Toán 6 Bài tập cuối chương II – Kết nối tri thức với cuộc sống

Photo of author

By THPT An Giang

[ad_1]

Nội dung đang xem: Toán 6 Bài tập cuối chương II – Kết nối tri thức với cuộc sống

Giải Toán 6 Bài tập cuối chương II sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các em học sinh lớp 6 tham khảo phương pháp giải, cùng các bước giải rất chi tiết các bài tập trong SGK Toán 6 tập 1 trang 56.

Với lời giải Toán 6 trang 56 chi tiết từng phần, từng bài tập, các em dễ dàng ôn tập, củng cố kiến thức, luyện giải Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sống thuật nhuần nhuyễn. Nhờ đó, sẽ dễ dàng làm các bài tập về dấu hiệu chia hết, ước chung lớn nhất, ước chung nhỏ nhất… Mời các em cùng tải miễn phí bài viết:

Giải Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 56 tập 1

Bài 2.53

Tìm x {50; 108; 189; 1 234; 2 019; 2 020} sao cho:

  1. x – 12 chia hết cho 2;
  2. x – 27 chia hết cho 3;
  3. x + 20 chia hết cho 5;
  4. x + 36 chia hết cho 9.

Hướng dẫn giải

  • Dấu hiệu chia hết cho 2: Các số có chữ số tận cùng là 0; 2; 4; 8 thì chia hết cho 2 và chỉ những số đó mới chia hết cho 2.
  • Dấu hiệu chia hết cho 5: Các số có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5 thì chia hết cho 5 và chỉ những số đó mới chia hết cho 5.
  • Dấu hiệu chia hết cho 3: Các số có tổng các chữ số chia hết cho 3 thì chia hết cho 3 và chỉ những số đó mới chia hết cho 3.
  • Dấu hiệu chia hết cho 9: Các số có tổng các chữ số chia hết cho 9 thì chia hết cho 9 và chỉ những số đó mới chia hết cho 9.
Xem thêm:  Toán 6 Luyện tập chung trang 25

Gợi ý đáp án:

a) x – 12 chia hết cho 2

Mà 12 chia hết cho 2 nên x chia hết cho 2

Vậy giá trị của x thỏa mãn là 50, 108, 1 234, 2 020.

b) x – 27 chia hết cho 3;

Mà 27 chia hết cho 2 nên x chia hết cho 3

Vậy giá trị của x thỏa mãn là 108, 189, 2 019.

c) x + 20 chia hết cho 5;

Mà 20 chia hết cho 5 nên x chia hết cho 5

Vậy giá trị của x thỏa mãn là 50, 2 020.

d) x + 36 chia hết cho 9

Mà 36 chia hết cho 9 nên x chia hết cho 9

Vậy giá trị của x thỏa mãn là 108, 189

Bài 2.54

Thực hiện phép tính sau rồi phân tích kết quả ra thừa số nguyên tố:

  1. 142 + 52 + 22
  2. 400 : 5 + 40

Hướng dẫn giải

Muốn phân tích một số tự nhiên a lớn hơn 1 ra thừa số nguyên tố ta có thể làm như sau:

  • Kiểm tra xem 2 có phải là ước của a hay không. Nếu không ta xét số nguyên tố 3 và cứ như thế đối với các số nguyên tố lớn dần.
  • Giả sử x là ước nguyên tố nhỏ nhất của a, ta chia a cho x được thương b.
  • Tiếp tục thực hiện quy trình trên đối với b. Cứ tiếp tục quá trình trên kéo dài cho đến khi ta được thương là một số nguyên tố.

Gợi ý đáp án:

a) 142 + 52 + 22 = 196 + 25 + 4 = 225 = 32.52

b) 400 : 5 + 40 = 80 + 40 = 120 = 23.3.5

Bài 2.55

Tìm ƯCLN và BCNN của:

Hướng dn gii

– Muốn tìm UCLN của hai hay nhiều hơn 1 số ta thực hiện ba bước sau:

  • Bước 1: Phân tích mỗi số ra thừa số nguyên tố
  • Bước 2: Chọn ra các thừa số nguyên tố chung
  • Bước 3: Lập tích các thừa số đã chọn, mỗi thừa số lấy với số mũ nhỏ nhất của nó. Tích đó là UCLN phải tìm.

– Để tìm bội chung nhỏ nhất, bạn có thể làm theo các bước sau đây:

  • Bước 1: Phân tích mỗi số ra thừa số nguyên tố.
  • Bước 2: Chọn ra các thừa số nguyên tố chung và riêng.
  • Bước 3: Lập tích các thừa số đã chọn, mỗi thừa số lấy với số mũ lớn nhất của nó. Tích đó là bội chung nhỏ nhất cần tìm.
Xem thêm:  Toán 6 Bài 2: Xác suất thử nghiệm

Gợi ý đáp án:

a) ƯCLN(21, 98) = 7 ;

BCNN(21, 98) = 294

b) ƯCLN(36, 54) = 18;

BCNN(36, 54) = 108

Bài 2.56

Các phân số sau đã tối giản chưa? Nếu chưa, hãy rút gọn về phân số tối giản.

a) frac{27}{123}

b) frac{33}{77}

Hướng dn gii

– Muốn tìm UCLN của hai hay nhiều hơn 1 số ta thực hiện ba bước sau:

  • Bước 1: Phân tích mỗi số ra thừa số nguyên tố
  • Bước 2: Chọn ra các thừa số nguyên tố chung
  • Bước 3: Lập tích các thừa số đã chọn, mỗi thừa số lấy với số mũ nhỏ nhất của nó.

Tích đó là UCLN phải tìm.

