Đề cương ôn thi học kì 1 môn Hóa học lớp 11 năm 2022 – 2023

Photo of author

By THPT An Giang

[ad_1]

Nội dung đang xem: Đề cương ôn thi học kì 1 môn Hóa học lớp 11 năm 2022 – 2023

Đề cương ôn tập Hóa học 11 học kì 1 năm 2022 – 2023 là tài liệu không thể thiếu dành cho các bạn lớp 11 chuẩn bị thi cuối học kì 1.

Đề cương ôn tập học kì 1 Hóa 11 giới hạn nội dung ôn thi, kèm theo các dạng bài tập trọng tâm. Thông qua đề cương ôn tập cuối kì 1 Hóa 11 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 1 lớp 11 sắp tới. Vậy sau đây đề cương ôn thi học kì 1 Hóa 11 mời các bạn cùng tải tại đây. Bên cạnh đó các bạn tham khảo thêm: đề cương thi học kì 1 Địa lí 11, đề cương thi học kì 1 môn Toán 11.

I. Kiến thức trọng tâm thi học kì 1 Hóa 11

1. Sự điện li

– Viết phương trình điện li.

– Khái niệm axit, bazơ, lưỡng tính, muối và sự thủy phân của muối. Lấy ví dụ và giải thích .

– Giải các bài tập về pH.

– Viết phương trình ion rút gọn và giải các bài tập liên quan.

2. Nhóm nitơ và nhóm cacbon

– Các phương trình phản ứng nêu tính chất, cách điều chế và mối quan hệ giữa các đơn chất, hợp chất quan trọng của nitơ, phopho, cacbon, silic.

– Các dạng bài tập trong SGK, sách bài tập và đề thi THPT Quốc Gia.

II. Cấu trúc đề kiểm tra học kì 1 Hóa 11

1, Trắc nghiệm: 7 điểm gồm 21 câu (kiến thức cơ bản trong các chương: sự điện li, nhóm nitơ – cacbon, đại cương hữu cơ)

2, Tự luận: 3 điểm gồm 2 câu (sơ đồ phản ứng và bài tập tổng hợp về HNO3 và bài toán về cacbon)

III. Bài tập thi học kì 1 lớp 11 môn Hóa

1. Phần trắc nghiệm

Câu 1: Dẫn từ từ V lít khí NH3 (đktc,) vào lượng dư dung dịch AlCl3 đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 3,9g kết tủa. Giá trị của V?

A.2,8 lít
B.2,24 lít
C.3,36 lít
D.1,792 lít

Câu 2: Số oxi hóa của Nitơ trong các chất: NO, NO2, HNO3, NH3 là:

A.+2,+4,+5,-3
B.+1,+2,+5,-3
C.+1,+4,+5,-3
D.+2,+4,+5,+3

Câu 3: Cho hai dung dịch: Dung dịch A chứa H2SO4 0,1M và HCl 0,2M và dung dịch B chứa NaOH 0,2M và KOH 0,3M. Trộn 100ml dung dịch A với V ml dung dịch B thu được dung dịch C có pH=7. Tính giá trị V

A.60ml
B.120ml
C.100ml
D.80ml

Câu 4: Dãy nào sau đây chỉ gồm các chất điện li mạnh

A.HNO2, Cu(NO3)2, H3PO4
B.KCl, CH3COONa, HF
C.H2SO4, KNO3, NaHCO3
D.HNO3, CuSO4, H2S

Xem thêm:  Bộ đề thi học kì 1 lớp 11 năm 2022 - 2023

Câu 5: Cho dãy các chất: NaOH, Sn(OH)2, Pb(OH)2, Al(OH)3, Cr(OH)3. Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là:

A.1
B.2
C.4
D.3

Câu 6: Dung dịch có pH > 7, tác dụng với dung dịch K2SO4 tạo kết tủa

A.BaCl
B. NaOH
C.Ba(OH)2
D.H2SO4

Câu 7: Phương trình ion rút gọn: Ba2+ + SO42- BaSO4 biểu diễn bản chất của phản ứng

