: \frac{N}{20}

Xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt S khi tung đồng xu 20 lần là: \frac{S}{20}

Câu 2

Trả lời các câu hỏi sau:

a) Nếu tung một đồng xu 22 lần liên tiếp; có 13 lần xuất hiện mặt N thì xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt N bằng bao nhiêu?

b) Nếu tung một đồng xu 25 lần liên tiếp; có 11 lần xuất hiện mặt S thì xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt S bằng bao nhiêu?

c) Nếu tung một đồng xu 30 lần liên tiếp; có 14 lần xuất hiện mặt N thì xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt S bằng bao nhiêu?

Gợi ý đáp án:

a) Nếu tung một đồng xu 22 lần liên tiếp; có 13 lần xuất hiện mặt N thì xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt N bằng: \frac{13}{22}

b) Nếu tung một đồng xu 25 lần liên tiếp; có 11 lần xuất hiện mặt S thì xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt S bằng: \frac{11}{25}

c) Nếu tung một đồng xu 30 lần liên tiếp; có 14 lần xuất hiện mặt N thì xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt S bằng: \frac{30\ -14}{30}=\ \frac{8}{15}

Câu 3

Một hộp có 10 chiếc thẻ cùng loại, mỗi thẻ được ghi một trong các số 1, 2, 3,…, 10; hai thẻ khác nhau thì ghi hai số khác nhau.

Rút ngẫu nhiên một chiếc thẻ từ trong hộp, ghi lại số của thẻ rút được và bỏ lại thẻ đó vào hộp. Sau 25 lần rút thẻ liên tiếp, hãy ghi kết quả thống kê theo mẫu sau:

Lần rút Kết quả rút Tổng số lần xuất hiện
Số 1 Số 2 Số 3 Số 4 Số 5 Số 6 Số 7 Số 8 Số 9 Số 10
1 ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ?
?
Xem thêm:  Toán 6 Bài 3: Phép cộng, phép trừ phân số

Tính xác suất thực nghiệm:

a) Xuất hiện số 1;

b) Xuất hiện số 5;

c) Xuất hiện số 10.

Gợi ý đáp án:

a) Xác suất thực nghiệm xuất hiện số 1: \frac{1}{25}

b) Xác suất thực nghiệm xuất hiện số 5: \frac{5}{25}

c) Xác suất thực nghiệm xuất hiện số 10: \frac{10}{25}

Câu 4

Gieo một xúc xắc 10 lần liên tiếp, bạn Cường có kết quả như sau:

Lần gieo Kết quả gieo
1 Xuất hiện mặt 2 chấm
2 Xuất hiện mặt 1 chấm
3 Xuất hiện mặt 6 chấm
4 Xuất hiện mặt 4 chấm
5 Xuất hiện mặt 4 chấm
6 Xuất hiện mặt 5 chấm
7 Xuất hiện mặt 3 chấm
8 Xuất hiện mặt 5 chấm
9 Xuất hiện mặt 1 chấm
10 Xuất hiện mặt 1 chấm

a) Hãy kiểm đếm số lần xuất hiện mặt 1 chấm và số lần xuất hiện mặt 6 chấm sau 10 lần gieo. Xác suất thực nghiệm xuất hiện

b) Tính xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt 1 chấm.

c) Tính xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt 6 chấm.

Gợi ý đáp án:

a) Số lần xuất hiện mặt 1 chấm: 3 lần

Số lần xuất hiện mặt 6 chấm: 1 lần

b) Xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt 1 chấm là: \frac{3}{10}

c) Xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt 6 chấm là: \frac{1}{10}

Câu 5

a) Nếu gieo một xúc xắc 11 lần liên tiếp, có 5 lần xuất hiện mặt 2 chấm thì xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt 2 chấm bằng bao nhiêu?

b) Nếu gieo một xúc xắc 14 lần liên tiếp, có 3 lần xuất hiện mặt 6 chấm thì xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt 6 chấm bằng bao nhiêu?

Gợi ý đáp án:

a) Nếu gieo một xúc xắc 11 lần liên tiếp, có 5 lần xuất hiện mặt 2 chấm thì xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt 2 chấm bằng: \frac{5}{11}

b) Nếu gieo một xúc xắc 14 lần liên tiếp, có 3 lần xuất hiện mặt 6 chấm thì xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt 6 chấm bằng: \frac{3}{14}

Lý thuyết Xác suất thực nghiệm trong một số trò chơi và thí nghiệm đơn giản

1. Xác suất thực nghiệm trong trò chơi tung đồng xu:

*Xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt N bằng

Số lần xuất hiện mặt N : Tổng số lần tung đồng xu

*Xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt S bằng

Số lần xuất hiện mặt S : Tổng số lần tung đồng xu

2. Xác suất thực nghiệm trong trò chơi lấy vật từ trong hộp

Xác suất thực nghiệm xuất hiện màu A khi lấy bóng nhiều lần bằng

Số lần màu A xuất hiện: Tổng số lần lấy bóng

Chú ý:

  • Ta đã biết khi thực hiện một phép thử nghiệm, một sự kiện có thể hoặc không thể xảy ra. Để nói về khả năng xảy ra của một sự kiện, ta dùng một con số có giá trị từ 0 đến 1.
  • Một sự kiện không thể xảy ra có khả năng xảy ra bằng 0.
  • Một sự kiện chắc chắn xảy ra có khả năng xảy ra bằng 1.

[ad_2]

Đăng bởi: THPT An Giang

Chuyên mục: Học Tập

Viết một bình luận