Gợi ý đáp án:

a) frac{27}{123}

Ta thấy ƯCLN(27, 123) = 3 nên phân số đã cho chưa tối giản

Ta có frac{27}{123}=frac{27: 3}{123: 3}=frac{9}{41} là phân số tối giản

b) frac{33}{77}

Ta thấy ƯCLN(33, 77) = 11 nên phân số đã cho chưa tối giản

Ta có frac{33}{77}=frac{33: 11}{77: 11}=frac{3}{7} là phân số tối giản

Bài 2.57

Thực hiện phép tính:

a) frac{5}{12}+frac{3}{16}

b) frac{4}{15}-frac{2}{9}

Hướng dn gii

Để tìm bội chung nhỏ nhất, bạn có thể làm theo các bước sau đây:

  • Bước 1: Phân tích mỗi số ra thừa số nguyên tố.
  • Bước 2: Chọn ra các thừa số nguyên tố chung và riêng.
  • Bước 3: Lập tích các thừa số đã chọn, mỗi thừa số lấy với số mũ lớn nhất của nó. Tích đó là bội chung nhỏ nhất cần tìm.

Gợi ý đáp án:

a) BCNN(12, 16) = 48 nên chọn mẫu chung là 48

frac{5}{12}+frac{3}{16}=frac{5.4}{12.4}+frac{3.3}{16.3}=frac{20}{48}+frac{9}{48}=frac{29}{48}

b) BCNN(15, 9) = 45 nên chọn mẫu chung là 45

frac{4}{15}-frac{2}{9}=frac{4.3}{15.3}-frac{2.5}{9.5}=frac{12}{45}-frac{10}{45}=frac{2}{45}

Bài 2.58

Có 12 quả cam, 18 quả xoài và 30 quả bơ. Mẹ muốn Mai chia đều mỗi loại quả đó vào các túi sao cho mỗi túi đều có cam, xoài, bơ. Hỏi Mai có thể chia được nhiều nhất là mấy túi quà?

Gợi ý đáp án:

Số túi quà nhiều nhất mà Mai chia được là ƯCLN(12, 18, 30)

Mà ƯCLN(12, 18, 30) = 6

Vậy Mai có thể chia được nhiều nhất 6 túi quà

Bài 2.59

Bác Nam định kì 3 tháng một lần thay dầu, 6 tháng một lần xoay lốp xe ô tô của mình. Hỏi nếu bác ấy làm hai việc đó cùng lúc vào tháng 4 năm nay, thì gần nhất lần tiếp theo bác ấy sẽ cùng làm hai việc đó vào tháng mấy.

Xem thêm:  Toán 6 Bài 38: Dữ liệu và thu thập dữ liệu

Gợi ý đáp án:

Số tháng ít nhất tiếp theo mà bác Nam làm hai việc đó cùng một tháng là BCNN(3, 6) = 6

Do đó sau 6 tháng nữa bác sẽ làm hai việc cùng một tháng.

Vậy nếu bác ấy làm hai việc đó cùng lúc vào tháng 4 năm nay, thì gần nhất lần tiếp theo bác ấy sẽ cùng làm hai việc đó vào tháng 10.

Bài 2.60

Biết rằng hai số 79 và 97 là hai số nguyên tố. Hãy tìm ƯCLN và BCNN của hai số này.

Hướng dn gii

Nếu hai số a và b là số nguyên tố nhau thì:

UCLN(a; b) = 1

BCNN(a; b) = a . b

Gợi ý đáp án:

Vì 79 và 97 là hai số nguyên tố nên ƯCLN(79, 97) = 1 và BCNN(79, 97) = 79.97 = 7 663

Bài 2.61

Biết hai số 3a.5233.5b có ƯCLN là 33.52 và BCNN là 34.53. Tìm a và b

Hướng dn gii

Sử dụng kết quả thu được của bài tập 2.45 trang 55 ta có:

Tích Ước chung lớn nhất với Bội chung nhỏ nhất của hai số bằng tích hai số đó

UCLN(a; b) . BCNN(a; b) = a.b

Gợi ý đáp án:

Ta có: ƯCLN.BCNN = 33.52.34.53 = 37.55

= 3a.52.33.5b = 3a+3.5b+2

Do đó a + 3 = 7 và b + 2 = 5 nên a = 4 và b = 3

Bài 2.62

Bài toán cổ:

Bác kia chăn vịt khác thường
Buộc đi cho được chẵn hàng mới ưa
Hàng 2 xếp thấy chưa vừa
Hàng 3 xếp vẫn còn thừa một con
Hàng 4 xếp vẫn chưa tròn
Hàng 5 xếp thiếu một con mới đầy
Xếp thành hàng 7, đẹp thay
Vịt bao nhiêu? Tính được ngay mới tài.

(Biết số vịt chưa đến 200 con)

Hướng dn gii

Sử dụng các dấu hiệu chia hết để giải bài toán

Gợi ý đáp án:

Gọi số vịt là x (x<200)

Vì hàng 5 xếp thiếu 1 con nên x có chữ số tận cùng là 4 hoặc 9

Vì hàng 2, hàng 4 không xếp được do đó x không chia hết được cho 2 và cho 4

=> x có chữ số tận cùng là 9

Vì số vịt xếp được thành 7 hàng nên x chia hết cho 7

Do đó x ∈ bội của 7 , có chữ số tận cùng là 9 và x bé hơn 200, nên x ∈ {49; 119; 189}

Mà x chia cho 3 dư 1 nên x = 49

[ad_2]

Đăng bởi: THPT An Giang

Chuyên mục: Học Tập

Viết một bình luận