A.Ba(OH)2+2HNO3 Ba(NO3)2+2H2O
B.Ba(OH)2+H2SO4 BaSO4+2H2O
C.Ba(OH)2+CuSO4 BaSO4+Cu(OH)2
D.Ba(OH)2+Na2SO4 BaSO4+2NaOH

Câu 8: Để nhận ra khí amoniac ta dùng….., hiện tượng……

A.Giấy quỳ tím ẩm, chuyển sang màu đỏ
B.Giấy quỳ tím, chuyển sang màu đỏ
C.Giấy quỳ tím, chuyển sang màu xanh
D.Giấy quỳ tím ẩm, chuyển sang màu xanh

Câu 9: Cho dung dịch Ba(OH)2 0,0005M, pH của dung dịch có giá trị là

A.12
B.11,7
C.3,3
D. 10,7

Câu 10: Phương trình điện li nào đúng?

A.AlCl3 Al3+ + 3Cl2-
B.CaCl2 Ca2+ + 2Cl
C.Al2(SO4)3 2Al3+ + 3SO42-
D.Ca(OH)2 Ca2+ + 2OH

Câu 11: Hòa tan hết 4,59g Al bằng dung dịch HNO3 dư thu được hỗn hợp khí NO và N2O có tỉ khối hơi đối với H2 bằng 16,75 (không còn sp khử nào khác). Thể tích NO và N2O (dktc) thu được lần lượt là

A. 2,24 lít và 6,72 lít
B. 2,016 lít và 0,672 lít
C. 0,672 lít và 2,016 lít
D. 1,972 lít và 0,448 lít

Câu 12: Cho các nhận xét sau:

(a) Nitơ là chất khí, màu trắng, tan ít trong nước

b) Nitơ chiếm khoảng 80% thể tích không khí

(c) Nitơ lỏng dùng để bảo quản máu

(d) Amoniac là chất khí không màu, mùi khai

(e) Dung dịch amoniac có môi trường bazơ yếu

(f) Amoniac tính oxi hóa và tính khử.

Số nhận xét đúng là

A.5
B.3
C.4
D.6

Câu 13: Cho 1,35g hỗn hợp Cu, Mg, Al tác dụng với dung dịch HNO3 thu được 1,12 lít (dktc) hỗn hợp khí NO và NO2 có tỉ khối so với H2 bằng 20. Tổng khối lượng muối nitrat sinh ra là

A. 66,75g
B. 33,35g
C. 6,775g
D. 3,335g

Câu 14: Tính chất hóa học của N2 là:

A.Lưỡng tính
B.Tính khử và tính bazơ yếu
C.Tính oxi hóa và tính axit
D.Tính khử và tính oxi hóa

Câu 15: Các tính chất hóa học của HNO3 là:

A. Tính axit mạnh, tính oxi hóa mạnh và tính khử mạnh
B. Tính axit mạnh, tính oxi hóa mạnh và bị phân hủy
C. Tính oxi hóa mạnh, tính axit mạnh và tính bazơ mạnh
D. Tính oxi hóa mạnh, tính axit yếu và bị phân hủy

Câu 16: Chất nào sau đây không phân li thành ion khi tan trong nước

A. HNO3
B.Ca(OH)2
C.C2H5OH
D.MgCl2

Câu 17: Dung dịch A chứa 0,2 mol SO42-; 0,3 mol Cl; 0,1 mol Mg2+ và x mol K+. Cô cạn dung dịch thu được khối lượng muối khan là:

A. 36,15g
B. 57,15g
C.32,25g
D.51,75g

Xem thêm:  Cách nhận biết các chất hóa học lớp 11

Câu 19: Trong phản ứng tổng hợp ammoniac: N2(k) + 3H2(k) 2NH3(k); H < 0

Để tăng hiệu suất phản ứng tổng hợp phải

A. Tăng nhiệt độ và áp suất
B. Giảm nhiệt độ và áp suất
C. Tăng nhiệt độ và giảm áp suất
D. Giảm nhiệt độ vừa phải và tăng áp suất

Câu 20: Cho phản ứng hóa học NaOH + HCl → NaCl + H2O. Phản ứng hóa học nào sau đây có cùng phương trình ion rút gọn với phản ứng trên?

A. 2KOH + FeCl2→ Fe(OH)2+ 2KCl
B. NaOH + NaHCO3 → Na2CO3 + H2O
C. NaOH + NH4Cl → NaCl + NH3 + H2O
D. KOH + HNO3 → KNO3 + H2O

Câu 21:Dãy gồm các ion có thể cùng tồn tại trong một dung dịch là:

A. NH4+, NO3, HCO3, OH
B. K+, H+, SO42-, OH
C. Na+, NH4+, H+,CO32-
D. Ca2+, Fe2+, NO3, Cl

Câu 22. Cho các dung dịch sau: (1) dung dịch NaOH, (2) dung dịch HCl, (3) dung dịch NaCl, (4) dung dịch NaNO3, (5) dung dịch CH3COOH. Có bao nhiêu dung dịch có pH >7?

A. 1.
B.2.
C.3.
D. 4.

Câu 23: Tính chất vật lý nào sau đây không phù hợp với N2 ở điều kiện thường?

A. Chất khí.
B. Nhẹ hơn không khí.
C. Tan nhiều trongnước.
D. Không màu.

Câu 24. Thành phần chính của supephotphat kép là

A. Ca(H2PO4)2.
B. Ca(H2PO4)2;CaSO4.
C. Ca3(PO4)2.
D. CaHPO4.

Câu 25: Công thứ c phân tử của amoniac là

A. HNO3.
B.CH4.
C.NH4Cl.
D. NH3.

Câu 26. Nguyê n tử nitơ (7N) có cấu hình electron là

A. 1s22s22p2.
B.1s22s22p3.
C.1s22s22p4.
D. 1s22s22p5.

Câu 27. Ở điều kiện thường N2 khá trơ về mặt hóa học là do

A. có liên kết ba trongphântử.
B. có số oxi hóa bằng 0.
C. có 5 electron ở lớpngoàicùng.
D. N2 là chất khí.

Câu 28. Nhúng giấy quỳ tím vào bình đựng dd NH3, giấy quỳ tím sẽ chuyển sang màu

A. xanh.
B.đỏ.
C. vàng.
D. hồng.

Câu 29: Khi nhiệ t phân muối AgNO3 thu được sản phẩm gồm:

A. Ag;NO;O2.
B. Ag2O; NO; O2.
C. Ag2O; NO2; O2.
D. Ag; NO2; O2.

Câu 30: Cho phả n ứng sau: 3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O. Trong phản ứng trên, HNO3 đóng vai trò là

A. chất khử vàmôitrường.
B. chất oxi hóa.
C. axit.
D. chất oxi hóa và môitrường.

Câu 32. Thành phần chính của thủy tinh lỏng gồm

A. Na2SiO3vàK2SiO3.
B. Na2SiO3.KOH.
C. Na2CO3vàSiO2.
D. K2CO3 và SiO2.

Câu 33. Dẫn khí CO đi qua CuO nung nóng thu được sản phẩm gồm

A. Cu vàCO2.
B. Cu và C.
C. Cu2O và
C. D. Cu và CO.

Câu 34. Cho phản ứng sau: 2NaOH + Si + H2O → Na2SiO3 + 2H2. Trong phản ứng trên

A. Si đóng vai trò chất khử
B. Si đóng vai trò chất oxi hóa.
C. Si là một axit
D. Vừa là chất oxi hóa vừa là chất khử.

Xem thêm:  Bài tập lập công thức phân tử hợp chất hữu cơ

Câu 35: Hấp thụ hết 2,24 lít CO2 (đktc) vào 300ml dung dịch NaOH nồng độ 0,5M thu được dung dịch X. Thành phần chất tan trong dung dịch X là

A. NaHCO3.
B. Na2CO3.
C. Na2CO3và NaHCO3.
D. NaOH và Na2CO3.

Câu 36. Hòa tan hoàn toàn m (g) hỗn hợp X gồm CaCO3 và KHCO3 trong dung dịch HCl dư thu được 2,24 lít (ở đktc) khí CO2. Giá trị m là

A. 10 .
B.20.
C.8.
D. 12.

Câu 37. Khử 23,2 gam hỗn hợp các oxit sắt bằng khí CO, thu được 20 gam hỗn hợp rắn. Thể tích khí CO (ở đktc) đã phản ứng là

A. 4,48lít.
B. 2,24 lít.
C. 6,72 lít.
D. 8,96 lít.

Câu 38, Hợp chất nào sau đây là hợp chất hữu cơ?

A. CaCO3.
B.CH4.
C. CO.
D. CO2.

Câu 39: Tron g hợp chất hữu cơ cacbon luôn có hóa trị

A. I.
B.II.
C.III.
D. IV.

Câu 40. Liên kết chủ yếu trong phân tử hợp chất hữu cơ là

A. liên kết cộnghóatrị.
B. liên kết ion.
C. liên kết cho-nhận.
D. liên kết hidro.

2. Phần tự luận

Câu 2: A là dung dịch HCl 0,1M. B là dung dịch NaOH 0,01M.

Tính pH của dung dịch A,B?

Để trung hòa 500 ml dd A cần V lít dd B. TínhV?

Câu 3: Cho 1,92 gam Cu vào 240 ml dung dịch hỗn hợp HCl 0,5M và KNO3 0,125M, phản ứng xong thu được dung dịch A và V lít khí NO (đktc). Cho m gam Fe vào dung dịch A, sau phản ứng thấy tạo ra 1,28 gam chất rắn. Biết rằng khí NO là sản phẩm khử duy nhất của NO . Tính giá trị V, m.

Câu 4: Cho 3,84 gam Cu vào 200 ml dung dịch chứa KNO3 0,16M + HCl 0,8M thấy thoát ra V lít (đktc) một khí không màu hoá nâu trong không khí. Tính V ?

Câu 5: Cho 12,45 g hh X (có tổng số mol là 0,25 mol) gồm Al và 1 kim loại M có hóa trị II tác dụng với dd HNO3 dư thu được 1,12 lit hh 2 khí gồm N2O và N2 có tỉ khối đối với H2 là 18,8 và dd Y. Cho dd Y tác dụng với dd NaOH dư thu được 0,448 lit khí NH3 (đktc). Xác định kim loại M và khối lượng mỗi kim loại trong hh X.

Câu 6: Cho V lít khí CO2 (đktc)vào dd chứa 0,2mol Ca(OH)2 thu được 10g kết tủa. Tìm V

Câu 7: Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít khí CO2 (ở đktc) vào 500 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,2M, sinh ra m gam kết tủa. Giá trị của m là

Câu 8: Sục a mol khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 thu được 3 gam kết tủa. Đung nóng dung dịch sau phản ứng thấy sinh thêm 2 gam kết tủa nữa. Giá trị của a là

Câu 9: Cho 0,15 mol hỗn hợp NaHCO3 và MgCO3 tác dụng với dung dịch HCl dư. Khí thoát ra được dẫn vào 100ml dung dịch Ca(OH)2 1M thu được b gam kết tủa. Giá trị của b là bao nhiêu?

Câu 10: Nhỏ từ từ 100ml dung dịch Na2CO3 3M và NaHCO3 2M vào 200ml dung dịch HCl 3,5M, sau phản ứng thu được V lít khí CO2 (đktc). Tìm V .

[ad_2]

Đăng bởi: THPT An Giang

Chuyên mục: Học Tập

Viết một bình luận